Công nhân thi đua cải tiến kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) (Trang 38)

Công nhân lao động chân tay và trí óc thi đua cải tiến kỹ thuật, trau dồi nghề nghiệp, sửa đổi lề lối làm việc, phát minh sáng chế. Ý thức cơ khí hóa và hợp lý hóa cũng nảy nở mạnh mẽ. Đặc biệt là trong ngành quân giới, trực tiếp phục vụ tiền tuyến, phong trào thi đua đã xây dựng nên nhiều anh

hùng thi đua. Năm 1951, phong trào thi đua công nghiệp toàn quốc đã xuất hiện 1.500 chiến sỹ thi đua công nghiệp với hơn 5000 sáng kiến lớn, nhỏ, có những sáng kiến cơ khí hóa tăng năng suất 1000%.

Lịch sử các binh, công xưởng, các nhà in, các xưởng sản xuất giấy… trong thời kỳ kháng chiến là cả một truyền thống vượt khó khăn, gian khổ của công nhân lao động chân tay và lao động trí óc. Có khi, đêm hôm họ phải cấp tốc khiêng hàng tấn máy móc, vượt đèo, lội suối, di chuyển lánh giặc. Có khi vừa sản xuất vừa chiến đấu để bảo vệ xưởng. Nhiều khi họ phải lam việc suốt đêm hoặc dưới hầm trú ẩn sát hỏa tuyến. Thường là hết giờ sản xuất thì vác cuốc tăng gia sản xuất để tự cải thiện sinh hoạt.

Phong trào thi đua công nghiệp phát triển có nề nếp, có tổ chức là nhờ sự hướng dẫn của tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các cấp bộ công đoàn.

Công đoàn thường biết kết hợp các ngày lịch sử trong nước và phong trao đấu tranh của công nhân thế giới mà mở các đợt thi đua ngắn, làm cho phong trào thi đua được luôn luôn liên tục, đồng thời nâng trình độ giác ngộ giai cấp và ý thức chính trị cho công nhân, lao động chân tay và lao động trí óc.

Cũng trong phong trào thi đua của công nhân đã nảy nở hình thức thi đua tập thể, thi đua có chương trình kế hoạch và có kí giao ước giữa cá nhân với cá nhân, giữa đơn vị với đơn vị. Việc tổng kết thi đua thì làm theo hình thức cá nhân tự thuật kết hợp với dân chủ bình nghị.

Phong trào thi đua của công nhân có nhiều ưu điểm, xứng đáng làm nòng cốt cho phong trào thi đua yêu nước của toàn dân và toàn quân.

Ngoài nông dân thi đua sản xuất nông nghiệp, đội ngũ công nhân Thái Nguyên cũng tích cực tham gia cuộc vận động thi đua ái quốc bằng việc thi đua sản xuất, cải tiến kỹ thuật.

Ở Thái Nguyên năm 1949 có 36 cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất các phương tiện vận tải thô sơ, vải mặc, giấy viết.

Từ năm 1952, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên có bước phát triển cao hơn.

Nhờ có thi đua mà công nhân đã chế tạo được đủ các loại vũ khí, để cung cấp cho quân đội giết giặc lập công, cung cấp quân trang, quân dụng, sản xuất những vật dụng cần thiết cho các cơ quan và hàng hóa cần thiết cho đời sống của nhân dân.

Chiến sỹ công nghiệp Trịnh Văn Thi là gương điển hình nhất trong phong trào công nhân thi đua cải tiến kỹ thuật ở Thái Nguyên. Chiến sỹ đã có nhiều phát minh, sáng chế có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, giảm nhân công, giảm giờ làm…Chiến sỹ được bầu là chiến sỹ thi đua thứ nhất của tỉnh Thái Nguyên năm 1952, được tặng rất nhiều giấy khen và cờ thi đua. Chiến sỹ Lê Quang Toàn cũng được bầu là chiến sỹ thứ nhì của tỉnh. Là một sinh viên ngành quân giới nhưng chiến sỹ rất ham học hỏi và có nhiều sáng kiến trong học tập, công tác, rất đáng được ngợi khen.

Một phần của tài liệu Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w