Một số giải pháp và kiến nghị để kích thích cung-cầu phát triển trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 77)

11. Kết cấu bố cục luận văn

3.2.2. Một số giải pháp và kiến nghị để kích thích cung-cầu phát triển trong

trong thị trường công nghệ

3.2.2.1. Giải pháp đối với phía cầu công nghệ

Mục tiêu: Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất

Giải pháp: Bao gồm các nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, cần xác định rằng, muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thì trước hết phải bắt đầu từ chính các tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó doanh nghiệp là lực lượng trọng yếu. Do đó, các doanh nghiệp phải chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, mua sắm máy móc, phương tiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, Nhà nước cần tạo cơ chế gắn kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu triển khai. Đồng thời Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích hình thành các tổ chức cung cấp và thông tin công nghệ, để giúp các doanh nghiệp có cơ hội cập nhật, lựa chọn và xác lập phương án đổi mới công nghệ tốt nhất. Phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin công nghệ cho những ngành chính, để mỗi DN khi mua công nghệ biết được mình chọn và mua công nghệ nào và mình bán sản phẩm ra thị trường thì người tiêu dùng đòi hỏi công nghệ gì. Về lâu dài, cần cổ phần hoá các cơ sở nghiên cứu và triển khai để huy động các cơ sở này vào việc phục vụ DN vừa và nhỏ một cách hữu hiệu, không thể dựa vào việc nhập các dây chuyền thiết bị nước ngoài tràn lan như hiện nay, vì quá kém, không đảm bảo tính cập nhật thường xuyên và trong nhiều trường hợp đây chính là lý do ta không có được những công nghệ tiên tiến nhất.

78

Thứ ba, Nhà nước cần liên kết với các doanh nghiệp tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh doanh, tiếp thị, kỹ năng quản lý cho các giám đốc cũng như nhân viên của doanh nghiệp bằng việc tổ chức các khoá đào tạo ngắn, dài hạn ở trong và ngoài nước. Tăng cường việc thông tin và nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến “công nghệ”. Sớm hình thành các sàn giao dịch công nghệ để doanh nghiệp, nhà khoa học có thể gặp gỡ, trao đổi và mua bán công nghệ, kết nối bên cung và bên cầu của thị trường công nghệ. Đẩy mạnh việc tổ chức và tham gia các chợ công nghệ, thiết bị, tạo môi trường thuận lợi cho việc chuyển giao và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.

Thứ tư, Nhà nước cần soát xét lại các chính sách cho vay, hỗ trợ vốn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp. Xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối tượng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nền kinh tế đất nước).

Thứ năm, Bộ KH&CN cần thống nhất với các bộ/ngành liên quan sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác này; đưa quản lý công nghệ đi vào nề nếp và tạo điều kiện cho DN đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị ngày càng nhanh và hiệu quả hơn.

Có thể nói, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì việc phát triển doanh nghiệp gắn liền với đổi mới công nghệ là xu hướng tất yếu, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chủ động triển khai đổi mới công nghệ sao cho phù hợp nhất đối với điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật công nghệ của từng doanh nghiệp. Có như vậy mới góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển và phồn vinh.

79

Để công tác đổi mới công nghệ ở DN thực hiện tốt cần nâng cao năng lực đổi mới thường xuyên công nghệ của doanh nghiệp thông qua:

- Xây dựng và thực thi các chương trình đào tạo về quản lý công nghệ ở DN;

- Thành lập hệ thống Quỹ đào tạo kỹ năng, tay nghề từ Trung ương đến địa phương.

- Khuyến khích trao đổi thông tin, hợp tác về công nghệ;

- Đầu tư phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Giải pháp tạo nguồn để đổi mới công nghệ; nội dung cụ thể của giải pháp này đó là :

+ Tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:

Ngoài việc tăng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển và đầu tư cho lĩnh vực KH&CN, để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp, nhà nước cần tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu...

Hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thực sự thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân, giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông; nhờ đó kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, tạo niềm tin của nhân dân vào sự quản lý của nhà nước, vào sự phát triển của nền kinh tế.

Việc tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu đang được thực hiện vừa là biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong toàn xã hội vào phát triển sản xuất, nhưng quan trọng hơn, đó cũng là biện pháp để thay đổi phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần hoá, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý để doanh nghiệp phát hành cổ phiếu khi cần thiết.

80

+ Nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay từ ngân hàng và khuyến khích các ngân hàng cho vay đổi mới công nghệ doanh nghiệp: Nguồn vốn cho đầu tư phát triển dài hạn và đổi mới công nghệ của các ngân hàng còn lớn, song các ngân hàng lại bị giới hạn trong việc cho vay tối đa đối với 1 khách hàng, 1 dự án. Chính vì vậy để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của ngân hàng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, về phía Ngân hàng Nhà nước cần xem xét nâng mức giới hạn cho vay tối đa 1 dự án, 1 khách hàng: Có chính sách thu hút nguồn vốn để nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có chính sách miễn giảm thuế thu nhập đối với phần lợi nhuận của ngân hàng từ các khoản cho doanh nghiệp vay để mua sắm thiết bị tiên tiến và đổi mới công nghệ.

