Thi đua giết giặc trong chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1965 – 1972)

Một phần của tài liệu Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) (Trang 65)

(1965 – 1972)

Ngày 5/9/1965, Đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom đánh phá Bắc Thái. Cũng từ đó, nhân dân Bắc Thái bắt vào bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Bắc Thái chiến đấu không những chỉ nhằm mục đích bảo vệ Bắc Thái, bảo vệ thành quả của 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng nhân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại do Mỹ gây ra đối với miền Bắc, mà còn nhằm phối hợp với quân và dân miền Nam, với hai tỉnh kết nghĩa Khánh Hòa, Công Tum đánh Mỹ, cùng với nhân dân cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Ngay từ khi Mỹ có những hành động leo thang ra miền Bắc, thực hiện chủ trương của trung ương Đảng, với phương châm “đánh địch kiên quyết, phòng địch tích cực”, tỉnh ủy và ủy ban hành chính Bắc Thái đã có hang loạt chỉ thị về vấn đề phòng không xơ tán. Tỉnh nhanh chóng xác định các mục tiêu trọng điểm, có chủ trương kịp thời xơ tán những khu đông dân, phân tán các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trường học, kho tàng, các thiết bị kỹ thuật…

Nêu cao khẩu hiệu “phòng tránh tốt là bước đầu thắng Mỹ”, khắp nơi trong tỉnh dấy lên phong trào ở đâu có hoạt động của con người, có của cải của nhân dân và nhà nước, ở đó phải tổ chức phòng tránh chu đáo, phải có hầm hào trú ẩn. Trong gần 4 năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 1 (1965 – 1968), Bắc Thái đã xơ tán 266.000 người ra khỏi thành phố Thái Nguyên, khu Gang Thép và các khu vực trọng điểm khác. Hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn, địa đạo cho người, cho gia súc, cho máy móc, xuất hiện ở khắp nơi. Trong nhà ở, trong nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đường phố,

bến xe, nhà ga, dọc bờ ruộng… Cả tỉnh đã đào được 659.619 chiếc hầm, hố các loại, 466.864m giao thông hào, 25 địa đạo. Nhiều nơi đã sáng tạo nhiều kiểu hầm trú ẩn thuận lợi, an toàn, như công nhân gang thép sáng tạo ra kiểu hầm có thể chứa hàng trăm người ngay trong nhà máy, ứng dụng dùng hệ thống cầu trượt từ tầng cao xuống hầm trú ẩn cho nhanh…Bên cạnh đó, để chủ động phòng tránh khi có máy bay, Bắc Thái còn tổ chức hệ thống thông tin báo động gồm 16 đài quan sát, 80 loa, 3 còi báo động. Do vậy, mặc dù bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt cả ngày lẫn đêm, thậm chí có đợt chúng đánh kéo dài hàng tuần, hàng tháng liên tục nhưng Bắc Thái vẫn đảm bảo an toàn cho công nhân trong tỉnh Bắc Thái và còn tiếp nhận các cơ quan, trường học của trung ương về xơ tán như trường Đại học tổng hợp, Đại học Mỏ - địa chất, Y khoa Hà Nội…Ở bất cú nơi nào có các cơ quan, trường học của trung ương đều được chính quyền và nhân dân địa phương đón tiếp, giúp đỡ về người, nguyên vật liệu…tạo điều kiện cho các trường, các cơ quan nhanh chóng ổn định đời sống, đảm bảo an toàn, tiếp tục hoạt động bình thường.

Từ tháng 9/1965, Bắc Thái vừa phải sản xuất trong điều kiện chiến tranh, vừa phải trực tiếp chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Mục tiêu cụ thể của cuộc chiến đấu này là phải đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, bảo vệ mọi thành quả của cách mạng, bảo vệ các mục tiêu kinh tế, giao thông, các khu công nghiệp, dân cư… của Bắc Thái. Muốn vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là: phải tiếp tục xây dựng, tổ chức lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, tỉnh ủy Bắc Thái đã phát động phong trào “toàn dân tham gia đánh giặc”, lấy việc xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt (gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ). [17].

Tám năm chống chiến tranh phá hoại (1965 – 1972), Bắc Thái xây dựng được 1 đại đội bộ đội địa phương (C73), một đại đội cao xạ 14,5 ly, một tiểu đoàn công binh, một đại đội và một trung đội công binh độc lập, 3 tiểu đoàn bộ binh (D681, D682, D683), hai tiểu đoàn cao xạ 37 ly và 57 ly. Đối

với lực lượng dân quân tự vệ được chú ý phát triển cả về số lượng và chất lượng và trang bị vũ khí. Vận dụng đường lối quân sự của Đảng trong điều kiện thực tế của tỉnh, Bắc Thái động viên toàn thể cán bộ, công nhân viên chức các công, nông, lâm trường, trường học và toàn thể nhân dân các dân tộc từ vùng thấp đến vùng cao tham gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương để khi có chiến tranh bất cứ ở nơi nào cũng có lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và giải quyết hậu quả do bom đạn địch gây ra. Từ 1965 – 1968 lực lượng dân quân tự vệ chiến đấu và tự vệ rộng rãi có 269.981 người, biên chế thành nhiều đơn vị chiến đấu, có trang bị vũ khí từ 50 - 70%. Lực lượng dân quân tự vệ được huấn luyện kĩ thuật, chiến thuật bắn máy bay, bắt giặc lái và các hình thức tác chiến mặt đất như: lùng bắt gián điệp, biệt kích. Với một lực lượng vũ trang đông đảo và có trang bị vũ khí như vậy đã tạo ra cho Bắc Thái khả năng về sức mạnh để chiến đấu bảo vệ quê hương và chi viện cho phía trước, để phát triển quân thường trực.

Trong chiến tranh phá hoại lần 1, Mỹ ném xuống Bắc Thái 179.909 quả bom các loại, 1.664 quả rocket. Nhiều xí nghiệp công nghiệp, nhà máy, như khu Gang Thép Thái Nguyên, nhà máy điện Thái Nguyên, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy cơ khí 3/2…bị bom Mỹ tàn phá. Nhiều trường học, bệnh viện Thái Nguyên và các khu dân cư phía nam tỉnh bị ném bom, hỏng nặng.

Với ý chí “Trút căm hờn lên nòng súng”, “nhằm thẳng quân thù mà bắn”, cùng cả nước “quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược”, quân và dân Bắc Thái kiên cường đấu tranh, thi đua giết giặc Mỹ và giành được những chiến thắng giòn giã. Các lực lượng chiến đấu của tỉnh, của quân khu, của bộ đội đã hình thành nên một hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh, có lưới lửa tầm cao, tầm thấp, các binh chủng hiệp đồng chặt chẽ, phát huy được sức mạnh của tất cả các loại vũ khí.

Thấm nhuần phương châm chỉ đạo chiến lược của tỉnh ủy: chủ động đánh địch, đánh chắc thắng, bắn trúng ngay từ loạt đạn đầu, trận đầu, bắn rơi

tại chỗ nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Ngay từ ngày đầu tiên Mỹ đánh phá Bắc Thái, bộ đội địa phương đã bắn rơi 1 máy bay F105 của Mỹ bằng súng bộ binh. [17; 65].Sau chiến công đầu tiên và cũng là lần đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh này, phong trào thi đua “dùng súng máy bộ binh bắn máy bay” phát triển khắp nơi ở Bắc Thái và thực sự trở thành phong trào sôi nổi. Lực lượng vũ trang địa phương đã tạo ra lưới lửa phòng không tầng thấp, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn chiến đấu, tạo điều kiện cho pháo cao xạ, tên lửa, không quân của ta tiêu diệt máy bay địch.

Qua hơn 9 tháng thi đua chiến đấu, ngày 29/4/1966, quân dân Bắc Thái đã lập chiến công xuất sắc bắn tan xác 2 chiếc máy bay, trong đó có chiếc máy bay thứ 1000 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Với thành tích vẻ vang đó, Bắc Thái vinh dự được nhận cờ thưởng luân lưu “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Hồ chủ tịch trao tặng. Thành tích bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái Mỹ trong những tháng đầu chiến đấu cùng với phần thưởng cao quý mà Hồ chủ tịch trao tặng là nguồn cổ vũ lớn lao đối với các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Thái hăng hái thi đua lập nhiều thành tích hơn trong sản xuất và chiến đấu.

