Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Bài giảng môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 34)

I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM

a.Hoàn cảnh lịch sử

* Tình hình thế giới:

- Từ đầu thập kỷ 30, trên thế giới đã ra đời chủ nghĩa phát xít : + Chủ nghĩa phát xít ra đời do tác động của các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, mâu thuẫn trong lòng mỗi nước Tư bản và mâu thuẫn giữa các nước Tư bản lâu đời như Anh, Pháp … và các nước Tư bản phát triển sau nhưng phát triển nhanh, mạnh như Đức, Ý, Nhật …về vấn đề thị trường, thuộc địa ngày càng trở nên căng thẳng.

Thứ hai: Do sự phát triển mạnh mẽ của Liên Xô và các phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới.

Thứ ba: Do sự thắng thế của tư tưởng Sô-vanh, hẹp hòi dân tộc ở một số nước. Trong hoàn cảnh đó, ở một số nước như Đức, Tây Ban Nha, Ý, Nhật…giai cấp tư sản không muốn duy trì nền thống trị bằng chế độ dân chủ tư sản đại nghị như cũ mà chuyển sang nền chuyên chính phát xít.

+ Đặc trưng của chủ nghĩa phát xít: Đó là một nền chuyên chính độc tài, tàn bạo. Về đối nội, chúng xóa bỏ mọi quyền tự do dân chủ tư sản cổ truyền, đàn áp mọi lực lượng chính trị đối lập, tăng cường bóc lột nhân dân lao động để chuẩn bị cho chiến tranh. Về đối ngoại, chúng điên cuồng chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường và mưu đồ tiêu diệt Liên Xô cùng phong trào cách mạng vô sản thế giới.

- Các thế lực phát xít thế giới đã liên kết thành khối ‘’Trục’’( Trục Béclin- Tokyo- Rôm). Chúng tuyên bố chống QTCS, tiêu diệt Liên xô và phong trào cách mạng vô sản thế giới.

- Trước tình hình đó, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (25/ 7/1935- 20/8/1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. (Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu). Đại hội đã nhấn mạnh các vấn đề sau đây:

+ Kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít.

+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà là chống chủ

nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình, bảo vệ Liên Xô

+ Về tổ chức: Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, giai cấp công nhân các nước trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, phải thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh.

+ Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, mặt trận dân tộc thống nhất chống đế

quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

Những quan điểm mới của Đại hội VII QTCS đã phù hợp với yêu cầu cấp bách của thời cuộc là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh và tác động mạnh mẽ đến chủ trương, chính sách của các Đảng Cộng sản trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Đông

Dương.

- Sau Đại hội VII QTCS, các Đảng Cộng sản đã ra sức phấn đấu thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít. Đặc biệt, tại Pháp mặt trận Bình dân Pháp được thành lập( bao gồm đảng Cộng sản, Đảng xã hội và Đảng Cấp tiến…) và giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra thành lập chính phủ mới. Chính phủ này đã thông qua một số

chính sách tiến bộ đối với các nước thuộc địa như: thả tù chính trị phạm, nới rộng một số

quyền dân sinh dân chủ…. Sự kiện chính trị trên ở Pháp có tác động trực tiếp đến tình hình Đông Dương.

* Tình hình trong nước:

- Đảng Cộng sản Đông Dương đã phục hồi và bước vào thời kỳ cách mạng mới.

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động xấu đến đời sống của tất cả các giai tầng trong xã hội. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét và khủng bố nhân dân. Vì vậy, mọi giai tầng trong xã hội lúc này đều mong muốn cuộc sống được cải thiện, dân chủ được thực hiện. Đây là cơ sở để Đảng ta

phát động cao trào cách mạng đòi các quyền dân sinh, dân chủ.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 34)