II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚ
57 Đảng CSVN:Văn kiện Đại hội ĐẢng IX, H, 2001, tr 25-26.
+ Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về thách thức:
+ Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia… gây tác động bất lợi với nước ta.
+ Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
+ Những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế - tài chính.
+ Lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta.
Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, có thể chuyển hóa lẫn nhau.
* Mục tiêu,nhiệm vụ của đối ngoại:
- Mục tiêu của đối ngoại: Việc xác định chuẩn xác mục tiêu của công tác đối ngoại hết sức quan trọng. Đối với nước nào cũng vậy, hoạt động đối ngoại không theo đuổi mục đích tự thân mà là sự nối tiếp của chính sách đối nội, phục vụ 3 yêu cầu gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau là ‘’an ninh’’, ‘’phát triển’’ và ‘’vị thế quốc tế’’ của đất nước. Đối với nước ta sau năm 1975, mục tiêu của đường lối đối ngoại luôn được xác định là phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nói một cách khác, mục tiêu của đường lối đối ngoại giai đoạn 1975-1986 bao gồm 2 vế: nghĩa vụ dân tộc
và nghĩa vụ quốc tế. Từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã có sự đổi mới khi xác định mục tiêu
của đối ngoại: đó là việc nhấn mạnh lợi ích dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. - Nhiệm vụ của đối ngoại: Để phục vụ cho mục tiêu trên, đối ngoại phải thực hiện 3 nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế thế giới để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
+ Phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
* Tư tưởng chỉ đạo:
hóa các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới; đưa các mối quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu.
- Trong quan hệ đối ngoại phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm sau:
+ Thứ nhất: Đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Lợi ích dân tộc chân chính của Việt Nam là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực
hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam
+ Thứ hai: Quán triệt nguyên tắc’’ giải quyết bất đồng thông qua thương lượng hòa
bình’’. Điều đó có nghĩa là trong quan hệ quốc tế luôn có 2 mặt hợp tác và đấu tranh nhưng
đấu tranh làm sao để vẫn không phá vỡ sự hợp tác; khi giải quyết mâu thuẫn phải lấy lợi ích toàn cục của dân tộc làm thước đo.
+ Thứ ba: Thực hiện nguyên tắc giữ vững độc lập, thống nhất và CNXH nhưng phải
rất sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược ngoại giao để trong bất kỳ tình huống nào
cũng không bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc. Nguyên tắc này là sự kế thừa và phát triển phương châm ngoại giao của Hồ Chủ Tịch’’dĩ bất biến, ứng vạn biến’’.
+ Thứ tư: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước
đối với các hoạt động ngoại giao.
* Một số phương hướng ngoại giao chủ yếu: Để cụ thể hóa đường lối đó Đảng ta đã xác định những phương hướng ngoại giao chủ yếu như sau với thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới:
- Thứ nhất: Xây dựng và củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trên cả 3 tầng nấc theo thứ tự ưu tiên: các nước có chung đường biên giới, các nước trong khối ASEAN và các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương với quan điểm’’mua láng giềng gần’’. Mục đích của quan điểm đó là để tạo dựng môi trường quốc tế hữu hảo liên quan trực tiếp
tới sự ổn định của đất nước, để ’’biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường’’.
- Thứ hai: Coi trọng quan hệ với các nước lớn và các trung tâm lớn như Mỹ, Trung
Quốc, Nga, EU, Nhật Bản...Mặc dù chúng ta luôn phấn đấu cho sự bình đẳng giữa các quốc
gia nhưng không thể phủ nhận vai trò của các nước lớn, các trung tâm lớn đối với sự phát triển của thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Vì vậy, ta không thể không dành mối quan tâm thỏa đáng tới việc xây dựng quan hệ với họ.
- Thứ ba: Tiếp tục mở rộng quan hệ với các bạn bè truyền thống đã từng sát cánh với Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh như Trung Quốc, Nga, CuBa...
- Thứ tư: Củng cố quan hệ với các đảng cầm quyền, các Đảng Cộng sản cánh tả. - Thứ năm: Mở rộng và phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm’’chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả’’
- Thứ sáu: Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người, sẵn sàng đối thoại với các tổ chức quốc tế về vấn đề nhân quyền. Đồng thời kiên quyết làm thất bại âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam.
- Thứ bảy: Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
b. Một số chủ trương, chính sách lớn để mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinhtế quốc tế. tế quốc tế.
Các văn kiện của Đảng về chính sách đối ngoại, đặc biệt là nghị quyết của hội nghị Trung ương 4 khóa X (4-2007) đã nêu ra một số chủ trương chính sách lớn về vấn đề hội nhập kinh tế thế giới như sau:
- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp.
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước để tạo điều kiện tốt cho sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập. - Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, y tế; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; có các biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có hại cho môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập.
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.
3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và bài học kinh nghiệm: