Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lố

Một phần của tài liệu Bài giảng môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 58)

II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954-1975)

b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lố

* Quá trình hình thành và nội dung đường lối: Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta

sau tháng 7/1954 là phải vạch ra được đường lối đúng đắn vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại.

- Tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính

sách mới của Đảng. Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt cho cách mạng hai

miền là:

+ Cách mạng miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh.

+ Cách mạng miền Nam: chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị đòi thi hành hiệp định Giơnevơ.

- Tháng 12/1957, Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong

giai đoạn mới.

- Trong hoàn cảnh đế quốc Mỹ và tay sai ra sức chống phá hiệp định và tàn sát lực lượng kháng chiến, từ thực tiễn đau thương của cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Duẩn- bí thứ xứ ủy Nam Bộ đã viết ra bản dự thảo ‘’Đường lối cách mạng miền Nam’’ vào tháng

8/1956. Bản đường lối này đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tháng 12/1956. ‘’ Đường lối cách mạng miền Nam’’ chỉ rõ: Mỹ Diệm đã phá hoại hiệp định. Chế độ Mỹ Diệm là chế độ độc tài, phát xít. Để chống lại chế độ đó, nhân dân miền Nam chỉ có

một con đường duy nhất là con đường cách mạng. Mục đích trước mắt của cách mạng miền

Nam là phải đánh đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.

‘’Đường lối cách mạng miền Nam’’ là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần vào sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng ta.

- Trên cơ sở ‘’ Đường lối cách mạng miền Nam’’, tháng 1/1959, hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã họp bàn về cách mạng miền Nam và ra nghị quyết về cách mạng miền Nam với những nội dung như sau:

+ Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: Trung ương Đảng nhận định: “Hiện nay cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam’’.

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

+ Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam: Đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài

Ngô Đình Diệm, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc.

+ Về phương pháp cách mạng: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Dùng bạo lực cách mạng để

đánh đổ bạo lực phản cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu

tranh vũ trang lâu dài để giành thắng lợi cuối cùng.

+Về vấn đề mặt trận: Hội nghị chủ trương cần phải thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền Nam để tập hợp lực lượng chống đế quốc và tay sai.

+ Về công tác xây dựng Đảng ở miền Nam: Hội nghị chỉ rõ: sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng miền Nam. Vì vậy,

phải xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh để đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam.

Đường lối của hội nghị TW lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đường lối đã xoay chuyển cục diện cách mạng miền Nam theo chiều hướng tích cực, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. Đường lối thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong thời điểm khó khăn của đất nước. Đường lối đó tiếp tục được hoàn chỉnh tại Đại hội III của Đảng.

- Tháng 9/1960, Đại hội III của Đảng thông qua đường lối chiến lược cách mạng Việt

Nam trong giai đoạn mới. Đó là đường lối tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2

miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc. Hai là, tiến hành cách mạng DTDCND ở miền Nam để giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay

sai, thực hiện thống nhất nước nhà.

+ Mục tiêu chiến lược và đặc điểm của đường lối: 2 miền có 2 nhiệm vụ chiến lược

khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm thời bị chia cắt. Tuy 2 miền thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng đều phục vụ một mục đích chung là giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân

ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là thống nhất đất nước và đều do một Đảng lãnh đạo.

+ Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền: Do cùng phục vụ cho mục đích chung và

đều do một Đảng lãnh đạo nên giữa 2 nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.

+ Vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền: Cách

mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

+ Triển vọng của cách mạng: cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta là

cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp, lâu dài nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về ta, Nam Bắc sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên CNXH.

* Ý nghĩa của đường lối:

- Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với Miền Bắc vừa phù hợp với Miền Nam, vừa

mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền

Nam, thống nhất đất nước.

- Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết

những vấn đề không có tiền lệ lịch sử. Có thể nói, đường lối đó là lời giải duy nhất đúng cho

bài toán hóc búa của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

- Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở Miền Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w