Giải pháp phát triển các tổ chức trung gian trong giao dịch công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 84)

11. Kết cấu bố cục luận văn

3.2.4. Giải pháp phát triển các tổ chức trung gian trong giao dịch công

(5) Cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh

3.2.4. Giải pháp phát triển các tổ chức trung gian trong giao dịch công nghệ nghệ

Mục tiêu: Hỗ trợ các quá trình giao dịch công nghệ thông qua các dịch vụ

85

Giải pháp: Nội dung của chính sách phát triển tổ chức trung gian phải bao

gồm các giải pháp sau :

- Hình thành các tổ chức trung gian về giao dịch công nghệ chuyên nghiệp và nghiệp dư

- Tạo điều kiện và môi trường pháp lý để hình thành và phát triển các loại hình tổ chức dịch vụ công nghệ, thông tin công nghệ.

- Ban hành Quy chế tổ chức và quản lý Chợ CN&TB ở Việt Nam - Tạo lập mạng lưới Chợ CN&TB quốc gia, khu vực và địa phương.

- Đào tạo nghiệp vụ tổ chức và quản lý Chợ CN&TB theo hướng chuyên nghiệp hoá

- Hướng đến việc thành lập Sàn Giao dịch công nghệ hoạt động chuyên nghiệp.

3.3. Giải pháp hỗ trợ (hậu Techmart) thực hiện các hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ thành công:

Để Techmart và các tổ chức trung gian hoạt động hiệu quả và phát triển phong phú hơn nữa, cần phải có những điều kiện cần thiết sau:

Về cơ chế đầu tư:

- Cần có chính sách đầu tư đồng bộ bao gồm đầu tư nhân lực (đội ngũ các nhóm chuyên gia);

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật (địa điểm tổ chức Techmart, cơ sở hạ tầng thông tin, các trang thiết bị khác) và nguồn tài chính hợp lý đảm bảo triển khai Techmart một cách chủ động;

Về nâng cao kiến thức:

- Đào tạo cho cả bên cung và cầu những kiến thức cơ bản về cách tìm kiếm thông tin KH&CN, cách thức giao dịch công nghệ;

- Đào tạo bên cung cách thức thương mại hoá sản phẩm KH&CN; - Đào tạo bên cầu cách lựa chọn công nghệ thích hợp.

86

- Tập huấn đào tạo những kiến thức cơ bản về môi giới công nghệ

- Tập huấn đào tạo phương thức đánh giá CN, khả năng tiếp nhận công nghệ

Về cơ chế tài chính:

- Cần đưa vào mục chi của Ngân sách nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu và coi đó là công việc thường xuyên, không cần làm đề án cho mỗi kỳ Techmart như hiện nay.

- Cần hỗ trợ bên cầu thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ nội sinh đã ký kết trong Techmart

- Khuyến khích sử dụng công nghệ nội sinh bằng cơ chế tài chính (hỗ trợ tài chính không quá 20-30% tổng kinh phí mua công nghệ nhưng không quá 500 triệu đồng. Giải pháp này được Hàn Quốc và Trung Quốc triển khai rất hiệu quả;

- Cần có chính sách hỗ trợ cho người ứng dụng CN&TB mới vào sản xuất, đặc biệt khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chính sách thuế.

Theo kinh nghiệm của các nước, trong thời kỳ đang phát triển hiện nay của Việt Nam, cơ chế chính sách của Nhà nước cần tập trung kích cầu công nghệ. Các công nghệ nội sinh đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh sẽ được hỗ trợ về kinh phí triển khai (cụ thể là các hợp đồng ký kết trong Techmart sẽ được thẩm định và xem xét được hỗ trợ), sản xuất tăng nhanh, họ sẽ đóng thuế nhiều hơn. Như vậy, mục tiêu kinh tế của chúng ta sẽ hoàn thành. Lúc đó, vai trò của KH&CN với phát triển kinh tế xã hội mới rõ ràng và hiệu quả.

