B : FSH. C : ACTH. D : GH.
2. Hooc môn TSH do tuyến yên tiết ra có tác dụng : A : Kích thích hoạt động của tuyến sinh dục nữ. B : Kích thích tuyến tụy.
C : Điều khiển /. DẶN DÒ
- Học bài theo nội dung SGK.
- Tìm thêm các ví dụ minh họa cho kiến thức mục 1 và mục 2. - Hoàn thành bảng 60 SGK trang 189.
Chương XI :
Cơ Quan Sinh Dục Nam
I/. MỤC TIÊU : 1/. Kiến thức :
Chỉ và kể tên được các bộ phận của cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sản sinh đến khi ra ngoài cơ thể.
Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó. Nêu được đặc điểm cấu tạo của tinh trùng.
2/. Kỹ năng :
Tiếp tục rèn kỹ năng quan sát tranh hình, nhận biết kiến thức. 3/. Thái độ :
Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể.
II/. PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp quan sát, nhận xét. Phương pháp nêu vấn đề. Hoạt động hợp tác trong nhóm.
III/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : + Tranh vẽ các hình H60.1 và 60.2
+ Bảng phụ (bảng 60 SGK).
Học sinh : + Xem trước bài 60 – Xem lại bài tuyến sinh dục. + Kẻ sẵn bảng 60 vào vở bài tập. IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ: + Chức năng của hệ sinh sản là gì ?
+ Tuyến yên có tác dụng gì đối với tinh hoàn (tuyến sinh dục nam).
2.Mở bài : Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng đó là sinh sản, duy trì nòi giống. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào ?
3. Phát triển bài :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nam và chức năng của từng bộ phận.
TG HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung
+ Cho học sinh nghiên + HS quan sát tranh vẽ Cơ quan sinh dục nam gồm: Tuần 32-Tiết 63
Ngày soạn : .../...
cứu kĩ tranh H60.1 và các chú thích kèm theo.
* Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào ? * Chức năng của từng bộ phận là gì ? + Cho HS hoàn thành bài tập điền từ vào chỗ trống. + Chỉ định 1 HS báo cáo kết quả đã hoàn thành.
+ Nhận xét và hoàn chỉnh thông tin sau khi đưa ra đáp án đúng: 1- Tinh hoàn 2- Mào tinh 3- Bìu 4- Ống dẫn tinh 5- Túi tinh + Chỉ định một HS khác đọc lại thông tin trước toàn lớp.
+ Yêu cầu HS nêu các bộ phận của cơ quan sinh dục và chức năng cơ bản của các bộ phận đó
H60.1 xác định vị trí các bộ phận của cơ quan sinh dục nam.
* HS chỉ trên tranh vẽ: cơ quan sinh dục nam gồm 1 đôi tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật. * HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời: tinh hoàn là nơi sinh tinh trùng theo ống dẫn tinh về trữ ở túi tinh và được phóng ra ngoài qua ống đái.
+ HS hoàn thành BT mục I SGK trang 187.
+ Một HS báo cáo kết quả, các học sinh khác bổ sung
+ Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng.
+ Túi tinh: là nơi chứa tinh trùng.
+ Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng tới túi tinh.
+ Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài qua ống đái.
+ Tuyến hành, tuyến tiền liệt: tiết dịch nhờn hòa với tinh trùng thành tinh dịch.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự sản sinh tinh trùng và đặc điểm sống của tinh trùng. + Cho HS nghiên cứu
thông tin mục II và quan sát tranh vẽ
+ HS nghiên cứu thông tin và quan sát tranh vẽ ⇒
nắm kiến thức.
+ Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng. Sự sản sinh tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy
H60.2 SGK.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm dựa theo các câu hỏi sau:
1/ Tinh trùng được sản sinh ở đâu ? Khi nào ? Như thế nào ?
2/ Tinh trùng có đặc điểm về hình thái cấu tạo và hoạt động sống như thế nào ?
+ Cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
* Tinh trùng được sản sinh ra ở đâu? Bắt đầu từ khi nào ?
* Tinh trùng được sản sinh ra như thế nào ?
* Nêu đặc điểm hình thái cấu tạo của tinh trùng ?
* Hoạt động sống của tinh trùng như thế nào ?
+ Nhận xét và hoàn chỉnh nội dung trả lời của học sinh
+ Các nhóm thảo luận →
thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
+ Mỗi nhóm cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác phát biểu bổ sung:
* Tinh hoàn là nơi sinh tinh trùng, sự sinh sản tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì.
* Tinh trùng được sản sinh trong ống sinh tinh từ các tế bào gốc qua sự phân chia để hình thành tinh trùng.
* Tinh trùng là những tế bào rất nhỏ, dài 0,06mm gồm: đầu, cổ và đuôi dài. Đầu chứa nhân, nhờ sự chuyển động của đuôi mà tinh trùng di chuyển được với tốc độ 3-4mm/phút trong âm đạo, tử cung vào ống dẫn trứng.
* Từ tuổi dậy thì sự sản sinh tinh trùng diễn ra liên tục. Tinh trùng nhỏ, vận chuyển nhanh, khả năng sống lâu hơn trứng (sống được khoảng 3-4 ngày trong cơ quan sinh dục nữ).
thì.
+ Tinh trùng nhỏ gồm một đầu chứa nhân, cổ và đuôi dài.
+ Có 2 loại tinh trùng: X và Y.
+ Tinh trùng vận
chuyển nhanh, khả năng sống lâu hơn trứng (khoảng 3-4 ngày trong môi trường thuận lợi).
/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ :
1. Hoàn thành bảng 60 SGK trang 189. 1c, 2g, 3i, ah, 5e, 6a, 7b, 8d
2. Bao da bao bọc tinh hoàn được gọi là: A : Mào tinh hoàn.
B : Tinh trùng. *C : Bìu.
D : Nang tinh hoàn. 3. Tinh trùng vận chuyển nhờ :
A : Cơ.
B : Chân giả. *C : Đuôi.
D : Co dãn cơ thể.
DẶN DÒ : - Học bài theo nội dung SGK. - Đọc mục “Em có biết”.
- Hoàn thành bảng 61 SGK trang 192.
I/. MỤC TIÊU : 1/. Kiến thức :
Chỉ và kể tên được các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ. Nêu được đặc điểm cấu tạo của trứng.
2/. Kỹ năng :
Tiếp tục rèn kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức. 3/. Thái độ :
Giáo dục ý thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể.
II/. PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp quan sát, nhận xét. Phương pháp nêu vấn đề. Hoạt động hợp tác trong nhóm.
III/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : + Tranh vẽ các hình H61.1 và H61.2 SGK Tuần 32-Tiết 64
Ngày soạn : .../...