b) Các doanh nghiệp trong ngành
2.2.2.3. Company (Doanh nghiệp)
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN CƠ BB
Khái quát
Ban Điều hành
Ông Lưu Đức Minh Tổng giám đốc
Ông Nguyễn Huy Hoàng Giám đốc điều hành phát triển sản phẩm Ông Nguyễn Lô Minh Đức Giám đốc điều hành phân phối
Ông Hồ Thế Lực Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng Ông Nguyễn Thanh Nam Giám đốc điều hành dự án
Bà Nguyễn Hải Thanh Triều Giám đốc điều hành tài chính Bà Lê Hoàng Trâm Giám đốc điều hành tiếp thị Bà Nguyễn Thị Trúc An Giám đốc điều hành kinh doanh
Người đại diện theo pháp luật
Ông Lưu Đức Minh Tổng Giám đốc
Trụ sở chính:
405 Phú Thọ Hòa, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP.HCM
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 VNĐ
Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 2000, Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Điện máy BB được thành lập với tiền thân là Nhà máy lắp ráp công cụ điện tử BB. Tại số 405 Phú Thọ Hòa, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP.HCM với sản phẩm chủ yếu là quạt điện dân dụng.
66
GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn
Năm 2004, thành lập cơ sở sản xuất tại Thủ Dầu Một, TP.Bình Dương với khả năng sản xuất tối đa 400.000 chiếc/năm.
Năm 2007, chính thức cổ phần hóa chuyển thành CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN CƠ BB. Vốn điều lệ tăng từ 6 tỷ lên 60 tỷ. Đến hết năm 2013 vốn điều lệ là 80 tỷ VNĐ.
Năm 2007 – 2010, phát triển kinh doanh quạt điện dân dụng, với sản lượng tiêu thụ năm 2010 là 200.000 chiếc, chiếm thị phần khoảng 3% thị trường quạt điện cả nước. Năm 2010 – 2012, do chậm cải tiến về công nghệ nên sản lượng quạt điện tiêu thụ liên tục giảm.
Năm 2012, sản lượng tiêu thụ ở mức khoảng 150.000 chiếc, chiếm khoảng 2.3% thị phần quạt điện.
Mô hình ma trận SWOT
STRENGTH WEAKNESS
OPPORTUNIY THREAT
Strength (Điểm mạnh)
- Có thời gian dài hoạt động sản xuất và kinh doanh tại địa bàn TP HCM (từ nằm 2000)
- Có cơ sở sản xuất tại Thủ Dầu Một, Tp Bình Dương với khả năng sản xuất tối đa 400.000 chiếc/năm
- Có được kênh phân phối ổn định bao gồm:
+ Các sản phẩm quạt điện được đóng gói và vận chuyển đến các siêu thị điện máy nằm trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
+ 40 nhà bán lẻ, cửa hàng buôn bán sản phẩm quạt điện dân dụng của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ điện cơ BB trải rộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại các quận trọng điểm.
67
GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn
Giá bán sản phẩm tương đối phù hợp với đại đa số thu nhập của người dân Việt Nam và tương đối thấp hơn các đối thủ cạnh tranh
Weakness (Điểm yếu)
- Các sản phẩm không có nhiều cải tiến về công nghệ, kỹ thuật. - Thị phần trên thị trường quạt điện còn thấp (3%) và còn đang giảm.
- Nếu so với các doanh nghiệp khác trong ngành thì qui mô của BB còn nhỏ (vốn điều lệ chỉ có 80 tỷ VNĐ).
- Chưa khai thác được hết công suất của cơ sở sản xuất (chỉ mới sản xuất khoảng 200.000/400.000 sản phẩm).
- Chưa có kênh phân phối độc lập của công ty (kênh phân phối cấp 0) mà còn phụ thuộc vào các nhà phân phối trung gian bên ngoài.
- Chưa khai thác thị trường quạt công nghiệp.
- Tuy hoạt động một thời gian dài trên thị trường TP HCM nhưng chưa có được chỗ đứng vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh lớn.
Opportunity (Cơ hội)
- Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại cũng như thu hút thêm nguồn vốn đầu tư do nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài tiếp tục đổ dồn vào Việt Nam.
- Các khu công nghiệp mới sẽ được mở rộng tại các khu quận 6, quận 9, quận Tân Phú tạo cơ hội mở rộng qui mô sản xuất. Ngoài ra, tạo điều kiện cho phát triển phân khúc quạt công nghiệp.
- GDP tiếp tục tăng trưởng vào khoảng 5,1% - 5,4%, lạm phát được kiểm soát dưới 7%, nền kinh tế tiếp tục được cải thiện trong 5 năm tới có thể giúp người tiêu dùng sẽ chấp nhận trả một mức giá cao hơn để sở hữu một chiếc quạt điện có chức năng tốt.
- Dân số trong độ tuổi lao động còn ở mức tỷ lệ cao cộng với tỷ lệ thất nghiệp cao và có chiều hướng gia tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng kinh doanh với chi phí thấp.
- Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, nếu có thể tận dụng tốt nhằm nâng cao trình độ sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc thay thế lao động chân tay bằng dây chuyền sản xuất máy móc tự động….
- Sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet mở ra một con đường kinh doanh mới cho doanh nghiệp thông qua internet (alibaba, amazon…)
- Trong những năm tới, nhiệt độ sẽ tăng lên do hiệu ứng nhà kính tạo điều kiện cho ngành điện lạnh phát triển trong nước nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung.
