11. Kết cấu bố cục luận văn
3.1.2. Mục tiêu hoạt động KH&CN trong giai đoạn 2011-2015
- Nâng cao trình độ, chất lượng các công trình nghiên cứu trong nước, năng lực sáng tạo, đổi mới công nghệ, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế, đạt mức tương đương với các nước trong khu vực.
- Các nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn phải giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản cho quá trình công nghiệp hóa và xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tạo ra nhiều công nghệ và sản phẩm có giá trị kinh tế và khả năng thương mại hóa cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập. Tăng hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tạo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng, cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của một số ngành kinh tế quan trọng. Tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới trong các ngành kinh tế - kỹ thuật có tốc độ tăng trưởng nhanh, các ngành có lợi thế cạnh tranh cao, có tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP, các ngành công nghiệp phụ trợ và tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội..;.Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các công nghệ thích hợp thuộc các lĩnh vực công nghiệp truyền thống, quan trọng.
72
- Tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ sản phẩm. Nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ, thích nghi và cải thiện công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài trong một số lĩnh vực dịch vụ, kết cấu hạ tầng như tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, hàng không nhằm đảm bảo sự tương hợp quốc tế.
- Ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông thôn và miền núi, đặc biệt là tiến bộ trong ngành nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ngang bằng nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
- Nâng cao tiềm lực KH&CN của đất nước đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực vào năm 2015. Đưa vào hoạt động hai khu công nghệ cao tại Hòa Lạc và Tp Hồ Chí Minh; sử dụng và khai thác có hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một số tổ chức dịch vụ KH&CN quan trọng về thông tin KH&CN, tiêu chuẩn-đo lường- chất lượng, chuyển giao công nghệ
3.2. Những giải pháp chủ yếu cho mô hình Chợ CN&TB hay Thị trường công nghệ nói chung phát triển bền vững
3.2.1. Giải pháp gắn kết “cung – cầu”
Thực tế đó là việc đẩy mạnh hoạt động liên kết nghiên cứu - sản xuất - gắn kết liên kết giữa trường và viện; đây là một trong những biện pháp kết nối cung cầu hữu hiệu.
Hoạt động KH&CN là một trong các nhiệm vụ chính của các trường đại học. Các trường đại học phải là trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ,
73
chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Để thực hiện được trách nhiệm trên, cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
a) Quán triệt nhiệm vụ của trường đại học trong nghiên cứu KH phục vụ sản xuất
Điều 15 của Luật Giáo dục có ghi: Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất.
Trường cao đẳng, Trường đại học, Viện nghiên cứu khoa học, Cơ sở sản xuất có trách nhiệm phối hợp trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Điều 54 của Luật Giáo dục ghi rõ nhiệm vụ của các trường đại học là: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước. Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Vậy một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của một trường đại học là kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và phục vụ xã hội. Điều đó giúp trường đại học từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương và cả nước.
b) Lập kế hoạch và các giải pháp Chuyển giao công nghệ-Lao động sản xuất
Các đơn vị cần có kế hoạch hàng năm và 5 năm về việc chuyển giao công nghệ-lao động sản xuất, coi đây là một bộ phận của kế hoạch KH&CN của đơn vị, kèm theo các chỉ tiêu phấn đấu và các giải pháp để triển khai thực hiện.
74
Các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp sau khi được tổ chức đánh giá nghiệm thu phải được tạo điều kiện để đưa vào ứng dụng. Khi các cá nhân và đơn vị đăng ký đề tài khoa học cần nêu rõ địa chỉ ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài. Các chủ nhiệm đề tài cần chủ động đề xuất với đơn vị ý nghĩa và khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu. Mặt khác, các đơn vị cần khuyến khích, tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Đẩy mạnh hoạt động thông tin giới thiệu kết quả những công trình nghiên cứu có giá trị, tạo điều kiện ứng dụng vào thực tế sản xuất, xã hội.
c) Tăng cường đầu tư cho hoạt động KH&CN của các trường đại học:
Lực lượng cán bộ khoa học trong các trường đại học, cao đẳng rất đông đảo, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cán bộ khoa học của cả nước. Ngoài nhiệm vụ đào tạo, đội ngũ này cần được tạo điều kiện đầy đủ để nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ. Sự lạc hậu của các phương tiện trong các trường đại học làm hạn chế nhiều đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư cho các trường đại học để nâng cấp thiết bị đồng bộ mới hy vọng phát huy được tiềm năng lao động khoa học và góp phần thúc đẩy sự nghiệp khoa học nước nhà.
Những năm gần đây, Nhà nước đã chú ý đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đại học để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Thực hiện nghị quyết Trung ương II, Nhà nước đang tổ chức xây dựng và đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm theo hướng ưu tiên. Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện để cho các phòng thí nghiệm của các trường đại học tham gia tuyển chọn là phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Ngoài ra, Bộ cũng chủ trương xây dựng các phòng thí nghiệm mạnh trong các đơn vị và ngành.
75
d) Đa dạng hóa phương thức chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh
Hoạt động chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh rất đa dạng có thể có các hình thức sau:
- Hoạt động triển khai công nghệ dưới dạng dự án sản xuất thử nghiệm: Loại hình này có thể thực hiện ở tất cả các lĩnh vực khoa học. Những năm gần đây số lượng sản xuất thử nghiệm bị hạn chế do việc thu hồi và cấp phát kinh phí có quá nhiều thủ tục làm các cán bộ khoa học không muốn thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Bộ hữu quan cải tiến các thủ tục cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thử nghiệm có cơ hội triển khai ra diện rộng hơn.
- Triển khai thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ: Những kết quả nghiên cứu sau khi đánh giá, nghiệm thu cần được kiểm chứng qua sản xuất đơn chiếc, sản xuất nhỏ. Các trường đại học cần có nhiều hình thức giới thiệu để ứng dụng vào thực tế thông qua hợp đồng sản xuất, chuyển giao công nghệ, khuyến khích việc liên kết giữa các bộ môn, giữa các đơn vị để giải quyết những hợp đồng trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối và phải chịu trách nhiệm đến cùng với cơ sở sản xuất.
- Hoạt động tư vấn khoa học công nghệ: Nội dung hoạt động tư vấn cần đa dạng và phong phú nhằm lựa chọn, làm chủ công nghệ nhập, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, tư vấn về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội từng vùng và cả nước, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán, thẩm định dự án, tư vấn đấu thầu, ... Hình thức này thích hợp với nhiều trường đại học, cần được khuyến khích phát triển.
- Thành lập DN KH&CN trong các cơ sở đào tạo: Các trường có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, Nhà nước cần sớm lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Bộ KH&CN sẽ tổ chức xét duyệt nhanh, giảm thủ tục để sớm
76
thành lập một số doanh nghiệp Nhà nước (Bộ KH&CN có nhóm chuyên viên gồm các vụ chức năng: Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Vụ kế hoạch Tài chính, Vụ tổ chức Cán bộ để giúp các trường tiến hành thủ tục xin thành lập doanh nghiệp). Các đơn vị cùng Bộ tổ chức thêm nhiều doanh nghiệp Nhà nước trong trường đại học để trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp, đề nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
e) Phát triển liên kết cung - cầu
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản pháp quy Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các trường đại học; Quy chế hoạt động của các đơn vị nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh trong trường đại học.
- Củng cố các đơn vị R&D và sản xuất kinh doanh trong trường đại học. Các trường đại học cần đánh giá lại các họat động của các trung tâm KH&CN của đơn vị, chấn chỉnh tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi để các trung tâm hoạt động khoa học chuyển giao công nghệ lao động sản xuất. Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị trên, giải thể các trung tâm hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ, sản xuất bị thua lỗ; sáp nhập một số trung tâm có chức năng, nhiệm vụ gần nhau thành những trung tâm hoặc viện nghiên cứu có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ-sản xuất kinh doanh trong trường.