+ Phát triển hình thức thuê mua tài chính: Tại nhiều nước hoạt động tín dụng thuê mua khá phát triển và chiếm một tỷ trọng lớn trong số vốn đầu tư vào thiết bị, máy móc. Kinh nghiệm của nhiều nước đã chứng minh rằng, cho thuê thiết bị, máy móc thông qua hình thức thuê mua đã mở ra một khả năng quan trọng để thu hút những nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn từ bên ngoài. Hình thức thuê mua giúp DN tránh được những sai lầm khi tự đi vay và tự tìm mua sắm thiết bị. Vì các Công ty thuê mua không chỉ đơn thuần thay thế tín dụng ngân hàng mà còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đến việc mua sắm và thuê thiết bị: như chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân kỹ thuật, bảo hành, bảo trì, tư vấn hợp lý hoá sản xuất và hiện đại hoá hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật.

Với các thuận lợi trên, tín dụng thuê mua đang trở thành công cụ đắc lực cho việc đầu tư phát triển dài hạn của doanh nghiệp và cần khuyến khích và hỗ trợ phát triển

+ Khuyến khích liên doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu triển khai: Đổi mới công nghệ bằng hình thức liên doanh,

81

hợp tác với các tổ chức nghiên cứu triển khai trong nước là hướng đi cần được đẩy mạnh và khuyến khích thực hiện. Vì hoạt động liên doanh, hợp tác gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia. Các bên tham gia có thể tiếp thu và học tập các kinh nghiệm từ đối tác liên doanh, hợp tác. Liên doanh, hợp tác ở đây bao hàm cả liên doanh giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị nghiên cứu triển khai và giữa các đơn vị sản xuất với nhau.

Trong tình hình thực tế hiện nay, khi các tổ chức, đơn vị nghiên cứu triển khai thiếu vốn để nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để mua những máy móc thiết bị của nước ngoài thì việc liên doanh, liên kết giữa 2 tổ chức này cần được phát triển. Phát triển hình thức nghiên cứu triển khai không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm vốn khi đổi mới công nghệ mà còn giúp phát triển nền khoa học nước nhà.

Việc liên doanh, liên kết trong nước đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, nó khai thác được những lợi thế của các bên tham gia, tạo nền tảng cho việc xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh. Giải pháp này cũng góp phần kích thích nguồn cung công nghệ trong mô hình thị trường công nghệ

+ Tăng chi cho KH&CN từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: Những năm gần đây, đầu tư của nhà nước cho KHCN đã được quan tâm, tuy nhiên nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu phát triển. Bình quân giai đoạn 1996- 2000 đầu tư cho KH&CN chỉ chiếm dưới 0,4% GDP. Những năm sau đó tuy mức đầu tư có tăng lên về số tuyệt đối nhưng tính theo tỷ lệ đầu tư cho KH&CN trong tổng chi NSNN hầu như không tăng. Từ năm 2001 tỷ lệ này đã dần được nâng lên, và đến năm 2005 đạt 2,1% tổng chi NSNN, xấp xỉ 0,6% GDP. Nhìn chung vốn đầu tư này còn quá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, còn thua kém nhiều

82

nước trong khu vực và thấp xa so với ngưỡng tối thiểu để có thể công nghiệp hoá.

Chính vì vậy, cần xem xét tăng chi cho KH&CN một cách hợp lý, đảm bảo cho các cơ sở nghiên cứu KH&CN đủ kinh phí nghiên cứu triển khai các công nghệ tiên tiến, dần khẳng định vị thế của các tổ chức nghiên cứu, giảm dần sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, tạo lòng tin cho các doanh nghiệp vào các tổ chức nghiên cứu trong nước.

Ngoài những biện pháp tạo lập nguồn vốn trên, nhà nước cần đẩy mạnh việc hình thành và phát triển thị trường vốn, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường tạo thuận lợi cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp. Chỉ có đẩy nhanh tiến độ đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến mới hy vọng tránh sự tụt hậu trong phát triển và hội nhập.

3.2.2.2. Giải pháp đối với phía cung công nghệ

Mục tiêu: Tạo điều kiện về cơ chế chính sách để các nhà khoa học có thể

tạo ra hàng hóa rẻ, chất lượng cao, có sức cạnh tranh

Giải pháp: Đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN theo tinh thần của Nghị định 115/NĐ-CP, cụ thể :

- Chuyển đổi các tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp - Tự chủ về tài chính

- Tự chủ về quản lý nhân sự - Tự chủ về hợp tác quốc tế

- Nâng cao hiệu quả nghiên cứu phát triển của các trường đại học

- Hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu phát triển và các trường đại học thành lập đơn vị chuyên trách về chuyển giao công nghệ

- Đa dạng hoá, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí cho KH&CN

83

Ngoài ra, tăng nguồn cung công nghệ theo tinh thần NĐ 80/2007/NĐ-CP về việc thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Việc thực hiện mô hình DN dưới sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp là mô hình tốt nhất hiện nay để các tổ chức KH&CN công lập có được sự hợp tác với các DN. Vai trò của DN rất quan trọng, nó bổ trợ cho sự yếu kém « đặc trưng » của hệ thống tổ chức KH&CN công lập. Đồng thời, sức mạnh của những tổ chức này về trang thiết bị, nhân lực sẽ được phát huy tối đa hiệu quả. Qua đó, lợi ích mang lại cho xã hội, cá nhân tham gia hợp tác sẽ được cộng hưởng và nhân lên nhiều lần.

Khi tham gia đầu tư cho KH&CN, DN cần được ưu tiên trong thương mại hóa sản phẩm. Nhà nước cần ưu tiên, tạo một quan hệ « không công bằng » có lợi cho DN trong việc khai thác kết quả nghiên cứu để khuyến khích họ đầu tư cho KH&CN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)