Vài nét về mô hình hội chợ truyền thống ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 32)

11. Kết cấu bố cục luận văn

2.1.1. Vài nét về mô hình hội chợ truyền thống ở Việt Nam:

Hội chợ - triển lãm đã được tổ chức thường xuyên và chuyên nghiệp ở nước ta từ rất lâu; cùng với quá trình hội nhập và phát triển, các Hội chợ được tổ chức khá thường xuyên với sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức trong nước và nước ngoài, sản phẩm và hàng hoá tham gia cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Hội chợ - triển lãm có thể được coi là loại sự kiện được tổ chức trong một thời gian ngắn hạn bởi một hoặc nhiều tổ chức nhằm xúc tiến một số hoạt động nhất định, tạo không gian mua bán, trao đổi, tìm hiểu lẫn nhau giữa các đơn vị, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ được trưng bày, giới thiệu, chào bán với những đơn vị, cá nhân quan tâm, có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đó. Hoạt động hội chợ mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau. Nhiều hội chợ trong một số lĩnh vực được tổ chức định kỳ vào ngày giờ xác định, thực sự trở thành ngày hội của các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tương ứng.

Các hội chợ chuyên ngành, không chỉ là dịp để các đơn vị tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình mà còn là kênh quan trọng để khách đến hội chợ tìm hiểu thông tin công nghệ - thiết bị, mua sắm công nghệ-thiết bị, hoạt động chuyển giao công nghệ dưới nhiều hình thức.Tuy nhiên, công nghệ-thiết bị được giới thiệu tại các hội chợ truyền thống thường là những công nghệ-thiết bị ổn định do các hãng lớn phát triển. Phần lớn các cơ quan KH&CN trong nước với quy mô nhỏ bé, tiềm lực tài chính hạn hẹp,

3Báo cáo kết quả nghiên cứu nhánh 7, đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển TTKH&CN ở Việt nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”

33

ít có khả năng tham gia các hội chợ như vậy. Thiết bị-công nghệ của các tổ chức KH&CN ở giai đoạn này thường là đơn chiếc, tính thương phẩm chưa cao, độ ổn định và độ tin cậy chưa được khẳng định.

Ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân là do thiếu kinh nghiệm và kinh phí, thậm chí cả động lực để tham gia thị trường.

Thực tế cho thấy, để các tổ chức KH&CN có thể tham gia TTCN, thiết bị thì hoạt động thị trường của các tổ chức này phải được cải thiện. Bên cạnh nỗ lực của bản thân các tổ chức KH&CN, những cơ chế, chính sách hữu hiệu hướng hoạt động của các đơn vị này gắn với thị trường cũng không kém phần quan trọng. Trong thời gian qua, những nỗ lực tổ chức các kỳ Techmart nhằm tạo giới thiệu, quảng bá các kết quả nghiên cứu và phát triển của các tổ chức KH&CN trong nước đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về thị trường của các tổ chức này. Techmart có thể coi là một loại hội chợ đặc biệt; với hình thức này, các tổ chức KH&CN tránh được những rào cản thường thấy ở các hội chợ truyền thống. Sự khác nhau giữa Techmart so với hội chợ truyền thống cho tới nay chủ yếu là loại hoạt động được xúc tiến (liên kết KH&CN với sản xuất), hướng chủ yếu vào sản phẩm: công nghệ và thiết bị từ kết quả nghiên cứu tạo ra, đối tượng tham gia phần lớn là các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các Trường Đại học – Cao đẳng và một số đặc thù trong công tác chuẩn bị với sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước để trợ cấp cho chi phí tổ chức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Mô hình Techmart - Chợ Công nghệ và thiết bị nhằm thúc đẩy chính sách phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn mới (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)