- Đề nghị Chính phủ bổ sung, sửa đổi Nghị đinh 35/HĐBT theo hướng mở rộng phạm vi hoạt động của các của các đơn vị không chỉ sản xuất đơn chiếc số lượng nhỏ các sản phẩm mới, mà cho phép triển khai sản xuất với qui mô không hạn chế các kết quả nghiên cứu của đơn vị mình, có như thế mới tạo điều kiện đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.
77
- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi miễn giảm thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm có tính chất thực nghiệm và qui mô nhỏ
3.2.2. Một số giải pháp và kiến nghị để kích thích cung-cầu phát triển trong thị trường công nghệ trong thị trường công nghệ
3.2.2.1. Giải pháp đối với phía cầu công nghệ
Mục tiêu: Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất
Giải pháp: Bao gồm các nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, cần xác định rằng, muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thì trước hết phải bắt đầu từ chính các tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó doanh nghiệp là lực lượng trọng yếu. Do đó, các doanh nghiệp phải chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, mua sắm máy móc, phương tiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, Nhà nước cần tạo cơ chế gắn kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu triển khai. Đồng thời Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích hình thành các tổ chức cung cấp và thông tin công nghệ, để giúp các doanh nghiệp có cơ hội cập nhật, lựa chọn và xác lập phương án đổi mới công nghệ tốt nhất. Phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin công nghệ cho những ngành chính, để mỗi DN khi mua công nghệ biết được mình chọn và mua công nghệ nào và mình bán sản phẩm ra thị trường thì người tiêu dùng đòi hỏi công nghệ gì. Về lâu dài, cần cổ phần hoá các cơ sở nghiên cứu và triển khai để huy động các cơ sở này vào việc phục vụ DN vừa và nhỏ một cách hữu hiệu, không thể dựa vào việc nhập các dây chuyền thiết bị nước ngoài tràn lan như hiện nay, vì quá kém, không đảm bảo tính cập nhật thường xuyên và trong nhiều trường hợp đây chính là lý do ta không có được những công nghệ tiên tiến nhất.
78
Thứ ba, Nhà nước cần liên kết với các doanh nghiệp tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh doanh, tiếp thị, kỹ năng quản lý cho các giám đốc cũng như nhân viên của doanh nghiệp bằng việc tổ chức các khoá đào tạo ngắn, dài hạn ở trong và ngoài nước. Tăng cường việc thông tin và nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến “công nghệ”. Sớm hình thành các sàn giao dịch công nghệ để doanh nghiệp, nhà khoa học có thể gặp gỡ, trao đổi và mua bán công nghệ, kết nối bên cung và bên cầu của thị trường công nghệ. Đẩy mạnh việc tổ chức và tham gia các chợ công nghệ, thiết bị, tạo môi trường thuận lợi cho việc chuyển giao và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
Thứ tư, Nhà nước cần soát xét lại các chính sách cho vay, hỗ trợ vốn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp. Xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối tượng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nền kinh tế đất nước).
Thứ năm, Bộ KH&CN cần thống nhất với các bộ/ngành liên quan sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác này; đưa quản lý công nghệ đi vào nề nếp và tạo điều kiện cho DN đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị ngày càng nhanh và hiệu quả hơn.
Có thể nói, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì việc phát triển doanh nghiệp gắn liền với đổi mới công nghệ là xu hướng tất yếu, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chủ động triển khai đổi mới công nghệ sao cho phù hợp nhất đối với điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật công nghệ của từng doanh nghiệp. Có như vậy mới góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển và phồn vinh.
79
Để công tác đổi mới công nghệ ở DN thực hiện tốt cần nâng cao năng lực đổi mới thường xuyên công nghệ của doanh nghiệp thông qua:
- Xây dựng và thực thi các chương trình đào tạo về quản lý công nghệ ở DN;
- Thành lập hệ thống Quỹ đào tạo kỹ năng, tay nghề từ Trung ương đến địa phương.
- Khuyến khích trao đổi thông tin, hợp tác về công nghệ;
- Đầu tư phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Giải pháp tạo nguồn để đổi mới công nghệ; nội dung cụ thể của giải pháp này đó là :
+ Tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: