1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa.
a. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương côngnghiệp hoa thời kỳ 1960-1986: nghiệp hoa thời kỳ 1960-1986:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985 như sau:
- Một là, sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế…Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công
nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế.
- Hai là, sai lầm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng
và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- Ba là, sai lầm trong việc xác định lĩnh vực cần tập trung ưu tiên. Không thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đại hội Đảng V, nông nghiệp vẫn chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
b. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoa từ Đại hội VI đến Đại hội X
- Đại hội Đảng VI( tháng 12/1986) và quan điểm về công nghiệp hóa: Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là chuyển trọng tâm từ phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm;
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của
thời kỳ quá độ. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là điểm khởi đầu hết sức quan trọng cho quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa ở Việt Nam.
- Tiếp theo, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) tiếp tục có những nhận thức mới, ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa.
+ Đại hội đã xác định rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, và trên thực tế đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách đã tăng lên.
+ Đại hội đề cập đến lĩnh vực dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước.
Thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Đại hội VII, nền kinh tế đã có những bước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều năm trước.
- Hội nghị TW7 khóa VII(tháng 1/1994) đưa ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: ‘’Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao’’. Như vậy, trong định nghĩa về CNH của Đảng ta đã có những điểm mới như sau:
+ Phạm vi CNH không chỉ ở lĩnh vực sản xuất mà mở rộng sang các lĩnh vực khác rất quan trọng của nền kinh tế như dịch vụ và quản lý .
+ CNH phải gắn với HDH. Quá trình CNH, HDH không nhất thiết phải trải qua tuần tự các bước cơ giới hóa, tự dộng hóa, tin học hóa như các nước khác đã trải qua mà chúng ta có thể đi tắt , đón đầu , bỏ qua một số bước trung gian để đi vào khâu hiện đại nhất. Là người đi sau nên ta có thể học tập kinh nghiệm của người đi trước và xu thế toàn cầu hóa có thể giúp ta rút ngắn quá trình CNH để bước vào giai đoạn HDH.