Dân công thi đua vận chuyển vũ khí, lương thực, phục vụ kháng chiến

Một phần của tài liệu Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) (Trang 30)

Cùng với bộ đội thi đua giết giặc lập công, dân công Thái Nguyên cũng hăng say hưởng ứng phong trào thi đua ái quốc bằng việc thi đua làm đường, vận chuyển vũ khí, lương thực, đạn dược cho kháng chiến.

Để tránh sự kiểm soát của địch trên trục đường giao thông quốc lộ 3, đã có nhiều các sông, suối, đường mòn được khai thác để phục vụ cho vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm và hàng hóa khác từ Thái Nguyên lên Chợ Mới, từ Chợ Mới theo đường mòn đi Yên Cư, từ Yên Cư trở bằng bè mảng theo sông Na Rì qua Pác Cáp đến Lương Thượng. Từ đây, dân công lại gồng gánh lên lên mặt trận Ngân Sơn.

Vận chuyển trên sông Cầu từ Thái Nguyên ngược dòng lên đến Thác Ghềnh, tiếp đó, đồng bào các dân tộc gồng gánh hay dùng ngựa thồ theo đường mòn vượt núi lên Hương Nê (Ngân Sơn)…

Tháng 6/1949, thực hiện chủ trương của trung ương Đảng, mặt trận Liên Việt cùng các ngành, các cấp tỉnh Thái Nguyên đã động viên toàn dân đóng góp lương thực, thực phẩm và trên ba vạn ngày công vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, làm lán trại, kho tàng, phục vụ kháng chiến.

Ngay từ đầu năm 1950, trung ương Đảng đã chỉ thị cho khu ủy Việt Bắc “chẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ để khi có điều kiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét địch ra khỏi đường số 4”, “đánh bại quân địch trong vùng Việt Bắc”,[21] Trung ương nêu rõ: “công tác chuẩn bị cần chú trọng củng cố, phát triển cơ sở chính trị và vũ trang, điều tra tình hình, chuẩn bị lương thực tiếp tế cho bộ đội đến đánh”. Việc chuẩn bị phải được triển khai trên phạm vi rộng lớn, huy động nhiều người nên phải tuyệt đối giữ bí mật.

Tháng 5/1950, trung ương lại chỉ thị cho Liên khu “về sửa chữa đường và vận tải”. Cho nên, đầu năm 1950, hưởng ứng cuộc vận động thi đua yêu nước, quân và dân Thái Nguyên đã nô nức tham gia phong trào “ba tháng hoàn thành nhiệm vụ tổng phản công”. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã phát động chiến dịch sửa chữa cầu đường lần thứ nhất. Giành 50% cán bộ của cơ quan Đảng, dân chính và lực lượng vũ trang tập chung cho chiến dịch. Các cấp đều thành lập ban huy động dân công do một ủy viên cấp ủy phụ trách. Các ban ngành, đoàn thể đều là ủy viên, trong đó đoàn thanh niên là thành viên chủ lực. Đường số 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng có

vị trí quan trọng nên cần phải khôi phục nhanh. Tỉnh đoàn Thái Nguyên đã chỉ đạo các huyện đoàn huy động đủ 3000 thanh niên, giữ vai trò xung kích trong lực lượng dân công thi đua sửa chữa cầu đường.

Tính đến ngày 15/5/1950, chiến dịch sửa chữa cầu đường lần thứ nhất của tỉnh Thái Nguyên đã có 5000 đồng bào, chiến sỹ tham gia, đào đắp hàng ngàn mét khối đất đá, sửa chữa, làm mới hàng trăm cầu cống lớn nhỏ. Trong đó 3000 thanh niên đã đóng góp 15.450 ngày công, chuyển 340m3 đất đá, sửa được 72km cầu đường, làm được 9 cây cầu mới trong đó có 1 cây cầu treo. Các tuyến đường quan trọng như đường số 3, đường 13A, đường 1B được thông suốt, xe vận tải nhỏ đi lại bình thường. [17; 25]

Việc mở đường gấp rút được thực hiện trong điều kiện có nhiều khó khăn lớn như mưa lũ, đường rừng nhiều suối sâu, núi cao, phương tiện thiếu thốn. Nhưng để kịp thời phục vụ cho chiến dịch, hàng vạn nhân dân Thái Nguyên cùng với các đội xung phong công tác, chiến sỹ công binh, cán bộ, ngày đêm thi gan với khó khăn. Nhờ thế, chỉ trong hơn 3 tháng đã hoàn thành thắng lợi việc mở hàng trăm km đường lớn, trên nhiều ngả, từ biên giới Việt – Trung vào.

Chiến dịch cầu đường lần thứ nhất là biểu hiện của lòng nhiệt thành cách mạng, sự tích cực thi đua hoàn thành tiến độ, thi đua góp nhiều ngày công là biểu hiện của sự nhiệt thành cách mạng của nhân dân Thái Nguyên trong cuộc vận động thi đua ái quốc.

Trong chiến dịch Biên Giới, Thái Nguyên là tỉnh gần chiến trường, là hậu phương trực tiếp của mặt trận, có vai trò trọng yếu trong việc chuẩn bị chiến đấu và phục vụ chiến dịch. Trong điều kiện bộ đội trang bị còn thô sơ, các phương tiện vận tải phục vụ tác chiến chủ yếu bằng sức người nên cần có một lực lượng lớn dân công đủ sức phục vụ yêu cầu vận chuyển vũ khí, đạn được, lương thực, làm kho bãi cất giấu hàng hóa, và trong lúc có chiến sự thì vận động theo sát bộ đội tiếp lương, tải đạn, tải thương, thu dọn chiến trường, cất giấu chiến lợi phẩm… phục vụ bộ đội đánh thắng.

Trong tình hình tương quan lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho ta, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới. Tháng 4/1951, Đảng bộ Thái Nguyên đã họp Đại hội lần thứ III, xác định nhiệm vụ xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện cho chiến trường nhằm đưa cuộc trường kỳ kháng chiến đi đến thắng lợi.

Cùng cả tỉnh, thị xã Thái Nguyên đã góp phần tạo nên thành tích 76 triệu ngày công sửa chữa cầu đường, 4 triệu ngày công xây dựng và bảo vệ kho tàng, công sức ấy góp phần quan trọng vào việc tạo điều kiện cho vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đại hội chiến sỹ thi đua lần thứ nhất năm 1952, bên cạnh các chiến sỹ thi đua của cả nước, trên tất cả các lĩnh vực, Thái Nguyên cũng có chiến sỹ dân công được tuyên dương như chiến sỹ Hoàng Viết Kim (người huyện Phú Lương) và nhiều chiến sỹ khác được tỉnh, huyện khen ngợi.

Một phần của tài liệu Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w