68
GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn
Threat (Đe dọa)
- Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 cùng với việc ban hành các đạo luật bảo hộ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Các chính sách sẽ cởi mở hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài làm gia tăng các doanh nghiệp mới đầu tư vào Việt Nam khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn.
- Cùng với xu hướng sính ngoại của người Việt, nếu doanh nghiệp không ngừng cải thiện năng lực kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tích cực quảng bá, xây dựng thương hiệu thì có nguy cơ bị đào thải khỏi ngành.
- Việc phát triển khoa học công nghệ, cũng như mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của những đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành như: ASIAvina, LIFAN (Công ty TNHH SX - TM Liên Hiệp), SENKO (Cty TNHH SX – TM Tân Tiến) cũng như nguy cơ bị xâm chiếm thị trường từ các doanh nghiệp từ khu vực miền Bắc và Trung bộ đổ vào tiêu biểu là Công ty Điện cơ Thống Nhất với sản phẩm chủ lực Vinawind.
- Thu nhập người dân liên tục tăng cao, mức sống đang được cải thiện hằng ngày giúp cho nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao tạo ra một thách thức không nhỏ cho việc phát triển sản phẩm mới của công ty.
- Thu nhập tăng, đời sống tăng cao cũng có thể khiến có người tiêu dùng chuyển từ sử dụng quạt điện sang máy điều hòa làm giảm thị phần ngành quạt điện từ đó ảnh hưởng đến doanh số của công ty.
Ma trận BCG
Danh mục sản phẩm kinh doanh
Dòng sản phẩm Tốc độ tăng trưởng Thị phần tương đối
A. Quạt cây lửng 2.05 % 1.53
B. Quạt treo tường 2.47 % 2.04
C. Quạt tháp 11.3 % 0.56
Với bảng số liệu trên, ta tiến hành phân tích tình hình cạnh tranh của các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành bằng ma trận BCG:
69
GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn
Nhìn vào ma trận BCG đã vẽ như trên, chúng tôi có thể rút ra nhận xét chung và đưa ra định hướng chung cho những mặt hàng này trong thời gian 2 năm tới (2014 – 2015) như sau:
Mặt hàng Quạt lửng, Quạt treo tường: có thị phần tương đối cao nhưng trong ngành lại có mức tăng trưởng thấp. Vì thế, công ty Cổ phần Sản xuất Điện cơ BB sẽ đặt mục tiêu duy trì tỷ trọng trên thị trường với những mặt hàng này trong thời gian 2 năm tới (2014 – 2015). Mục đích chủ yếu của kế hoạch trên nhằm lấy doanh thu của việc bán sản phẩm “quạt lửng” và “quạt treo tường” để phục vụ cho kế hoạch mở rộng thị trường, phát triển dòng sản phẩm “quạt tháp” của doanh nghiệp. Cụ thể:
Chiến lược chức năng:
- Doanh nghiệp sẽ cố gắng duy trì tỷ trọng của các sản phẩm ở mặt hàng “quạt trần” trên thị trường bằng cách ổn định giá bán như năm trước.
- Sử dụng các chương trình quảng cáo theo dạng nhắc nhở (quảng cáo qua báo chí, báo mạng,…) nhưng duy trì tần suất quảng cáo vừa phải để tiết kiệm chi phí.
- Ngoài ra, tăng cường cho chi phí bán hàng trực tiếp, tăng chiết khấu cho các cửa hàng bán lẻ, các đại lý trong địa bàn TP.HCM.
- Thực hiện kế hoạch tài trợ tặng quạt cho những hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn TP.HCM
Thị phần tương đối Tốc độ tăng trưởng 12 6 10 1 C A B
70
GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn
- Tăng cường đẩy hàng về phía các vùng ven ở ngoại ô TP.HCM với giá bán khuyến mại như huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè để kích thích tăng doanh số bán, phục vụ người tiêu dùng ở vùng xa nhằm đạt mục tiêu kế hoạch duy trì tỷ trọng đã đặt ra.
Mặt hàng Quạt tháp: có thị phần tương đối thấp nhưng trong ngành lại có mức tăng trưởng cao. Vì vậy, doanh nghiệp định hướng chọn dòng sản phẩm “quạt tháp” làm sản phẩm chủ lực cho 2 năm (2014 – 2015) và sử dụng chiến lược tăng trưởng tập trung nhằm mục tiêu phát triển thị trường cho mặt hàng này.
Chiến lược SBU (chiến lược cho đơn vị kinh doanh chiến lược): đầu tư vào dòng sản phẩm “quạt tháp” nhằm mục đích tăng cường thâm nhập thị trường, mở rộng và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới cho mặt hàng này.
Chiến lược chức năng:
- Đầu tư cải tiến các đặc tính mới, thiết kế mới cho “quạt tháp”.
- Định mức giá hợp lý sao cho phù hợp với các thông tin về chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.
- Mở rộng độ bao phủ và đầu tư cho công tác phân phối.
- Tăng cường các hoạt động chiêu thị: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, tài trợ các hoạt động thiện nguyện,…
Cụ thể về mục tiêu chiến lược, các chiến lược chức năng cho những dòng sản phẩm “quạt tháp”, “quạt lửng”, “quạt treo tường” sẽ được đề cập cụ thể ở phần đề xuất chiến lược marketing – mix.