Trong phong trào thi đua bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, lực lượng dân quân tự vệ cũng tham gia tích cực. Với khẩu hiệu: “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, các chiến sỹ dân quân tự vệ của các nhà máy, công trường, cơ quan, trường học các địa phương đã vừa đảm bảo sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu. Hơn 200 tổ trực chiến của dân quân tự vệ chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí. Lưới lửa phòng không tầm thấp dày đặc của dân quân tự vệ đã làm cho bọn giặc Mỹ kinh hồn, khiếp vía.

Ngày 1/8/1966, dân quân xã Hà Thượng – Đại Từ bằng 24 viên đạn súng bộ binh bắn cháy một máy bay F105 của giặc Mỹ. Với chiến công này, dân quân xã Hà Thượng đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho phong

trào thi đua chiến đấu giỏi của lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Thái.

Trong tháng 9 và tháng 12 năm 1966, và tháng 2, tháng 3 năm 1967, có nhiều ngày, Bắc Thái đã bắn rơi liền 2 máy bay và bắt sống giặc lái. Ngày 2/12/1966, bắn rơi 2 máy bay, bắt sống 4 tên giặc lái. Ngày 11/3/1967 bắn rơi 3 chiếc máy bay…[17; 67]

Đến ngày 31/3/1968, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với Bắc Thái chấm dứt. Gần 4 năm chiến đấu, quân và dân Bắc Thái đã thực hiện phong trào thi đua giết giặc và đã bắn rơi 59 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Trong đó năm 1966 bắn rơi 38 chiếc, đặc biệt riêng tháng 7/1966 quân và dân Bắc Thái đã lập chiến công xuất sắc, bắn rơi 18 máy bay Mỹ. Bắc Thái đã góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 1 của Đế quốc Mỹ.

Sau khi chấm dứt chiến tranh phá hoại lần 1, nhân dân Bắc Thái được hưởng hoà bình trong 4 năm (từ tháng 4/1968 – tháng 4/1972), nhưng nhận thấy rõ âm mưu của Mỹ, với tinh thần sẵn sàng chiến đấu, và chiến đấu quyết tâm đánh thắng địch trong mọi tình huống, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ hậu phương, bảo vệ căn cứ địa, quân và dân Bắc Thái đã nêu cao tinh thần cảnh giác, luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Tháng 5/1972, quân Mỹ ném bom bắn phá Bắc Thái lần thứ hai. Trong những lần đánh phá này, đặc biệt là những ngày cuối năm 1972, Mỹ đã dùng cả máy bay B52 ném bom, bắn phá ác liệt nhiều khu dân cư của thành phố Thái Nguyên: Cam Giá, Phú Xá, Tích Lương, Túc Duyên, Tân Long, Quang Vinh…Năm 1972, Mỹ đã ném 5.374 quả bom các loại, trong đó có 4 quả bom la re xuống Bắc Thái. Chỉ có 8 tháng mà Mỹ đã phá hủy nhiều cơ sở kinh tế, quốc phòng trọng điểm của Bắc Thái như nông trường Sông Cầu, Kho 382 khu Gang Thép, nhà máy điện, ga Lưu Xá…và hàng nghìn người dân vô tội đã bị chết vì bom đạn Mỹ.

Biến đau thương thành căm thù, thành sức mạnh, các lực lượng phòng không, không quân và dân quân tự vệ Bắc Thái đoàn kết, hợp đồng chiến đấu, kiên quyết đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Phong trào thi đua bắn máy bay Mỹ lại nổ ra rầm rộ. Từ tháng 5/1972 đến tháng 10/1972 quân và dân Bắc Thái đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ.

Đặc biệt, trong phong trào thi đua này, trong trận chiến đấu quyết liệt cuối năm 1972, đơn vị pháo cao xạ 100 ly thuộc trung đoàn 256 bộ đội địa phương bắn cháy 2 pháo đài bay B52. Với chiến công đó, quân và dân Bắc Thái đã góp phần cũng quân dân thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng đập tan cuộc tập kích chiến lược B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” lừng lẫy. Trải qua hơn 4 năm trực tiếp chiến đấu với không quân Mỹ (1965, 1966, 1967, 1968, và 1972), phối hợp chiến đấu với các lực lượng không quân, cao xạ, tên lửa…quân và dân Bắc Thái đã tích cực thi đua bắn máy bay Mỹ và đã bắn rơi 69 máy bay, trong đó có 2 máy bay B52, tiêu diệt và bắt sống 42 tên giặc lái Mỹ. Riêng thành phố Thái Nguyên bắn rơi 22 chiếc (trong đó có 2 máy bay B52), bắt sống 9 giặc lái.

