11. Kết cấu bố cục luận văn
2.3.2.1. Nghiên cứu về nhu cầu đổi mới công nghệ và tiếp thu tiến bộ
KHKT của đối tượng bên cầu
Đánh giá chung: Giữa hoạt động đổi mới và hoạt động KH&CN có những
khác biệt. Trong khi hoạt động KH&CN là hoạt động chuyên môn do các nhà KH&CN tiến hành thì đổi mới là hoạt động thực tiễn mang tính liên ngành, đa ngành, xuất phát từ động cơ lợi nhuận, giá trị gia tăng về kinh tế và thường do
5
Ths Phạm Chí Trung http://www.khoahoc.com.vn và Trần Văn Hải – Thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tiếp cận từ quyền sở hữu trí tuệ-tạp chí HĐKH tháng 4/2011
53
các nhà DN tiến hành. Do đó chủ thể của các hoạt động đổi mới là các nhà DN, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Phân tích, ngày nay, KH&CN đang trở thành một vấn đề thu hút được sự
quan tâm của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các thành tựu KH&CN, đổi mới công nghệ, thiết bị là yếu tố quyết định trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Chính vì thế, việc đổi mới công nghệ là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển KH&CN ở Việt Nam. Theo kết quả khảo sát 200 doanh nghiệp về tình hình sử dụng thiết bị, công nghệ và đổi mới công nghệ do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2008 cho thấy, mức đầu tư của doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ, thiết bị đã tăng dần qua các năm; nếu như năm 2005 đầu tư cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm 2,1% tổng doanh thu thuần thì đến năm 2006 con số này là 4,1% và đến năm 2007 là 6,9%. Vì sao có sự thay đổi tăng nhanh này? Bởi vì, vấn đề đổi mới công nghệ doanh nghiệp là nội dung quan trọng trong thực hiện những bước đi cụ thể của quá trình công nghiệp hóa đất nước. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có hàng loạt các biện pháp chính sách phát triển thị trường công nghệ, đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước đã thúc đẩy xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực KH&CN, khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước hết, chúng ta hãy phân tích từ các yếu tố khách quan, đó là :
+ Những yêu cầu khách quan về nhu cầu và khả năng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp dưới tác động của hệ thống cơ chế, chính sách trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế (IMF, 1997; UNDP, 1999)
Hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan hiện nay trên thế giới. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ mở ra cơ hội để Việt nam
54
tiếp cận nhanh hơn với những tri thức mới của nhân loại, với các nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng KH&CN hiện đại, với các thị trường đầy tiềm năng…Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay thực chất là tự do hoá hoạt động thương mại, tài chính, đầu tư, chuyển giao công nghệ với biểu hiện đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia dưới tác động của các cơ chế, chính sách, sự ổn định chính trị….và đặc điểm của mỗi nền kinh tế. Gia nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu, có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt không chỉ với bên ngoài mà còn ngay cả với chính sự lạc hậu của ta. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh hàng hoá và dịch vụ) là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong một tương lai gần. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tạo dựng lên những doanh nghiệp thành đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
+ Xu thế đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến nhu cầu đổi mới và tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp được thể hiện ở khía cạnh sau: Việc đổi mới là nhu cầu khách quan mang tính quy luật: Sau 20 năm đổi mới, tự bản thân mỗi doanh nghiệp đều nhận thức rõ hoạt động thực tiễn chuyển đổi nền kinh tế của đất nước. Từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp, chỉ gói gọn trong tư duy “kế hoạch hoá” suốt cả quá trình xây dựng và tồn tại trước năm 1987. Đây chính là nguyên nhân gây nên sự trì trệ tiếp nhận đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Khi đó tất cả 100% doanh nghiệp của Nhà nước đợi chờ sự phân phát kế hoạch bao cấp viện trợ về công nghệ từ các nước bạn XHCN phát triển hơn mình. Thực tiễn ấy dẫn đến dù công nghệ của những thập kỷ 50 rất lạc hậu, sản phẩm nghèo nàn, mẫu mã giản đơn….sử dụng
55
được cái “bền” song kém hiệu quả là tất yếu. Chỉ đến những năm cuối của thập kỷ 80 định hướng phát triển kinh tế mà Đảng ta đề xuất để phù hợp với xu thế thời đại đã đánh dấu một “mốc son” cho một nền kinh tế có “tư chất mới”. Kết quả đã đem lại những mốc khởi sắc về chất cho toàn bộ các hoạt động, lĩnh vực, ngành trong đất nước. Trong đó không thể thiếu mặt hoạt động của các doanh nghiệp. Sức ép của tính thời đại, của sự phát triển các ngành công nghệ cao đã buộc các doanh nghiệp cần phải sớm tuyển chọn và tiếp nhận; Doanh nghiệp phải tự đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; Để không bị phá sản, doanh nghiệp phải lấy hiệu quả, phát triển tính tiên tiến, hiện đại, phải thấy tính cấp bách trong việc cần thường xuyên đổi mới công nghệ là mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả lao động thì mới có thể tồn tại trong xu thế hội nhập và phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường thì áp lực cạnh tranh tạo ra sức ép mạnh hơn cả. Để vượt lên và chiến thắng đối thủ thì DN phải biết tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Đối với DN Việt nam, để nâng cao năng lực cạnh tranh, trước hết phải đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới hệ thống DN Nhà nước. Kiên quyết giải thể, phá sản những DN làm ăn thua lỗ kéo dài bởi vì những DN này không có khả năng cạnh tranh, không có khả năng tiếp nhận công nghệ mới trong bối cảnh hội nhập. Tiếp đến là các DN cần nhanh chóng đổi mới công nghệ, đây là nhân tố quan trọng hàng đầu và phải đặt DN vào vị trí trung tâm trong việc đổi mới công nghệ. Phải chủ ý là trong quá trình đổi mới công nghệ, không phải cứ công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mới tốt, vấn đề là ở chỗ DN phải tự lựa chọn cho mình những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ, nhân công cùng khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ đó có hiệu quả cao nhất. Từ đó, chúng ta mới có điều kiện tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đó là những nhân tố
56
chính của quá trình hội nhập tác động mạnh đến nhu cầu và khả năng tiếp nhận công nghệ của DN. Nếu chậm trễ trong việc tiếp nhận công nghệ, đổi mới công nghệ, chắc chắn DN không có cơ hội vươn lên cạnh tranh với các đối tác khác, ngay cả trên thị trường nội địa.
Để tăng nhu cầu và khả năng tiếp nhận công nghệ của DN, các nhà kinh tế và các nhà khoa học cho rằng, các DN cần xây dựng thêm những năng lực cơ bản sau:
Một là năng động trong việc xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN;
Hai là năng lực biết lựa chọn cái mạnh nhất của mình tạo ra sản phẩm độc đáo có tính thương hiệu cao và bền vững;
Ba là năng lực sáng tạo có tính đột phá tạo nguồn cho sản xuất và đầu tư; Bốn là năng lực biết chia sẻ, có khả năng liên kết với các Viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp khác.