Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 32)

I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM

b. Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng.

- Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn, mà

đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.

-Khi cao trào phát triển mạnh, địch thì ra sức khủng bố, đàn áp hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đầy. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địa phương lần lượt bị phá vỡ. Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương bị bắt. Lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Phong trào quần chúng dần dần lắng xuống.

- Trước những khó khăn, tổn thất của phong trào cách mạng Đông Dương, QTCS đã cử đồng chí Lê Hồng Phong lúc này đang học tập, hoạt động tại Liên Xô trở về phương Đông để khôi phục lại phong trào cách mạng. Tháng 4/1932, đồng chí Lê Hồng Phong về đến Nam Ninh - Trung Quốc. Và cũng theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt ở trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung

ương của Đảng. Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Chương trình hành động của Đảng khẳng định:’’kinh nghiệm 2 năm đấu tranh trong cao trào cách mạng 1930-1931 dạy ta rằng con đường giải phóng độc nhất chỉ là con

đường võ trang đấu tranh của quần chúng’’30. Để chuẩn bị cho cuộc võ trang bạo động sau này, Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực

hàng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn.

Để khôi phục phong trào, Đảng chủ trương tổ chức các hội công khai như : Hội cấy, hội cày, hội đá bóng, hội đọc sách báo - những hiệp hội mà cái tên của nó hoàn toàn không mang màu sắc chính trị nhưng qua những tổ chức hợp pháp này, quần chúng được tập hợp và phong trào dần nhen nhóm trở lại.

- Được sự chỉ đạo của QTCS, tháng 3/1934, Ban lãnh đạo hải ngoại ( hay còn gọi là

Ban chỉ huy ở ngoài) của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do đồng chí Lê Hồng

Phong đứng đầu, hoạt động như một Ban chấp hành trung ương lâm thời …Đến cuối năm 1934, hệ thống tổ chức Đảng đã được phục hồi. Các xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ được tái lập; Xứ ủy Lào được thành lập vào tháng 9/1934. Ban lãnh đạo hải ngoại đã liên lạc được và chỉ đạo được các xứ ủy. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo hảỉ ngoại quyết định triệu tập Đại hội Đảng lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc).

+ Nội dung đại hội: Đại hội khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng; đề ra ba nhiệm vụ trước mắt, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là củng cố, phát triển Đảng; bầu ra BCH TW Đảng do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư.

+ Ý nghĩa của Đại hội:

Thứ nhất: Đại hội đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức Đảng. Thứ hai: Đại hội thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng. Trong điều kiện bị khủng bố ác liệt nhưng Đảng vẫn giữ vững ý chí kiên cường.

+ Hạn chế của Đại hội: Bên cạnh ý nghĩa lịch sử trên thì Đại hội Đảng I vẫn còn những hạn chế sau:

Thứ nhất: Đại hội chưa tổng kết được những kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh của Đảng từ khi thành lập, đặc biệt chưa rút ra được bài học sau cao trào cách mạng 1930-1931.

Thứ hai: Đại hội không nhạy cảm với thời cuộc nên ’’chính sách của Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ’’ 31

Thứ ba: Đại hội chưa khắc phục được tư tưởng ‘’tả khuynh’’, vẫn đứng trên lập trường của ‘’Luận cương’’để phê phán ‘’ Chính cương’’.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w