Trong 8 năm (1965 – 1973), Bắc Thái cùng với nhân dân các tỉnh miền Bắc đã đoàn kết chiến đấu đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quan của Mỹ, bảo vệ được hậu phương lớn của cả nước, cùng nhân dân cả nước quyết tâm “đánh cho Mỹ cút”, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn mới.

Trong phong trào thi đua giết giặc, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Thái Nguyên có anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Thanh Ngân (người huyện Phú Bình) đã tung hoành cùng đồng đội công kích, bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ. Ngoài ra còn có anh hùng Ma Văn Viên (Định Hóa), Hà Văn Vấn (Phú Lương), Ngô Văn Sơn (Đồng Bẩm), Trần Xuân Thiện (Phú Lương)…Họ là một số trong số rất nhiều các anh hùng, chiến sỹ thi đua của Thái Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên tất cả các lĩnh vực, xứng đáng được ghi công và noi theo.

Tiểu kết:

Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 là giai đoạn Thái Nguyên cùng với cả miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương lớn cho miền Nam đánh giặc và chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Trong vai trò là hậu phương lớn, nhân dân Thái Nguyên đã thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, trong điều kiện hòa bình ở miền Bắc, thi đua yêu nước là thi đua tăng gia sản xuất, sản xuất bình thường là không đủ, phải thi đua sản xuất mới có động lực để cố gắng hết mình, tạo ra nhiều phần dư của cải để chi viện cho miền Nam. Trong nông nghiệp, nông dân Thái Nguyên thi đua hoàn thành tốt cải cách ruộng đất, thực hiện các kế hoạch nhà nước, thi đua thâm canh, tăng năng suất với khẩu hiệu “chắc tay cày, giỏi tay súng”. Phụ nữ có phong trào “ba đảm đang”, phụ lão có phong trào “ba giỏi”… Trong công nghiệp có phong trào “làm việc bằng hai”, phong trào “trả thù cho anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi”, đặc biệt, phong trào thi đua “giành ba điểm cao” đã phát huy được nhiều sáng kiến của công nhân. Trong thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có những phong trào thi đua cụ thể. Các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, y tế, nhân dân Thái Nguyên cũng thực sự cố gắng với tinh thần “thực sự thi đua”, “thực sự yêu nước”. Kết quả là sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế đã đạt ngưỡng ổn định và bước đầu phát triển. Trong khi trực tiếp đương đầu với chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân và dân Thái Nguyên lại thi đua giết giặc. Tỉnh ủy Thái Nguyên phát động phong trào “toàn dân tham gia đánh giặc” với ý chí “trút căm hờn lên nòng súng”, “nhằm thẳng quân thù mà bắn”… Các lực lượng chiến đấu của tỉnh đã kiên cường đấu tranh, thi đua không cốt lấy thành tích mà thi đua để có tinh thần, tạo nên những chiến thắng giòn giã. Giai đoạn 1954 – 1975 là giai đoạn tiếp theo của cuộc vận động thi đua yêu nước ở Thái Nguyên, nhân dân Thái Nguyên đã dần khắc phục được những hạn chế trong thi đua từ giai đoạn trước, đưa cuộc vận động thi đua yêu nước lên một tầm cao mới, phát huy được ý nghĩa đích thực của thi đua yêu nước, thi đua không bất chấp tất cả

để có thành tích mà phải thực sự xuất phát từ lòng yêu nước, từ ý chí quyết tâm đánh giặc, giữ nước. Thi đua chính là yêu nước.

KẾT LUẬN

Phong trào thi đua yêu nước rõ ràng là một phong trào cách mạng, một phương pháp công tác cách mạng, không những nhằm những mục tiêu phấn đấu cụ thể của từng lúc mà còn nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của quần chúng nhân dân. Phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta ngày càng

Một phần của tài liệu Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w