Ngành nghề kinh doanh và hệ thống các sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch MICE - du lịch kết hợp hội nghị hội thảo - tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long - Quảng Ninh (Trang 57)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.Ngành nghề kinh doanh và hệ thống các sản phẩm dịch vụ

2.2.3.1. Ngành nghề kinh doanh

Nằm trong cùng hệ thống khách sạn 4 sao ở Hạ Long, cả ba khách sạn khảo sát đều kinh doanh dịch vụ lưu trú là chính ngoài ra còn kinh dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung.

Bảng 2. 5 : Cơ cấu sử dụng dịch vụ tại các khách sạn khảo sát

Đơn vị: %

STT Khách sạn Lưu trú Ăn uống Dịch vụ bổ sung

1 Sài Gòn Hạ Long 60 29.59 12.88

2 Hạ Long Plaza 61.46 23.71 14.83

3 Hạ Long Pearl 51.97 29.98 18.05

Nguồn: khảo sát thực tế của tác giả

Qua bảng 2.5 cho thấy khác sạn Hạ Long Plaza có tỉ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trú cao nhất 61.46%, dịch vụ bổ sung 14.83%, khách sạn Hạ Long Pearl có tỉ lệ khách sử dụng dịch vụ lưu trú thấp nhất 51.97%, dịch vụ bổ sung là 18.05%. Đồng thời bảng số liệu cũng cho thấy tỉ lệ khách sử dụng dịch vụ bổ sung ít, điều này cho thấy một phần yếu kém trong đầu tư, quản lý chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ bổ sung trong hệ thống khách sạn 4 sao ở Hạ Long.

2.2.3.2. Hệ thống các sản phẩm dịch vụ

Hệ thống các sản phẩm dịch vụ bổ sung trong các khách sạn khảo sát khá đầy đủ phù hợp với tiêu chuẩn xếp hạng của Tổng cục đề ra. Tuy nhiên,

hàng, đặc biệt là đối tượng khách MICE nhu cầu sử dụng các dịch vụ này rất lớn. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của khách và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Trong kinh doanh khách sạn, chiến lược dị biệt hóa sản phẩm đã và đang được đánh giá rất cao, được khai thác và tận dụng triệt để. Sự phân biệt đó chủ yếu được xem xét ở chất lượng phục vụ, hình thức cung cấp và chủng loại dịch vụ bổ sung. Chính vì vậy dịch vụ bổ sung đóng vai trò quan trọng đối với sự lựa chọn của khách hàng.

Bảng 2.6. So sánh dịch vụ bổ sung với khách sạn khảo sát

STT Tên dịch vụ bổ sung Hạ Long Pearrl

Hạ Long Plaza

Sài GÒn Hạ Long

1 Cửa hàng lƣu niệm X X X

2 Phòng cắt tóc X X X

3 Giặt là X X X

3 Lấy vé xem nhạc, kịch X X X

4 Đánh giầy, sửa chữa giầy X X X

5 Chụp hình, quay Video X X X 6 Phòng hội nghị có phiên dịch X X X 7 Dàn nhạc X X X 8 Dịch vụ dịch thuật X X X 9 Câu lạc bộ giải trí X X X 10 Phòng tập thể thao X X X 11 Xông hơi mát xa X X X 12 Phòng y tế nhỏ X X X 12 Bể bơi X X X 13 Sân tennis X X 14 Phòng chiếu phim 15 Dịch vụ cho ngƣời tàn tật

16 Cho thuê ô tô (tự lái) X X

17 Trông giữ trẻ

Bảng 2.6 thể hiện thực trạng dịch vụ bổ sung của các khách sạn khảo sát. Trong số 17 dịch vụ bổ sung theo qui định của Tổng cục Du lịch đối với khách sạn 4 sao, các khách sạn đã có gần đầy đủ dịch vụ. Có 3 dịch vụ khách sạn chưa có đó là: phòng chiến phim, dịch vụ cho người tàn tật, trông giữ trẻ. Đây là một hạn chế của hệ thống dịch vụ bổ sung tại hệ thống khách sạn 4 sao ở Hạ Long. Tình trạng thiếu dịch vụ bổ sung như trên cũng là do một phần trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc thiết kế các sản phẩm dịch vụ và đầu tư không đồng bộ. Bên cạnh đó là do nguyên nhân khách quan là quỹ đất xây dựng khách sạn không đủ để thiết kế các hạng mục ngoài khách sạn. Ngoài ra thiết kế của khách sạn còn thiết sự đồng bộ, chưa đẹp và thiếu tính khoa học. Khách sạn cần nghiên cứu để đưa tất cả dịch vụ chưa có vào kinh doanh khách sạn góp phần đa dạng hóa dịch vụ, hoàn thiện tiêu chí của khách sạn 4 sao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch MICE - du lịch kết hợp hội nghị hội thảo - tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long - Quảng Ninh (Trang 57)