Nội dung đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 61)

11. Kết cấu bố cục luận văn

2.3.2.3.Nội dung đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

+ Đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ):

Đây là việc doanh nghiệp đưa ra thị trường một hàng hóa hay dịch vụ mới hoặc có sự cải tiến đáng kể hàng hóa hoặc dịch vụ. Sự sáng tạo này (mới hoặc cải tiến về công nghệ) phải có tính mới đối với doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết phải là mới đối với ngành hoặc thị trường. Và cũng không quan

62

trọng việc phát triển đổi mới được xuất phát từ nội tại DN hay từ doanh nghiệp khác. Trong hoàn cảnh Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới thì đổi mới công nghệ là nhu cầu bức thiết để DN Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế từ cuối năm 2008 đến nay. Trong 3 năm từ 2006 – 2008 đã có tới 67,8 % doanh nghiệp đưa ra được sản phẩm mới hoặc có cải tiến đáng kể và có 57,3 % doanh nghiệp đưa ra dịch vụ mới hoặc có cải tiến. Đáng lưu ý là hầu hết sự đổi mới sản phẩm và dịch vụ này được tiến hành bởi bản thân các doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp hợp tác với các công ty hoặc viện nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước còn rất hạn chế, thậm chí tỷ lệ doanh nghiệp có hợp tác với các công ty và viện nghiên cứu nước ngoài còn nhiều hơn so với tỷ lệ doanh nghiệp có hợp tác với các công ty hoặc viện nghiên cứu trong nước khác7. Đây thực sự là một vấn đề hết sức nghiêm trọng về thực trạng việc ứng dụng và chuyển giao, phổ biến công nghệ tại Việt Nam. Rõ ràng rằng, cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu ở Việt Nam có rất nhiều hạn chế. Các DN đang phải mày mò, tự đổi mới công nghệ và cải tiến sản phẩm và không nghi ngờ gì, nếu thực trạng này tiếp tục, đó sẽ là một cản trở lớn cho sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam.

Đánh giá về mức độ đổi mới sản phẩm, kết quả khảo sát cho thấy trong giai đoạn 2006-2008 có khoảng trên 57,9 % số doanh nghiệp điều tra đã có sản phẩm/dịch vụ đổi mới đối với chính DN mình. Đặc biệt tỷ lệ DN có dịch vụ và sản phẩm mới đối với thị trường khá cao: 65,6% số doanh nghiệp khẳng định điều này. Tỷ lệ này cho thấy, doanh nghiệp Việt nam đã chủ động sáng tạo, đưa ra những sản phẩm/dịch vụ mới chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu

7Theo kết quả khảo sát về thực trạng DN VN của Viện Nghiên cứu Ứng dụng và phát triển công nghệ

63

của thị trường chứ không chỉ là đơn thuần là đổi mới nói chung. Tư duy hoạt động đổi mới trong nền kinh tế thi trường đã đang dần dần ngấm sâu vào các doanh nghiệp thay cho nếp nghĩ xưa kia là chỉ “sản xuất những cái mình có”. Tuy nhiên, khi xét về mức độ trung bình của các sản phẩm được đổi mới trên tổng doanh thu năm 2008 thì tỷ lệ sản phẩm/ dịch vụ mới đối với thị trường chỉ chiếm 27%. Trung bình có đến 51% hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp không thay đổi. Thực chất, nhóm hàng hóa dịch vụ có tính chất đổi mới đối với DN (chiếm 22% trên tổng doanh thu) có thể có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong thời hạn trước mắt. Còn về lâu dài, việc tăng tỷ lệ hàng hóa/dịch vụ mới đối với thị trường phải là ưu tiên hàng đầu. (Xem hình 2.8 – Phụ lục)

Khu vực FDI là khu vực có tỷ lệ DN có đổi mới sản phẩm mạnh lớn hơn cả, nhất là tại các DN có 100% vốn nước ngoài, tuy nhiên khu vực DN nhà nước và khu vực có sở hữu hỗn hợp lại vượt trội lên trong lĩnh vực đổi mới dịch vụ. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ đổi mới dịch vụ thường gắn liền với các yếu tố văn hóa, thói quen tiêu dùng v..v.. điều mà các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không dễ gì đạt làm được. Tỷ lệ các DN có sản phẩm “mới so với thị trường” ở khu vực FDI cũng cao hơn so với các khu vực DN khác , trong khi tỷ lệ các DN có sản phẩm mới so với bản thân ở tất cả các khu vực DN khá tương đương nhau.

+ Đổi mới công nghệ trong quy trình sản xuất (Hình 2.9 – Phần Phụ lục)

Đây là việc thực hiện một quy trình sản xuất mới hoặc có cải tiến sản xuất đáng kể, phương thức phân phối, hoặc hoạt động hỗ trợ cho hàng hóa và dịch vụ của DN. Sự sáng tạo này (mới hoặc cải tiến) phải là mới đối với DN, nhưng không nhất thiết phải là mới đối với ngành hoặc thị trường của DN. Không quan trọng việc phát triển đổi mới được xuất phát từ chính DN hay DN khác, loại trừ việc đổi mới đơn thuần về tổ chức.

64

Thực vậy kết quả nghiên cứu một lần nữa cho thấy đối với việc đổi mới tại các doanh nghiệp, vai trò của các viện và trường đại học được đánh giá còn chưa cao. Thậm chí có đến 25% doanh nghiệp được hỏi chưa nhận thấy ý nghĩa của các tổ chức này trong việc đổi mới. Ngược lại, có đến 2/3 số doanh nghiệp được hỏi đánh giá cao và rất cao tầm quan trọng của các hoạt động hợp tác từ phía khách hàng. Điều này cũng vô cùng quan trọng bởi lẽ hoạt động sản xuất kinh doanh đang đuợc triển khai theo chuỗi. Các doanh nghiệp là khách hàng của nhau, và việc đánh giá cao vai trò của khách hàng cho thấy các DN Việt Nam đã và đang dần dần tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm dịch vụ bằng chính việc đổi mới. Tuy nhiên, việc hợp tác với các doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành và với các nhà cung cấp thiết bị, nguyên liệu và phần mềm cũng như với các tác nhân khác trong ngành vẫn chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Đây là điểm yếu của các DN Việt Nam đã được đề cập tại rất nhiều nghiên cứu khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 61)