II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚ
a. Thành tựu và ý nghĩa:
* Thành tựu: Hơn 20 năm thực hiện đường lối quan hệ đối ngoại rộng mở, hội nhập
kinh tế quốc tế, ngoại giao nước ta đã đạt được những thành tựu sau đây:
- Một là: phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch để tạo dựng môi trường
quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đạt được điều đó, trước hết,
ngoại giao Việt Nam phải giải quyết được vấn đề Campuchia. Từ năm 1979, Mỹ, ASEAN và nhiều nước khác đặt việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia là điều kiện tiên quyết để chấm dứt bao vây, cấm vận. Vì vậy, từ năm 1987 Bộ Chính trị đã thông qua nghị quyết số 2 nhằm
xem xét lại chính sách an ninh quốc gia, thay đổi cách giúp để nhân dân Campuchia nhanh chóng tự gánh vác lấy trách nhiệm của họ và sau đó Việt Nam sẽ rút hết quân đội của mình về nước. Nghị quyết Trung Ương lần thứ 13 năm 1988 khẳng định lại quyết tâm đó. Thực hiện đúng cam kết, ngày 26/9/1989 Việt Nam đã rút toàn bộ quân tình nguyện khỏi lãnh thổ Campuchia. Ngày 23/11/1991, sau nhiều nỗ lực của các bên, Hiệp định Pari về một giải
pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký kết. Hiệp định đã mở ra tiền đề để Việt
Nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế; chấm dứt tình trạng bị bao vây, cấm vận.
- Hai là: Việt Nam đã bình thường hóa được quan hệ với các nước lớn mà trước đó có
xung đột như Trung Quôc, Hoa Kỳ và bắt đầu tham gia quá trình hội nhập quốc tế.
+ Ngày 5/11/1991, Việt Nam và Trung Quốc ký tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước
+ Ngày 11/7/1995 Việt Nam và Hoa Kỳ ký tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước
+ Ngày 28/7/1995, Việt Nam ra nhập ASEAN. Sự kiện này đánh dấu sự hội nhập của nước ta với khu vực Đông Nam Á.
- Ba là: đã giải quyết một cách hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với
các nước liên quan.
+ Đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở vùng biển chồng lấn giữa hai nước.
+ Thu hẹp diện tranh chấp vùng biển với các nước ASEAN.
+ Ký với Trung Quốc ‘’Hiệp ước về phân định biên giới trên bộ, Hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về hợp tác nghề cá’’.
- Bốn là: Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Tất cả các nước lớn đều coi trọng vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á.
+ Ngày 17/7/1995, Việt Nam ký Hiệp định khung với liên minh châu Âu(EU)
+ Ký thỏa thuận với Trung Quốc hiệp định quan hệ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999).
+ Thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc (5- 2008).
+ Ký hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (13/7/2001). + Ký Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược với Nga (2001).
+ Tổng cộng, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới.
+ Tháng 10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 với 183/190 số phiếu ủng hộ.
- Năm là: tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế quốc tế.
+ Năm 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB);
+ Tháng 7/1995, Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
+ Tháng 3/1996, tham gia diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập.
+ Tháng 11/1998, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
+ Ngày 11/1/2007, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này đã tạo ra hành lang pháp lý cho Việt Nam hội nhập thế giới, khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Sáu là: thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ
và kỹ năng quản lý.
+ Đã tạo dựng được quan hệ kinh tế thương mại với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 74 nước áp dụng quy chế tối huệ quốc; thiết lập và ký kết hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước và vùng lãnh thổ.
+ Đã thu hút được khối lượng lớn đầu tư nước ngoài. Năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt 20,3 tỉ USD; năm 2008 đạt khoảng 65 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 1986 chỉ đạt 789 triệu USD thì năm 2007 đạt 48 tỷ USD, năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD.
+ Việt Nam đã bước đầu tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại.
- Bảy là: Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi
trường cạnh tranh. Tư duy làm ăn mới, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và đội
ngũ các nhà doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo có kiến thức quản lý đang hình thành.
* Ý nghĩa: Những thành tựu đối ngoại trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát
triển và vị thế đất nước.
- Những thành tựu ngoại giao trên đã chứng tỏ sự đúng đắn của Đảng khi đổi mới tư
luôn là vấn đề không dễ dàng nhưng chỉ trên cơ sở nhận thức mới đó thì đường lối đổi mới mới được hình thành.
- Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, ta đã tranh thủ được các nguồn lực bên
ngoài kết hợp với các ngồn lực trong nước hình thành lên sức mạnh tổng hợp góp phần đưa
đến những thành tựu kinh tế to lớn.
- Góp phần giữ vững và củng cố đất nước về mọi phương diện, tạo ra thế và lực mới cho đất nước đi lên.
- Góp phần nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên trường quốc tế.