Phụ nữ thi đua vận động ủng hộ bộ độ

Một phần của tài liệu Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) (Trang 40 - 41)

Ngày 20/8/1949, Hồ chủ tịch gửi thư kêu gọi nhân dân bán gạo “khao thưởng bộ đội”. [24; 313] Thấu hiểu tấm lòng Bác Hồ, thương yêu con em mình ngoài tiền tuyến, nhân dân Thái Nguyên nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Người. Hội phụ nữ đã tổ chức thi đua vận động ủng hộ bộ đội. Hội đã tổ chức đi từng nhà, vận động mọi người: người có vừng góp vừng, người có gạo góp gạo, không có gạo thì góp tiền mua gạo làm bành dày, lương khô cho bộ đội.

Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc vẫn sẵn lòng đóng góp lương thực, thực phẩm để giải quyết hậu cần tại chỗ cho các cơ quan và lực lượng vũ trang.

Trong phong trào thi đua này đã có nhiều những cá nhân đoạt giải, nhất trong việc đóng góp nhiều, góp chung vào thành tích của ban cứu tế tỉnh 60 tấn thóc, 46 vạn đồng (1948) (bà Soòng ủng hộ kháng chiến 1.700 đồng, ông Hồ Quân Dân bán 400 kg gạo) [41; 26]

Chính những cống hiến đó đã tạo điều kiện cho bộ đội “ăn no, đánh thắng”. Lập nên những chiến thắng lớn trong chiến dịch Xuân – Hè (1948) với trận Phủ Thông.

Năm 1950, nhân dân Thái Nguyên đã bán 1.623 tấn thóc quân lương, góp ủng hộ bộ đội 604 tấn thóc, 3 triệu đồng, 1.705 bộ quần áo.[13]

Có lẽ hình ảnh cao cả của tình yêu thương binh sỹ, dành dụm từng nắm gạo bỏ vào “hũ gạo kháng chiến”, giặt giũ, vá áo, nuôi nấng thương binh của những người mẹ chiến sỹ là những hình ảnh đẹp nhất, cảm động nhất của nhiệt tình yêu nước, của tinh thần thi đua yêu nước của nhân dân ta nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Lời kêu gọi thi đua yêu nước của Hồ Chủ tịch quả thật đã đã thấm sâu tận đáy lòng của những người dân Thái Nguyên từ già đến trẻ, trai, gái, lương, giáo…Trong lịch sử, chưa lúc nào nhân dân lại cùng nhau một lòng, một dạ như trong cuộc kháng chiến ấy.

Trong kháng chiến, chế độ tiền lương là chế độ cung cấp, có nhiều cung cấp nhiều, có ít cung cấp ít. Có khi bộ đội phải ăn cháo, thường phải ăn độn ngô, sắn. Cho nên, bộ đội vẫn thường phải dựa vào dân mà sống. Sự ủng hộ bộ đội chính là giúp cho bộ đội ta “ăn no đánh thắng” kẻ thù, là một biểu hiện của lòng yêu nước. Thi đua ủng hộ bộ đội chính là thi đua yêu nước.

Một phần của tài liệu Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) (Trang 40 - 41)