Các hoạt động hỗ trợ, môi giới và thúc đẩy thị trường công nghệ đang được tập trung vào bốn hướng chính: xúc tiến và tài trợ vốn đầu tư, tiêu chuẩn–đo lường–chất lượng, cung cấp thông tin KH&CN, tư vấn hỗ trợ chuyển giao công nghệ -sở hữu trí tuệ. Gần đây, việc xuất hiện các quỹ đầu tư KH&CN,

87

quỹ đầu tư mạo hiểm và nguồn vốn cho thuê tài chính đã làm phong phú thêm diện mạo thị trường công nghệ ở nước ta. Tuy nhiên hoạt động tư vấn về công nghệ vẫn bị đánh giá là chưa khởi sắc với năng lực còn yếu. Tư vấn về mua bán, chuyển giao công nghệ vẫn chủ yếu là thông qua các cá nhân và tổ chức; thông tin công nghệ được cung cấp chủ yếu qua các kỳ chợ và thông tin trên mạng. Trên thực tế, đa số doanh nghiệp còn lúng túng khi cần tìm mua công nghệ, về nguồn thông tin công nghệ cần thiết, về cách thức đánh giá- định giá công nghệ cần mua (độ tin cậy) và về các thủ tục pháp lý cần tuân thủ và phải mất nhiều thời gian mới có thể tìm kiếm và mua được công nghệ thích hợp cho mình.

Về cơ chế chính sách:

Để thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô đối với thị trường công nghệ, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về KH&CN, đầu tư, thuế và tài chính tập trung đến từng thành phần của thị trường. Tuy nhiên trong quá trình thực thi một số vướng mắc vẫn còn tồn tại như:

+ Việc phổ biến chưa được đầy đủ và kịp thời đến các đối tượng được hưởng ưu đãi;

+ Thủ tục để được hưởng ưu đãi còn phức tạp rườm rà; đối tượng hưởng ưu đãi còn dàn trải gây khó khăn trong việc phân loại và không phát huy hết tác dụng của chính sách;

+ Văn bản chính sách chậm được hướng dẫn và thi hành;

+ Những ưu đãi về thuế có thể sẽ bị vô hiệu trong thời gian tới, khi Việt nam thực hiện các cam kết quốc tế về hàng rào thương mại theo AFTA và WTO.

88

KHUYẾN NGHỊ

Thực tế hiện nay Chợ CN&TB chưa được tổ chức và quản lý thống nhất vì thế hoạt động của Chợ cần được tổ chức và quản lý một cách có hiệu quả ở quy mô quốc gia, khu vực và địa phương; phải có những công cụ pháp lý cần thiết để điều chỉnh các hoạt động của Chợ CN&TB ở nước ta.

Thông qua những phân tích ở trên có thể đưa ra khuyến nghị cụ thể như sau :  Sớm xây dựng Sàn Giao dịch công nghệ hoạt động có hệ thống và

thực sự chuyên nghiệp trong phát triển thị trường công nghệ Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Mặc dù hiện nay một vài sàn giao dịch đã đưa vào hoạt động dưới dạng Trung tâm giao dịch công nghệ hoặc sàn giao dịch công nghệ song hiệu quả trên thực tế chưa cao. Việc nghiên cứu và xây dựng Sàn Giao dịch công nghệ có hệ thống, hoạt động chuyên nghiệp sẽ giúp hoạt động của Chợ CN&TB phát huy hiệu quả tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội, thực hiện cơ chế liên kết hiệu quả giữa các nhà khoa học, quản lý và sản xuất.

Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển các loại hình dịch vụ, xúc tiến mua – bán công nghệ trong Đề án phát triển thị trường công nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg, là thành lập và đưa vào hoạt động 02 trung tâm giao dịch công nghệ (sàn giao dịch công nghệ) thường xuyên tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Sàn Giao dịch công nghệ là một bộ phận cấu thành của thị trường công nghệ, hoạt động của Sàn giao dịch công nghệ liên quan trực tiếp đến các thành phần đối tượng của TTCN. Tuy nhiên việc xây dựng một mô hình Sàn giao dịch công nghệ hoạt động đạt được hiệu quả như mong muốn là một vấn đề còn rất mới. Hiện nay, Trung quốc là nước đã tổ chức thành công mô hình Sàn giao dịch công nghệ và đang phát huy hiệu quả ngày càng cao. Từ kết

89

quả thu được qua các hoạt động và nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước giúp nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của việc phát triển TTCN nói chung và sàn giao dịch công nghệ nói riêng. Đặc biệt để xây dựng mô hình sàn giao dịch công nghệ của Việt nam, cần phải có các điều kiện cơ bản như:

- Có cơ quan quản lý thị trường công nghệ từ trung ương đến địa phương, có mạng lưới liên kết các cơ quan quản lý thị trường công nghệ, các mạng giao dịch công nghệ, hiệp hội thị trường công nghệ. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tài chính, thuế và công thương.

- Có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ về đăng ký công nhận thành quả KH&CN; có biện pháp thúc đẩy thương mại hóa thành quả KH&CN; có hệ thống pháp lý đầy đủ về hợp đồng công nghệ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ; có biện pháp tăng cường quản lý về quyền sở hữu trí tuệ đối với KH&CN; phát triển mạng lưới dịch vụ thông tin hỗ trợ thị trường công nghệ; phát triển ngành dịch vụ trung gian trong đó có môi giới công nghệ, đánh giá quyền sở hữu tài sản công nghệ và định giá công nghệ....

- Có địa điểm cố định và có các phiên giao dịch công nghệ định kỳ

- Có đội ngũ các cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp điều hành quản lý, tác nghiệp về môi giới công nghệ.

 Gia tăng sản phẩm công nghệ cung cấp cho thị trường bằng cách mở rộng thị trường cho nhiều đối tượng khác nhau tham gia, cụ thể là có sự tham gia của tư nhân vào TTCN

Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cho thấy mở cửa cho tư nhân tham gia là chuyện tất yếu vì tất cả các nước có nền KH&CN mạnh trên thế giới và khu vực như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều có tỷ lệ tham gia của tư nhân là rất cao, ví dụ như ở Nhật Bản và Hàn Quốc, tỷ lệ đầu tư tư nhân là 60%, hay ở Mỹ, thung lũng Silicon là hoàn toàn của tư nhân.

90

 Cần thiết phải có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng để thị trường hoạt động và phát triển, muốn vậy cần phải có một môi trường pháp lý đầy đủ, bình đẳng và khách quan. Các tổ chức KH&CN trong nước phải làm tốt công tác quản lý tài sản trí tuệ của đơn vị mình, như việc xem xét, đánh giá khả năng đăng ký patent cho những kết quả R&D của đơn vị, tiếp thị công nghệ, ký hợp đồng licence...

 Tạo lập sân chơi cho doanh nghiệp (như phát triển sàn giao dịch, cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới của nước ngoài và công nghệ sẵn có trong nước. Thực hiện những giải pháp và khuyến nghị ở trên, thị trường công nghệ Việt Nam nói chung hay mô hình Chợ công nghệ và thiết bị Việt nam nói riêng sẽ có thể phát triển bền vững.

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ KH&CN (2003), Công nghệ và phát triển TTCN ở Việt Nam, NXB KH&KT, Hà nội.

2. Nguyễn Lan Anh (2004), Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu, Viện CLCS

3. Việt Anh (2008), Thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong mối liên kết Nhà nước và Doanh nghiệp, Báo cáo Hội thảo thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong mối liên kết Nhà nước và DN, Hà nội

4. Báo cáo tham luận tại Hội thảo “Phát triển thị trường công nghệ ở Việt

Nam – Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ”.

5. Đinh Văn Ân và Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2004), Phát triển Thị trường

KH&CN ở Việt Nam , NXB KH&KT, Hà nội.

6. Trần Ngọc Ca (1988), Chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, Viện

quản lý khoa học (báo cáo đề tài).

7. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 115/2005/NĐ-CP năm 2005 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập.

8. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về Doanh nghiệp KH&CN.

9. Vũ Đình Cự (2004), Thị trường khoa học, Tạp chí Hoạt động KH&CN số 10/2004 – trang 50

10.Phạm Tất Dong (2005), Suy nghĩ về mối liên kết viện – trường- doanh

nghiệp trong quá trình phát triển thị trường KH&CN, Tạp chí KH&CN

số 2/2005 – trang 21.

