Chi nhánh cũng đã đạt được những thành công đáng kể.
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh thanh toán tín dụngchứng từ hàng nhập chứng từ hàng nhập
2.1.4.1. Tốc độ tăng doanh số thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu
Hoạt động đẩy mạnh dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu thể hiện rõ qua chỉ tiêu này. Nếu các biện pháp đẩy mạnh của Chi nhánh trong thời gian qua là đúng đắn và thực hiện tốt thì chỉ tiêu này sẽ cao và ngược lại.
Hình 2.4 : Tình hình doanh số tín dụng chứng từ nhập khẩu của NHNo&PTNT Cầu Giấy giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: nghìn USD (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế năm 2007,2008,2009)
Nhìn vào đồ thị ta thấy doanh số mở L/C và thanh toán L/C tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, Doanh số mở L/C đạt 10148,1 nghìn USD, năm 2008 tăng 42,5%, năm 2009 tăng gần 200%. Doanh số thanh toán L/C năm 2007 đạt 15167,2 nghìn USD, năm 2008 tăng 112,4%, năm 2009 tăng 25,5%.
Từ đồ thị ta thấy Doanh số mở L/C nhập khẩu tăng mạnh vào năm 2009 là thời kỳ nền kinh tế phục hồi và hoạt động thanh toán nhập khẩu tăng cao, trong khi đó tốc độ tăng doanh số thanh toán L/C lại giảm đi. Đây là biểu hiện rõ nhất của những biện pháp đẩy mạnh dịch vụ mà ngân hàng đã áp dụng thời gian qua. Như vậy, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến việc tăng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu.
2.1.4.2. Tốc độ tăng số lượng giao dịch tín dụng chứng từ nhập khẩu
Cùng với tốc độ tăng doanh số L/C nhập khẩu ta còn xét đến tốc độ tăng số lượng giao dịch L/C nhập khẩu để đánh giá được giá trị của các hợp đồng.
Hình 2.5 : Tình hình số lượng giao dịch tín dụng chứng từ nhập khẩu
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế năm 2007,2008,2009)
Từ đồ thị ta thấy số món mở L/c và thanh toán L/C có tốc độ tăng cao. Từ năm 2007 Số món thanh toán L/C còn nhỏ chỉ đạt 40 món, năm 2008 tăng gần 100%, năm 2009 tăng 20,2%. Như vậy, năm 2009 , tốc độ tăng số món và doanh số đều giảm nhưng tốc độ tăng doanh số vẫn cao hơn tốc độ tăng số món cho thấy giá trị các hợp đồng tăng lên không đáng kể. Số món mở L/C cũng tăng mạnh vào năm 2008, và tốc độ tăng giảm xuống vào năm 2009.
Chi nhánh nên tăng cường hơn nữa hoạt động đẩy mạnh dịch vụ để thu hút nhiều khách hàng mới.
2.1.4.3. Tỷ trọng thanh toán L/C hàng nhập/Tổng thanh toán quốc tế
Chỉ số này cho ta biết mức độ phát triển của hoạt động thanh toán L/C hàng nhập so với các hoạt động thanh toán quốc tế khác . Chỉ số này càng lớn chứng tỏ dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ càng chiếm ưu thế trong hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh.
Tỷ trọng thanh toán L/C hàng nhập /Tổng thanh toán quốc tế được thể hiện trong hình 2.3. Tỷ trọng Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu qua các năm 2007,2008,2009 lần lượt là 59%, 65,6%, 62,2%.. Tuy trong cả 3 năm thì tỷ trọng của dịch vụ thanh toán này đều chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng tỷ trọng tăng vào năm 2008 và có dấu hiệu giảm xuống vào năm 2009.
2.1.4.4. Mức phí hoạt động Thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập
Bảng 2.6: mức phí trung bình dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập so với cấc ngân hàng khác
Đơn vị: USD
Mức phí dịch vụ tín dụng chứng
từ nhập khẩu
Agribank Vietcombank Vietinbank Mở L/C nhập
khẩu
0,1% giá trị L/C Tối thiểu 20USD Tối đa 300USD
0,05% giá trị L/C Tối thiểu 50 USD Tối đa 500 USD
0,15% giá trị L/C Tối thiểu 50USD
Thanh toán 1 bộ L/C nhập khẩu
0,2% giá trị L/C Tối thiểu 20 USD Tối đa 400 USD
0,2% giá trị L/C Tối thiểu 20USD Tối đa 500 USD
0,2% giá trị L/C Tối thiểu 30USD
Để đánh giá mức phí dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập, ta cần so sánh với các ngân hàng khác. Vietcombank và Vietinbank là 2 ngân hàng đi đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập nói riêng. Vì thế ta so sánh mức phí dịch vụ của Agribank với 2 ngân hàng này.
Xét mức phí mở L/c nhập khẩu: Phí mở L/c nhập khẩu của Chi nhánh là 0,1% giá trị L/c, cao hơn so với Vietcombank và thấp hơn Vietinbank. Tuy nhiên mức phí tối thiểu của Chi nhánh là 20USD lại thấp hơn 2 ngân hàng còn lại và mức phí tối đa cũng thấp hơn.
Xét mức phí thanh toán L/c nhập khẩu: Phí thanh toán 1 bộ chứng từ nhập khẩu của 3 ngân hàng đều là 0,2% giá trị L/c. Thế nhưng mức phí tối thiểu của Chi nhánh thấp hơn Vietinbank, và mức phí tối đa thấp hơn Vietcombank. Cũng giống như mở L/C, giá trị thanh toán của các L/C còn thấp.
2.1.4.5. Lợi nhuận từ hoạt động hỗ trợ cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu: kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu sẽ được thực hiện tốt hơn nếu như kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả. Khi các doanh nghiệp thanh toán L/C thì cần sử dụng ngoại tệ để thanh toán, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp không có đủ ngoại tệ để thanh toán nên sẽ thực hiện hợp đồng mua bán hoặc vay ngoại tệ của Chi nhánh. Vì thế mà hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán L/c nhập khẩu thuận lợi hơn.
Hình 1.9: Lãi kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Cầu Giấy giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy 2007-2009)
Chi nhánh cũng luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại tệ, thu hút khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng, giải quyết kịp thời vướng mắc trong quan hệ thanh toán quốc tế. Lãi kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng tăng giảm thất thường qua các năm. Từ năm 2007 đến năm 2008, Lãi kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh, tăng 311%. Nhưng đến năm 2009, lãi kinh doanh lại giảm xuống 28,7% so với năm 2008. Năm 2009 tuy nền kinh tế đang phục hồi nhưng những biến động tỷ giá đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang có dấu hiệu giảm xuống nên chi nhánh cần tăng cường hơn nữa các biện pháp để hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển hơn.
2..2 Đánh giá hoạt động đẩy mạnh thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu