Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 83)

11. Kết cấu bố cục luận văn

3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN

Thực tế cho thấy, khả năng cạnh tranh thấp của hàng hóa Việt Nam không chỉ về phía cung, năng lực sản xuất của DN mà cả về phía cầu, năng lực thị trường, khả năng hiểu biết, nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường, năng lực bán hàng kém cỏi, không tiếp cận được các phương thức bán hàng hiện đại. Tính tổ chức, tính cộng đồng của các DN để bảo vệ lợi ích của mình và của cộng đồng trong thị trường rất thấp kém. Để nâng cao năng lực thị trường phải tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường và phổ cập thông tin đến tận DN. Xây dựng tốt các chương trình xúc tiến xuất khẩu. Phát huy vai trò các hiệp hội ngành hàng trong cộng đồng DN.

Mặt yếu kém của các DN Việt Nam hiện nay không chỉ ở những vấn đề đã nêu trên mà còn cả về khả năng tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề mà các DN Việt Nam phải thật sự chú trọng. Về mặt quản lý sản xuất kinh doanh của DN Việt Nam vẫn còn nhiều khâu thừa, hiệu quả sản

84

xuất kinh doanh chưa cao, vẫn còn những khâu gây lãng phí làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi cải cách DN thì không thể chỉ cải cách một vài khâu mà phải cải cách đồng loạt, đồng bộ nhằm tránh những trục trặc do cải cách không hết, dẫn đến các khâu chồng chéo lên nhau gây khó khăn không đáng có trong công tác quản lý.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ chính là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng của hàng hóa và dịch vụ. Đó là cuộc cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của DN mà yếu tố quyết định là con người, là cán bộ. Việt Nam cần có một chương trình cơ bản với qui mô lớn nhằm đào tạo một thế hệ giám đốc mới, đội ngũ quản lý kinh tế mới có kiến thức, có thực tế, ngoại ngữ giỏi, am hiểu kinh tế thị trường, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Ngoài tiêu chuẩn chính trị, về chuyên môn phải là thế hệ doanh nhân mới có khả năng quản lý và giành chiến thắng trên thương trường trong và ngoài nước. Cùng với đội ngũ cán bộ mới là tư duy kinh tế mới phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sáng tạo ra con đường phát triển của Việt Nam tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn vậy, các doanh nghiệp Việt nam cần thực hiện các bước sau:

(1) Xây dựng chiến lược cạnh tranh

(2) Xây dựng, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa của DN (3) Nâng cao trình độ đội ngũ lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 83)