Thực trạng Chợ CN&TB Việt Nam:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 37)

11. Kết cấu bố cục luận văn

2.2.Thực trạng Chợ CN&TB Việt Nam:

Trên thực tế Việt Nam đã có các hình thức mua-bán công nghệ thông qua các kỳ hội chợ- triển lãm thương mại truyền thống cũng như hiện đại, mặt khác cũng đã có các công ty tư vấn chuyển giao công nghệ, máy móc, thiết bị hoạt động ở các thành phố lớn trên cả nước. Đặc biệt mô hình Chợ CN&TB (Techmart- Softmart) do Tp Hồ Chí Minh khởi xướng tổ chức thực hiện từ tháng 12/1999 và được gắn kết với các chương trình hỗ trợ thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm KH&CN; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu và hội nhập của Tp Hồ Chí Minh. Từ mô hình của Tp Hồ Chí Minh khởi xướng đó đã lan tỏa đến nhiều tỉnh thành trên cả nước và tạo được tiếng vang trong hoạt động phát triển thị trường công nghệ. Từ đó cho đến nay mô hình Chợ CN&TB đã được duy trì và phát triển rộng khắp các vùng, miền trong cả nước với quy mô khu vực và quốc gia. Tính đến năm 2010, trên cả nước đã tổ chức hơn 50 kỳ chợ (Techmart), trong đó có 24 kỳ tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh, 4 kỳ quy mô quốc

38

gia, 06 kỳ quy mô khu vực và 15 kỳ ở các địa phương khác, đã huy động hơn 6.000 lượt các tổ chức hoạt động KH&CN (phía cung) tham gia các kỳ chợ, trong đó các đơn vị nghiên cứu thiết kế chế tạo chiếm 66%, các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học và Cao đẳng chiếm 44%. Tổng số có 24.067 lượt công nghệ và thiết bị từ nguồn trong nước được giới thiệu chào bán và đã ký kết hợp đồng mua-bán chuyển giao công nghệ và thiết bị tại các kỳ Chợ với tổng giá trị lên hàng nghìn tỷ đồng.

Hiện tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Hải phòng là các thành phố lớn của cả nước đã tổ chức và duy trì hoạt động tốt các mô hình Chợ CN&TB định kỳ - đa ngành và chuyên ngành (Techmart –Softmart); Chợ CN&TB thường xuyên (Techmart Daily);Chợ CN&TB trên mạng (Techmart Online).

Một số kết quả nổi bật của Techmart quốc gia và Techmart khu vực điển hình đã diễn ra4

:

- Techmart Việt Nam 2003 được tổ chức tại Hà Nội, đây là quy mô Chợ CN&TB quy mô toàn quốc đầu tiên được diễn ra: có 319 đơn vị tham gia (285 đơn vị trong nước, 34 đơn vị nước ngoài), trong đó có gần 100 Viện, phân Viện và Trung tâm nghiên cứu; 50 đơn vị thuộc 11 trường đại học; hơn 100 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; có 49 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tham gia, 34 đơn vị trong nước được đến từ Hàn Quốc, Mỹ, CHLB Đức, Israel, Ấn Độ, Singaparo, Rumani....với gần 400 gian hàng (vượt gần 150 gian hàng so với chỉ tiêu đề ra của Ban tổ chức).

Tại Hội chợ này, đã có trên 2000 công nghệ, thiết bị và dịch vụ được giới thiệu và chào bán, trong đó đại đa số (95%) công nghệ và thiết bị trong nước, 676 hợp đồng và bản ghi nhớ đã được ký kết, trong đó có 334 hợp đồng mua bán công nghệ, thiết bị với giá trị trên 1.000 tỷ đồng. Có nhiều hợp đồng đạt giá trị rất lớn (11,19 triệu USD); có nhiều đơn vị đã ký kết tới hơn 50 hợp

4

39

đồng mua bán công nghệ với giá trị hàng chục tỷ đồng; các đơn vị nước ngoài được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Các gian hàng của Hàn quốc đã ký kết 70 hợp đồng mua bán công nghệ với tổng giá trị trên 2 triệu USD; chợ đã đón 180.000 lượt khách đến thăm; cũng trong thời gian diễn ra hội chợ 3 Hội thảo khoa học và một buổi giao lưu đã được tổ chức và thu hút trên 500 đại biểu tham dự.

- Techmart Việt Nam năm 2005 được tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh: có trên 475 đơn vị tham gia, bao gồm: 190 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; 225 các tổ chức KH&CN; 10 chương trình KH&CN cấp Nhà nước, 20 Sở KH&CN và 40 đơn vị nước ngoài; gần 600 gian hàng được dàn dựng để giới thiệu chào bán 2.200 công nghệ và thiết bị.

Đã có hơn 220.000 lượt người đến thăm các gian hàng; trên 5.000 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu trực tiếp đã diễn ra tại các gian hàng; gần 1.037 bản ghi nhớ, hợp đồng đã được ký kết, trong đó có 159 hợp đồng với tổng giá trị lên đến 1.600,8 tỷ đồng được ký kết chính thức có sự chứng kiến của Ban tổ chức. Trong số 159 hợp đồng nói trên, 6 hợp đồng có giá trị trên 100 tỷ đồng và 50 % là hợp đồng kinh tế với giá trị gần 700 tỷ đồng.

- Techmart Việt nam năm 2007 (tổ chức tại Tây Nguyên): với gần 400 đơn vị tham gia, trong đó có 35 viện, 21 trường đại học, 67 trung tâm nghiên cứu phát triển, 142 doanh nghiệp, 32 hội và cá nhân, 23 Sở KH&CN và 70 đơn vị nước ngoài của 4 nước: Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc tham gia, có 425 gian hàng giới thiệu, chào bán hơn 2.000 công nghệ và thiết bị. Hơn 100.000 lượt người đã đến tham quan Chợ CN&TB Việt Nam 2007; gần 1.000 bản ghi nhớ và hợp đồng đã được ký kết trong đó có 235 bản ghi nhớ và hợp đồng được ký kết chính thức với tổng giá trị gần 700 tỷ đồng.

- Techmart Việt Nam năm 2009 (tổ chức tại Hà Nội) với tên gọi: Chợ CN&TB Việt Nam Asean +3 do Bộ KH&CNphối hợp với Ủy ban

40

KH&CNAsean +3, Ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân Tp Hà Nội tổ chức. Có trên 2.000 hợp đồng kinh tế và bản ghi nhớ giao dịch mua bán công nghệ, thiết bị đã được ký kết tại Techmart Việt NAM ASEAN +3 với tổng giá trị hơn 1.700 tỷ đồng, trong đó có 373 hợp đồng kinh tế với tổng giá trị 1.463 tỷ đồng. Đặc biệt, tại Techmart Viet Nam Asean +3 lần này có 49 gian hàng của 51 đơn vị của các nước Malaysia. Thái Lan, Inđônêxia, Philippine, Singapore, Lào, Trung quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các nước Asean và 3 nước đối tác đã giới thiệu nhiều công nghệ có giá trị, phù hợp với Việt nam. Một trong những điểm ấn tượng của Techmart Việt nam Asean +3 là sự tham gia hùng hậu của các viện, các trường, các trung tâm nghiên cứu khoa học và các nước ASEAN theo 4 lĩnh vực chủ đạo: công nghệ thông tin- truyền thông; năng lượng; phòng tránh thiên tai; chế biến lương thực – thực phẩm. Đây là lần đầu tiên có sự tham gia đóng góp của tất cả 10 Chương trình KH&CN cấp Nhà nước (từ KC 01 đến KC 10) với kết quả nghiên cứu tổng cộng của 160 đề tài. Trong thời gian diễn ra Techmart này đã có hơn 200.000 lượt người đã đến tham quan.

- Techmart Nghệ An năm 2005 là Techmart đầu tiên của vùng Bắc – Trung Bộ được tổ chức với phương châm "Liên kết cùng phát triển". Tại Techmart này có 158 đơn vị tham gia, trong đó có 67 đơn vị đến từ 23 viện, 9 trường đại học, 35 trung tâm nghiên cứu-phát triển, 79 DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và 12 Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thuỷ sản; 145 gian hàng và 700 m2

trưng bày ngoài trời giới thiệu, chào bán 950 công nghệ và thiết bị và dịch vụ KH&CN thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Cơ khí-Chế tạo máy-Tự động hóa - Điện tử; Nông-Lâm- Thủy sản; Chế biến thực phẩm; Công nghệ thông tin; Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Vật liệu- Hóa chất -Gốm sứ - Thuỷ tinh; Dịch vụ, tư vấn

41

KH&CN….Các công nghệ và thiết bị này là những công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung bộ. Hơn 100.000 lượt doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đã đến thăm Techmart Nghe An 2005 từ các địa phương trong khu vực. Có 406 bản ghi nhớ đã được ký kết.

+ Techmart Dong Nai 2010: Nơi tạo lập mối liên kết các hoạt động KH&CN trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Với chủ đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập”, Techmart Dong Nai 2010 đã thu hút sự tham gia tích cực của 288 đơn vị với số lượng 400 gian hàng; Trong đó có 270 gian hàng ở khu vực công nghệ, thiết bị của 188 đơn vị; và 130 gian hàng ở khu vực thương mại của 100 doanh nghiệp với sự tham gia đông đủ của các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như: TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh; và các tỉnh, thành khác ngoài vùng kinh tế trọng điểm, như: Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên và TP. Hà Nội. Số CN&TB đem ra chào bán tại Chợ đã lên đến hàng ngàn công nghệ, thiết bị và các sản phẩm, giải pháp phần mềm. Sự thành công của Techmart Dong Nai 2010 đã được thể hiện với việc gần 20.000 lượt khách đến tham quan, trong đó đã có trên 6.000 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu trực tiếp tại các gian hàng và khoảng 120 bản ghi nhớ được thiết lập giữa các đơn vị tham gia và khách hàng;

Số liệu thống kê trong 7 năm qua (2003 – 2009) cho thấy Techmart đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình tạo lập và phát triển thị trường công nghệ. Sự tăng trưởng số lượng hợp đồng ký kết tại các kỳ Techmart Vietnam (biểu đồ 2.4- Phần Phụ Lục), khẳng định công nghệ trong nước có tính cạnh tranh và thực sự trở thành hàng hoá.

Ngoài mô hình Chợ CN&TB kể trên, phải kể đến 2 mô hình đang phát triển trong xu thế hiện nay đó là : Mô hình Techmart ảo và Techmart Daily.

42

Mô hình Techmart ảo -Techmart Online (Xem biểu đồ 2.5 – Phần Phụ lục)

Chợ CN&TB trên mạng (Techmart ảo) được Bộ KH&CN chỉ đạo phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cùng với loại hình Techmart theo phiên tại một số địa điểm và vào thời gian nhất định, các Chợ CN&TB trên mạng Internet (Techmart ảo) được thiết lập dựa trên sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại cho phép mở rộng giới hạn về không gian và thời gian giao dịch. Techmart ảo tại địa chỉ http://www.techmartvietnam.com.vn của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Bộ KH&CN, http://www.techmart.cesti.gov.vn của Trung tâm Thông tin KH&CN Tp. Hồ Chí Minh và các Techmart ảo của các địa phương như Hải Phòng, Bình Định, Nghệ An, Lâm Đồng, Thái Bình, Đồng Nai cung cấp các thông tin về cung và cầu công nghệ thiết bị đã trở thành kênh thông tin phong phú, tích cực phục vụ cho việc đổi mới công nghệ, thiết bị cho cộng đồng doanh nghiệp và cũng là kênh giao dịch thường xuyên, xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hỗ trợ cho các đơn vị có công nghệ, thiết bị chào bán cũng như các đơn vị có nhu cầu tìm mua công nghệ, thiết bị, gặp gỡ trao đổi trực tuyến, không hạn chế về không gian và thời gian.

Mô hình Techmart thường xuyên (Techmart Daily)

Để duy trì thường xuyên giao dịch công nghệ, thương mại hóa kết qủa nghiên cứu KH&CN, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hỗ trợ các hoạt động hậu Techmart. Năm 2006, các Sàn giao dịch công nghệ với quy mô nhỏ đã đi vào hoạt động. Đó là các Sàn giao dịch tại tầng 1, 24 Lý thường Kiệt, toà nhà của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Sàn giao dịch công nghệ thường xuyên tại tầng 1, 79 Trương Định, Tp. Hồ Chí Minh, trụ sở của Trung tâm Thông tin KH&CN Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2008, Sàn giao dịch công nghệ

43

của Sở KH&CN Hải Phòng, tại số 1 Phạm Ngũ Lão cũng được khai trương. Đây là mô hình thử nghiệm hoạt động về Trung tâm Giao dịch công nghệ, nhằm làm cơ sở để rút ra những kinh nghiệm cụ thể cho việc xây dựng và hình thành các trung tâm giao dịch công nghệ quy mô lớn hơn. Tại đây, cả bên cung và cầu có thể giao dịch qua mạng (Techmart ảo) hoặc giao dịch trực tiếp. Giao dịch trực tiếp được hiểu là giao dịch tiến hành ngay tại Trung tâm Giao dịch có sự tham gia của cán bộ làm việc tại Trung tâm Giao dịch với tư cách môi giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại Trung tâm giao dịch công nghệ của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, trong giai đoạn 2006-2008, đã thực hiện được hơn 1500 giao dịch trực tiếp trong đó có 50 hợp đồng được ký kết với tổng giá trị 20 tỷ đồng. Ngoài ra còn có hàng trăm mua bán thiết bị đơn lẻ cũng được thực hiện từ Sàn giao dịch.

Trung tâm thông tin KH&CN thuộc Sở KH&CN Tp. Hồ Chí Minh hợp tác với Công ty cổ phần công nghệ và thương mại Vinh Nam triển khai xây dựng Sàn giao dịch công nghệ theo hình thức Techmart thường xuyên (Techmart Daily) và đưa vào hoạt động từ tháng 10/2006. Techmart Daily được duy trì thường xuyên với 150 chủng loại máy móc, thiết bị của 60 nhà cung cấp. Tại đây, đã thực hiện hàng chục hợp đồng chuyển giao công nghệ với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng

Sàn giao dịch công nghệ của Sở KH&CN Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2009, đến nay đã đạt kết quả rất tốt. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, thu hút được hơn 1.100 lượt khách đến tham quan, trao đổi, tìm kiếm các sản phẩm khoa học và công nghệ. Đã có hơn 400 lượt khách đến giao dịch với các gian hàng tại Sàn, với 19 hợp đồng được ký kết, và tổng giá trị 39.975.849.000đ.

44

Tóm lại, hoạt động trên TTCN hiện nay đang hướng tới mục tiêu khai thác tối đa các hàng hóa công nghệ là thành quả KH&CN do các tổ chức nghiên cứu KH&CN tạo ra và thúc đẩy lưu thông hàng hóa này trên TTCN, quan trọng hơn cả là đáp ứng nhu cầu về đổi mới công nghệ ngày càng tăng của khu vực DN.

Kết luận: Có thể khẳng định, các mô hình Chợ CN&TB định kỳ, đa ngành và chuyên ngành (Techmart-Softmart); Chợ CN&TB thường xuyên (Techmart Daily); Chợ CN&TB trên mạng (Techmart Online) đã và đang từng bước phát huy hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ kết nối giao dịch mua- bán công nghệ, thông tin công nghệ, góp phần hỗ trợ thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm KH&CN và phát triển thị trường công nghệ Việt Nam. Số lượng giao dịch mua bán công nghệ chỉ tính giai đoạn từ 2006-2010 đã tăng hơn 3 lần, tổng giá trị giao dịch thông qua các hợp đồng được ký kết đã tăng 2,5 nần so với giai đoạn 2001-2005 và đạt gần 6.000 tỷ đồng. Đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn, các mô hình chợ đã góp thêm luận cứ cho việc xây dựng và ban hành các chủ trương chính sách mới. Các tổ chức KH&CN đã được cọ sát với thị trường nên đang tích cực tạo ra những sản phẩm KH&CN đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường công nghệ. Các định hướng, giải pháp để phát triển thị trường công nghệ cũng đang được tăng cường thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 37)