Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Một phần của tài liệu kế hoạch marketing công ty cổ phần điện cơ bb (Trang 64)

b) Các doanh nghiệp trong ngành

2.2.2.2. Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Đối thủ cạnh tranh chính trong ngành

Như đã phân tích ma trận BCG về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong Tập đoàn Sản xuất Điện cơ BB đối với các đối thủ trong ngành, doanh nghiệp sẽ định hướng phát triển dòng sản phẩm “quạt tháp” trong vòng 1 năm tới (2014 – 2015). Để biết được các đối thủ của doanh nghiệp như thế nào, chúng tôi tiến hành phân tích các điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh chính trong ngành có sản xuất quạt tháp để tìm ra cơ hội và các thách thức về kinh doanh “quạt tháp” của doanh nghiệp trong vòng 1 năm tới .

61

GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Với quy mô rất rộng lớn của thị trường quạt điện tại Việt Nam, có thể kể tên một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh quạt điện khá nổi tiếng hiện nay như:

- Công ty Cổ phần Quạt Việt Nam (ASIAVina).

- Công ty Cổ phần Sản xuất Điện cơ 91 (thuộc Bộ Quốc Phòng). - Công ty TNHH SX – TM Tân Tiến (SENKO).

- Công ty Cổ phần Quạt Việt Nam IFAN,…

Thế nhưng, nếu xét về thị phần quạt điện cả nước thì công ty Cổ phần Quạt Việt Nam ASIAVina đang dẫn đầu thị trường với 25% thị phần với hơn 40 đại lý và 400 cửa hàng trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam (theo thống kê của công ty Nghiên cứu Thị trường Neilsen VietNam 2011). Xếp thứ 2 là công ty TNHH SX – TM Tân Tiến (với thương hiệu SENKO) với 20% thị phần quạt điện cả nước (năm 2011), thứ 3 là công ty TNHH Nhà nước MTV Điện cơ Thống Nhất với 14% thị phần quạt điện cả nước (năm 2011) và còn lại thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác.

Vì đã giới hạn phạm vi nghiên cứu, nhóm báo cáo sẽ chọn thị trường ở TP.HCM làm thị trường để tiến hành phân tích sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Hiện tại trong nội bàn TP.HCM đã có 95 công ty và cơ sở sản xuất quạt điện. Có thể kể qua một số công ty mà Tập đoàn Sản xuất Điện Cơ BB đáng lo ngại nhất như:

- Công ty Cổ phần Quạt Việt Nam (ASIAVina). - Công ty TNHH SX – TM Tân Tiến (SENKO).

- Công ty TNHH SX – TM Liên Hiệp (LIFAN – DOPHIN). - Công ty Liên doanh Nikko Kendo Việt Nam (Nikko Kendo).

a) Công ty Cổ phần Quạt Việt Nam (ASIAVina):

ASIAVina

Điểm mạnh Điểm yếu

- Chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường TPHCM. - Sỡ hữu thương hiệu quạt điện được yêu thích trên

thị trường Việt Nam (ASIAVina).

- Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, công suất.

- Mức giá trung bình từ 300.000 – 1.500.000 đồng và phù hợp với đa số người tiêu dùng Việt Nam.

- Đa dạng hóa sản phẩm và hiện nay đang tập trung vào dòng sản phẩm quạt thông dụng như “quạt đứng”, “quạt treo tường” nên ASIAVina chưa tập trung vào dòng sản phẩm “quạt tháp”.

62

GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn

- Hệ thống phân phối khá rộng lớn với hơn 40 đại lý và hàng trăm cửa hàng trong nội bàn TP.HCM đã giúp cho Asiavina dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng người tiêu dùng khác nhau hơn và ghi điểm rất nhiều trong tâm trí của họ.

 Các sản phẩm quạt của ASIAVina khá tốt và chưa để lại nhiều lỗi và điểm yếu để các doanh nghiệp khác có thể khai thác và tác động vào. Điều đó chứng tỏ ASIAVina đang là doanh nghiệp mạnh và rất khó để cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quạt điện tại TPHCM.

 Tuy nhiên, cơ hội vẫn để ngỏ ở phân khúc quạt tháp khi ASIAVina chưa đầu tư nhiều và chỉ mới có duy nhất 1 sản phẩm quạt tháp trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.

b) Công ty TNHH SX – TM Tân Tiến

SENKO

Điểm mạnh Điểm yếu

- Chiếm thị phần lớn thứ 2 tại thị trường TPHCM. - Sản phẩm đa dạng về chủng loại từ quạt dân dụng

đến quạt công nghiệp.

- SENKO đặc biệt quan tâm đến yếu tố giá để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Vì thế để có chỗ đứng trên thị trường quạt điện TPHCM, SENKO định mức giá các sản phẩm quạt của doanh nghiệp thấp hơn ASIAVina từ 50.000 đồng – 100.000 đồng.

- Như ASIAVina, SENKO cũng chỉ tập trung nguồn lực của mình vào các dòng sản phẩm thông dụng như “quạt đứng”, “quạt treo tường” và đặc biệt chưa có dòng sản phẩm “quạt tháp”.

- Doanh nghiệp chỉ chủ yếu tập trung phân phối các sản phẩm SENKO vào một số đại lý và các nhà bán lẻ như các tiệm điện, tiệm quạt máy nhỏ lẻ…

 Doanh nghiệp cạnh tranh về giá với SENKO sẽ là một quyết định sai lầm và rất khó để cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quạt điện tại TPHCM.

 Doanh nghiệp có thể bỏ qua được một đối thủ mạnh khi SENKO chưa có mặt sản phẩm “quạt tháp”. Thế nhưng, vẫn phải đề phòng trước những bước đi mới của SENKO trong thời gian tới.

c) Công ty TNHH SX - TM Liên Hiệp

LIFAN - DOPHIN

Điểm mạnh Điểm yếu

- Sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại và mẫu mã với gần 100 kiểu mẫu luôn được cung cấp

- Tập trung chủ yếu vào các dòng sản phẩm “quạt hộp”, “quạt treo”, “quạt hút”, “quạt bàn”. Vì thế, công ty chưa đầu tư kỹ

63

GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn

thường xuyên cho thị trường cả nước nói chung và thị trường TPHCM nói riêng.

- Thương hiệu khá thông dụng với hầu hết các hộ gia đình ở TPHCM khi đã xuất hiện trên thị trường trong thời gian dài.

- Có hệ thống phân phối khá mạnh với sự xuất hiện sản phẩm của công ty ở các siêu thị lớn như Metro, Coopmart, BigC, Lottemart, Vinatex.

lưỡng vào dòng sản phẩm “quạt tháp” khi mới chỉ có 2 loại sản phẩm quạt này trong danh mục sản phẩm của toàn công ty.

 Doanh nghiệp sẽ gặp khá nhiều khó khăn về mặt phân phối trước sự phân bố rộng rãi của thương hiệu quạt LIFAN – DOPHIN của đối thủ trên thị trường quạt điện TPHCM.

 Cơ hội vẫn để ngỏ ở phân khúc “quạt tháp” khi công ty TNHH SX – TM Liên Hiệp chưa đầu tư nhiều và chỉ mới có 2 sản phẩm quạt tháp trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.

d) Công ty Liên doanh Nikko Kendo Việt Nam

Nikko Kendo

Điểm mạnh Điểm yếu

- Doanh nghiệp sở hữu hương hiệu quạt điện nổi tiếng của Nhật Bản, đất nước luôn được đề cao về chất lượng của các sản phẩm điện gia dụng, điện tử, công nghệ cao của thế giới.

- Công ty chuyên về quạt tháp với danh mục sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.

- Sản phẩm quạt tháp với những mức giá khác nhau giao động từ 1.450.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

- Có hệ thống phân phối mạnh khi xuất hiện ở hầu hết các siêu thị điện máy lớn ở TP.HCM như Nguyễn Kim, Điện máy Chợ Lớn, Phan Khang.

- Nikko Kendo định giá sản phẩm ở mức khá cao dao động trong khoảng từ 1.450.000 đồng – 2.000.000 đồng.

- Vì định giá ở mức khá cao cộng với định vị chất lượng sản phẩm cao cấp nên Nikko Kendo chưa xuất hiện nhiều ở những đại lý, cửa hàng quạt điện nhỏ lẻ trong địa bàn TP.HCM.

 Doanh nghiệp sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi về mặt phân phối ở các siêu thị điện máy lớn cũng như niềm tin về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ở TP.HCM khi đối đầu trực tiếp với Nikko Kendo.

 Tránh đối đầu trực tiếp, phát triển mạng lưới phân phối quạt tháp ở những đại lý, cửa hàng quạt điện nhỏ lẻ trong địa bàn TP.HCM và tập trung vào phân khúc quạt tháp với mức giá thấp hơn so với Nikko

64

GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Kendo là điều nên làm đối với doanh nghiệp.

Còn lại là gần 91 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ khác phân bổ khắp địa bàn TP.HCM. Điểm mạnh của những doanh nghiệp này chủ yếu là sản phẩm khá bắt mắt, thế nhưng chất lượng lại không đảm bảo, linh kiện chủ yếu nhập từ Đài Loan, Trung Quốc…và rồi lắp ráp tại Việt Nam. Việc phân phối của những doanh nghiệp này khá lẻ tẻ, chỉ xuất hiện ở 1 số showroom, tiệm điện, cửa hàng quạt máy nhỏ lẻ trong TP.HCM. Nhìn chung, những doanh nghiệp này chủ yếu nép góc thị trường, có hướng đi rõ ràng chủ yếu là sản xuất rồi bán và cần nỗ lực rất nhiều để có thể cạnh tranh ở thị trường quạt điện TP.HCM.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số thương hiệu ngoại cũng xuất hiện trên thị trường như Panasonic (hàng Nhật xuất xứ Malaysia), Mitsubishi (hàng Nhật xuất xứ Thái Lan), Kangaroo (Trung Quốc), Midea (Trung Quốc)…Những sản phẩm này có ưu điểm rất lớn là những thương hiệu có tiếng của nước ngoài, có vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng và có lợi thế về xu hướng “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt Nam. Những sản phẩm của những thương hiệu này được đầu tư khá lớn để có thể cạnh tranh trên thị trường quạt điện TP.HCM. Tuy nhiên, những thương hiệu ngoại này chỉ mạnh khi được so sánh trong thị trường điện gia dụng nói chung khi họ có một bảng danh mục sản phẩm rất dài với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như: nồi cơm điện, máy điều hòa, máy lạnh, máy giặt,…Thực tế, họ chưa được xem là những đối thủ mạnh trong ngành quạt điện khi họ không đầu tư nhiều vào phân khúc này. Vì thế, đây là những đối thủ cạnh tranh chưa thực sự đáng lo ngại với Tập đoàn Sản xuất Điện cơ BB nhưng cũng cần phải để mắt đến bước đi của họ.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Một dạng đối thủ cạnh tranh khác cũng có tác động ít nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Sản xuất Điện cơ BB đó chính là áp lực từ các đối thủ gián tiếp. Những đối thủ gián tiếp có thể kể đến như là những sản phẩm có thể thay thế được quạt điện như máy lạnh, máy điều hòa, gối làm mát. Điểm mạnh của những sản phẩm này chính là hiệu quả làm mát tức thời, tạo không khí dễ chịu mát lạnh, đáp ứng

65

GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn

rất tốt nhu cầu làm mát của người tiêu dùng. Thế nhưng, điểm yếu của những sản phẩm này rất dễ nhận thấy đó là giá sản phẩm khá cao. Nếu so sánh về hiệu quả làm mát, giá tiền điện ngày càng tăng thì việc sử dụng quạt điện với mức giá hợp lý và tiết kiệm điện năng mà hiệu quả làm mát vẫn tương đương thì Tập đoàn Sản xuất Điện cơ BB tự tin sẽ thu hút được khách hàng trước sự lôi kéo từ những đối thủ cạnh tranh gián tiếp trên.

Một phần của tài liệu kế hoạch marketing công ty cổ phần điện cơ bb (Trang 64)