Legal (Luật pháp)

Một phần của tài liệu kế hoạch marketing công ty cổ phần điện cơ bb (Trang 60)

b) Các doanh nghiệp trong ngành

2.2.1.5. Legal (Luật pháp)

Sau khi trở thành thành viên WTO, Việt Nam tham gia tiến trình hội nhập kinh tế có nghĩa là nước ta phải chấp nhận xóa bỏ toàn bộ hay một phần các rào cản thuế quan về thương mại, đầu tư trong phạm vi lãnh thổ của nước mình để hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư của nước ngoài có thể được dễ dàng trao đổi và thực hiện tại nước mình. Theo lộ trình, Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh, được thành lập công ty, góp vốn, mua cổ phần của các công ty Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

 Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, làm tăng thêm sự tác động và thúc đẩy lẫn nhau của các nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cạnh tranh đối với mỗi nước và với từng doanh nghiệp trên thương trường, các doanh nghiệp trong nước đòi hỏi phải cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh; mở ra những địa bàn và thị trường mới, những đối tác mới.

Điều 3 của Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cũng khẳng định rằng, trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó. Song, các doanh nghiệp, các cán bộ công chức - và kể cả giới luật sư - cũng không thể biết và hiểu rõ hết những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư, kinh doanh và rất khó có thể áp dụng các cam kết quốc tế một cách trực tiếp trong thực tiễn đầu tư, kinh doanh cũng như làm thủ tục hành chính… trong bối cảnh hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập và nền hành chính còn mang tính quan liêu, cửa quyền. Vì thế, một số cam kết quốc tế đã chưa được thực hiện trong thực tiễn.

Trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, pháp luật Việt Nam đã mở rộng quyền góp vốn, thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tuy nhiên, những qui định thông thoáng của Luật Doanh nghiệp 2005 đã bị cản trở đáng kể bởi đạo luật song hành với nó là Luật Đầu tư 2005. Theo Luật Đầu tư 2005, các tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam để thành lập doanh nghiệp sẽ phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư với hồ sơ phức tạp trong khi các nhà đầu tư trong nước không phải làm việc này.

 Gây sự e ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư, phát triển tại thị trường Việt Nam.

57

GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP, những doanh nghiệp không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) khá rộng rãi mà không phụ thuộc vào ngành nghề, mặt hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Song, việc XNK của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang bị hạn chế khá nhiều bằng các biện pháp pháp lý khác nhau qui định trong Nghị định 23/2007/NĐ- CP và thực tiễn thi hành. Khái niệm về “quyền xuất khẩu”, “quyền nhập khẩu” của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị thu hẹp rất nhiều so với các doanh nghiệp Việt Nam khác. Có thể nói, những cam kết của Việt Nam về quyền kinh doanh XNK của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Đoạn 143 trong Báo cáo của Ban Công tác gia nhập WTO chưa được thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn.

 Sự phát triển của các doanh nghiệp nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập ở nước ta. Tư tưởng bảo hộ các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) và bảo vệ nền sản xuất trong nước thể hiện khá rõ trong các qui định về quyền kinh doanh XNK hiện nay.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã công bố Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước. Điểm mới căn bản trong dự thảo luật là sẽ tạo được sự đột phá trong việc tạo thuận lợi cho mọi hoạt động của doanh nghiệp và cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh ở nước ta. Như, sẽ giảm đáng kể chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong gia nhập thị trường, quản lý kinh doanh, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Đồng thời, giảm rủi ro thương mại và rủi ro pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi cũng sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thông thoáng, minh bạch và công bằng hơn. Riêng về chất lượng môi trường kinh doanh. Điểm mới cuối cùng là đối với công tác quản lý thì hiệu lực quản lý Nhà nước sẽ được tăng cường do số liệu thống kê về doanh nghiệp chính xác hơn, đầy đủ hơn và dễ tiếp cận hơn cho các bên có liên quan.

 Giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa năng lực, tiềm năng và cơ hội kinh doanh để phát triển và nâng cao hiệu lực giám sát nội bộ của chủ sở hữu và giám sát thị trường đối với hoạt động kinh doanh. Tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội nói chung được tham gia giám sát doanh nghiệp và từ đó phát hiện để rồi ngăn chặn kịp thời hàng vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Tạo sự an tâm phát triển cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Những năm tới, Chính phủ ban hành và sữa đổi luật để phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế ở nước ta. Cán bộ công chức hiểu rõ hơn về luật pháp quốc tế đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Ban hành các đạo luật bảo hộ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Các chính sách sẽ cởi mở hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

58

GVHD: ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Khuyến khích đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, nền kinh tế ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp trong nước có nguy cơ thu hẹp nếu không có những chính sách phát triển phù hợp trong xu thế toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu kế hoạch marketing công ty cổ phần điện cơ bb (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)