11.Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

92

12.Phan Nguyên Hào (2005), Chợ CN&TB Nghệ An, Tạp chí HĐ KH&CN, số 3 tháng 12 năm 2005 – trang 39

13.Hội thảo khoa học “Phát triển TTCN ở Việt nam” - Hải phòng 10/2004

14.Trần Lê Hồng (2006), Luật Sở hữu trí tuệ - Công cụ hữu hiệu để phát

triển thị trường công nghệ, Tạp chí HĐ KH&CN, số 2/2006 - trang 10

15.Hoàng Xuân Long (2008), Vai trò của tổ chức tư vấn, môi giới chuyển

giao công nghệ đối với DN, Tạp chí hoạt động KH&CN số 3/2008 –

trang 18.

16.Trần Đông Phong (2003), Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển

TTCN ở nước ta, Luận văn Ths, Viện Chiến lược Chính sách KH&CN.

17.Đỗ Nguyên Phương (2004), Triển vọng phát triển thị trường KH&CN Việt nam, Tạp chí hoạt động KH&CN số 3/2004 – trang 6.

18.Nguyễn Mạnh Quân, Quản lý đổi mới và đổi mới cơ chế quản lý khoa

học, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN.

19.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật KH&CN, số 21/2000/QH10, ngày 9/6/2000.

20.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật sở hữu trí tuệ 2005.

21.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo

dục năm 2005.

22.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006.

23.Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 phê duyệt Đề án Phát triển TTCN

24.Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 677/QĐ-Ttg ngày 30/5/2011 về Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

93

25.Trần Anh Tuấn (2005), Kinh nghiệm phát triển TTCN của một số nước

và gợi suy cho Việt Nam. Tạp chí HĐ KH&CN số 12 tháng 10 năm

2005 - trang 50.

26.Techmart Việt Nam 2005: Quy mô, chuyên nghiệp và hiệu quả, Tạp chí

KH&CN số 11/2005.– trang 10

27.Để Techmart ngày càng tốt hơn, Tạp chí KH&CN, số 11/2005 trang

12-14

28.Nguyễn Văn Tri, Tổ chức tốt hệ thống Chợ công nghệ là giải pháp phát

triển TTCN ở Việt nam, Tạp chí KH&CN, số 2/2005

29. Trần Anh Tuấn (2011), Chợ công nghệ và thiết bị: Đòn bẩy phát triển

TTCN, Tạp chí KH&CN - trang 20, số 2/2011

30. Phạm Công Tạc (2005), Người mua, người bán và tổ chức môi giới trong TTCN, Tạp chí HĐ KH&CN số 10 tháng 12 năm 2005 trang 28

31. Phạm Quang Trung (2006), Nâng cao khả năng cạnh tranh của DN

vừa và nhỏ trước thách thức hội nhập quốc tế, Tạp chí HĐ KH&CN số 2

tháng 12 năm 2006 trang 19.

32.Phan Nguyên Hào (2005), Chợ Công nghệ và thiết bị Nghệ an, Tạp chí hoạt động KH&CN số 3 trang 39 năm 2005

33.Techmart Việt Nam (2007): Khẳng định một hướng đi, Tạp chí HĐ KH&CN- số 10/2007 - trang 12.

34.Nguyễn Văn Thu (2008), Chiến lược “bắt kịp”công nghệ của Trung

quốc, Tạp chí HĐ KH&CN số 8/2008 - trang 49

35.Phạm Ngọc Tiệp (2008), Để sản phẩm KH&CN đi vào thực tiễn, Tạp chí HĐ KH&CN số 10/2008 - trang 25.

36.Phạm Chí Trung (2006), Làm thế nào để thương mại hóa được các kết

94

37.Phạm Quang Trung (2006), Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp vừa và nhỏ trước thách thức hội nhập, Tạp chí hoạt động KH&CN số 2/2006- trang 12

38.Trần Văn Tùng (2007), Nghị định 80/2007/NĐ-CP- Thúc đẩy ứng dụng

các kết quả KH&CN vào sản xuất kinh doanh, Tạp chí HĐ KH&CN số

7/2007– trang 10

39.TS Hồ Đức Việt (2006), “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính

sách và giải pháp xây dựng, phát triển Thị trường KH&CN ở Việt nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, đề tài cấp Nhà nước

95

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 84)