II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚ
c. Các bài học kinh nghiệm: Qua việc nhìn lại những thành tựu và hạn chế của công
tác đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, ta có thể rút ra một số bài học như sau:
- Bài học thứ nhất: luôn phải đổi mới tư duy cho kịp với sự phát triển của thời đại,
phải nhận thức được những biến đổi nhanh chóng của thế giới. Việc đổi mới tư duy phải
thường xuyên trong thời đại tin học và kinh tế tri thức.
- Bài học thứ hai: Trong thời đại mà hòa bình và hợp tác là dòng chảy chính của lịch sử thì đường lối ngoại giao đối thoại phải thay cho đối đầu. Tư duy mới đó sẽ dẫn đến việc xác định bạn, thù không trên cơ sở ý thức hệ như trước. Ngày nay, mỗi dân tộc có quyền lựa
chọn con đường phát triển của riêng mình. Điều này phù hợp với các quy tắc ứng xử quốc tế. Tư duy đó còn mang lại cách giải quyết những mâu thuẫn quốc tế. Trên một thế giới với gần 200 nước và vùng lãnh thổ thì không thể không có mâu thuẫn nhưng phải giải quyết mâu thuẫn chủ yếu bằng con đường thương lượng, không để chiến tranh, xung đột vũ trang xảy ra. Và hợp tác không có nghĩa là không có cạnh tranh nhưng cạnh tranh để dẫn đến tăng cường hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi chứ không phải phá vỡ hợp tác
- Bài học thứ ba: phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và nắm vững những nguyên tắc
độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động đối ngoại. Lợi ích cao nhất của nhân dân ta là độc lập,
thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ mà Hồ Chủ Tịch đã tổng kết là’’ Không có gì quý hơn độc lập, tự do’’ . Chúng ta không bao giờ vì lợi ích trước mắt,cục bộ nào đó để làm tổn hại đến lợi ích lớn nhất đó.
- Bài học thứ tư: Trong khi chủ trương trở thành bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước thì chúng ta vẫn phải ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với các nước láng giềng và có quan
hệ cân bằng với tất cả các nước lớn. Thực tế cho thấy, giữa các nước làng giềng luôn có
những vấn đề tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp về lãnh thổ do những yếu tố lịch sử để lại. Để giải quyết những mâu thuẫn đó đòi hỏi nỗ lực và thiện chí của tất cả các bên liên quan mà điều đầu tiên là phải có chính sách láng giềng thân thiện, hòa hiếu, cùng nhau xây dựng môi trường hòa bình để cùng ổn định phát triển.
Do vị trí địa lý và lịch sử, chúng ta có quan hệ với hầu hết với các nước lớn trên thế giới. Do đó, nếu chúng ta không có chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ thì rất dễ trở thành ‘’ sân chơi’’ để các nước lớn tranh giành ảnh hưởng. Do đó, xuất phát từ lợi ích cao nhất của dân tộc, chúng ta cần thực hiện chính sách ngoại giao cân bằng, tạo thế đan xen lợi ích. Tránh việc ‘’đi ‘’với nước này để làm đối trọng với các nước lớn khác, ‘’đi’’ với nước này để chống nước khác và cần tránh gây thù hằn với bất kỳ nước lớn nào, tránh gợi lại quá khứ bi thương giữa dân tộc ta với một số nước đã từng xâm lược và thống trị nước ta trước đây.
- Bài học thứ năm: Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao và mặt trận
kinh tế đối ngoại. Trước đây trong chiến tranh chúng ta đã tạo được sức mạnh tổng hợp bằng
sự phối hợp giữa 3 mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao thì ngày nay khi ta coi kinh tế là mặt trận hàng đầu thì phải có sự phối hợp ngoại giao và kinh tế, ngoại giao phải phục vụ kinh tế, là cầu nối đưa doanh nghiệp các nước xích lại gần nhau. Các cuộc viếng thăm cấp cao giữa các nước là dịp tốt để đưa doanh nhân đi tìm hiểu thị trường, chào hàng. Do đó, việc đánh giá một cơ quan đại diện ngoại giao có năng lực hay không phần lớn phải xem xét sự đóng góp của cơ quan đó vào công cuộc xây dựng quan hệ kinh tế-thương mại giữa các nước đó.
- Bài học thứ sáu: Phải tuyệt đối trung thành và chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo
đến quan hệ với thế giới, rất dễ ‘’ xảy một ly, đi một dặm’’. Việc chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo của Đảng phải diễn ra hàng ngày, thể hiện trong chế độ thỉnh thị báo cáo và phát ngôn.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về đường lối đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới . Tuy nhiên, tình hình thế giới diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp nên không thể có một đường lối ngoại giao bất biến, an bài. Những nhận thức và chủ trương đã có không thể coi là chân lý cuối cùng, bất di bất dịch. Trái lại, hoạt động ngoại giao phải bám sát những thay đổi không ngừng của cả thế giới để góp phần thúc đẩy Việt Nam hòa nhập một cách chủ động với thế giới, góp phần xây dựng một nước Việt Nam’’ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’ như mục tiêu của cách mạng mà Đảng ta đã đề ra. Và nhận thức của chúng ta về vấn đề này vì vậy cũng phải không ngừng được bổ sung.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam trong thời gian 1975-1986.
2. Đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ 1975-1986 và kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân của nó.
3. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới.
4. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới của Đảng. 5. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân của đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế
quốc tế thời kỳ đổi mới.
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Tìm hiểu quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng, khu vực. 2. Tìm hiểu quan hệ Việt Nam với các nước lớn trên thế giới. 3. Tìm hiểu quan hệ Việt Nam với các nước có bạn bè truyền thống.