Nguyên nhân do lực lƣợng làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu

Một phần của tài liệu thực trạng công tác cấp phép xây dựng trong quản lý quy hoạch tại thành phố hà nội, giải pháp hoàn thiện chính sách (Trang 50)

yếu

Quy hoạch đô thị là môn khoa học liên ngành, đòi hỏi nhiều bộ môn, nhiều lĩnh vực cùng tham gia nhƣ kinh tế đô thị, cây xanh và cảnh quan, môi trƣờng, cấp thoát nƣớc, điện, thông tin, lịch sử, văn hóa, xã hội học đô thị…Việc nghiên cứu để quy hoạch một đô thị là một quá trình nghiên cứu dày công về nhiều mặt, cần sử dụng một khối lƣợng tri thức liên ngành rộng rãi với một đội ngũ chuyên viên đông đảo, đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo của những nhà khoa học có uy tín, với một khối lƣợng kinh phí đầu tƣ thỏa đáng và một quỹ thời gian cần và đủ cho công việc.

Tuy nhiên lực lƣợng những ngƣời làm quy hoạch đô thị ở thành phố Hà Nội còn quá mỏng so với khối lƣợng công việc. Vấn đề thiếu cán bộ quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị là một trong nhiều khó khăn đặt ra đối với thành phố khi triển khai công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị . Ngƣời làm quy hoạch và quản lý quy hoạch chƣa đủ chuyên môn, năng lực để có thể đƣa ra những dự án quy hoạch sát thực tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phƣơng và mỗi giai đoạn khác. Hàng năm có nhiều kiến trúc sƣ quy hoạch đƣợc đào tạo, song trên thực tế ở thành phố Hà Nội lực lƣợng này vừa thiếu, vừa yếu, lại phối kết hợp với nhau chƣa tốt chƣa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển và tốc độ đô thị hóa nhanh nhƣ hiện nay

Thứ hai, các kiến trúc sƣ tham gia công tác thiết kế hầu hết đều chỉ muốn làm nhanh, đúng với các tiêu chí của chủ đầu tƣ đƣa ra, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn về Quy hoạch, tức là lựa chọn giải pháp an toàn. Và vì thế, các đồ án Quy hoạch ra đời với chất lƣợng thấp do không đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, hoặc làm ẩu.

Mặt khác nhiều ngƣời có nghề, giỏi về quy hoạch thì lại không đƣợc tham gia các đồ án quan trọng. Thực tiễn chứng minh, ngoài vấn đề hiểu biết

còn có vấn đề quen biết chi phối việc tham gia hay không tham gia thiết kế, quy hoạch.

Thứ ba, lực lƣợng làm công tác thẩm tra, thẩm định còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực. Ví dụ, ở cấp quận, huyện, phòng Công thƣơng đƣợc giao thẩm định hồ sơ Quy hoạch mạng lƣới điểm dân cƣ nông thôn của các xã, phƣờng trực thuộc. Nhƣng cán bộ này hầu hết là làm kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, không đƣợc đào tạo chuyên ngành Quy hoạch, và lực lƣợng này còn mỏng.

Quy hoạch nhiều nhƣng chất lƣợng thấp, thiếu đồng bộ. Tính dự báo và tính định hƣớng phát triển kinh tế xã hội còn chƣa đƣợc thể hiện rõ, thiếu tầm nhìn, thiếu tính khả thi.

2.4. Thực trạng các vi phạm trong cấp phép xây dựng 2.4.1. Vi phạm dƣới nhiều hình thức

Tại khu vực nội thành Hà Nội, tình trạng xây dựng sai phép, trái phép có chiều hƣớng gia tăng, nhiều công trình vi phạm quy mô lớn, nhƣng không đƣợc giải quyết dứt điểm ngay từ đầu.

Một số ví dụ thực tế nhƣ nằm trên mặt tuyến phố ở trung tâm Thủ đô, công trình nhà ở kết hợp văn phòng và bảo tàng tại địa chỉ 55A - 55B phố Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm) xây dựng sai phép nghiêm trọng, công trình đƣợc cấp phép xây chín tầng và tum, nhƣng đã xây thành 13 tầng. Tháng 4-2012, ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã phạt chủ đầu tƣ công trình này 25 triệu đồng, buộc chủ đầu tƣ phải tự phá dỡ phần xây dựng sai phép. Sau nhiều lần đôn đốc, đến nay, chủ đầu tƣ đã tiến hành phá dỡ cột và sàn tầng 12 và tầng 13.

Tại địa bàn quận Hai Bà Trƣng cũng xuất hiện tình trạng này. Riêng tại phƣờng Bùi Thị Xuân, có tới sáu công trình vi phạm ở mức độ nghiêm trọng. Ðiển hình hai công trình tại số 19 và 22 phố Triệu Việt Vƣơng đƣợc cấp phép chín tầng, nhƣng chủ đầu tƣ tự ý xây thêm ba tầng nữa, thành 12 tầng, diện

tích sai phép tới hơn 1.000 m2

, tòa nhà 135-137 phố Bùi Thị Xuân đƣợc cấp phép mƣời tầng, nhƣng chủ đầu tƣ xây thành 14 tầng, diện tích sai phép gần

Sau khi phát hiện sai phạm, ủy ban nhân dân phƣờng phối hợp các lực lƣợng chức năng yêu cầu chủ đầu tƣ cam kết tự khắc phục, tháo dỡ phần vi phạm. Ðến ngày 10-7-2013, chủ đầu tƣ các công trình này bắt đầu tiến hành phá dỡ phần diện tích vi phạm. Hằng ngày, ủy ban nhân dân phƣờng cử cán bộ xuống hiện trƣờng giám sát tiến độ khắc phục, báo cáo lãnh đạo quận và thanh tra xây dựng quận. Riêng tòa nhà 107 phố Bùi Thị Xuân xây dựng sai phép hai tầng, song do chủ đầu tƣ đã ký hợp đồng cho thuê nhà từ tháng 10-2011, ủy ban nhân dân phƣờng đã báo cáo và chờ ý kiến chỉ đạo của quận.

Trên địa bàn phƣờng Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) cũng xảy ra trƣờng hợp này. Công trình xây dựng tại số 47 phố Vũ Trọng Phụng không hề có giấy phép xây dựng, vậy mà đến khi xây đến tầng 21 mới bị lực lƣợng thanh tra xây dựng quận và chính quyền phƣờng phát hiện. Cách đó không xa, công trình xây dựng tại 53-55 phố Nhân Hòa xây sai phép phần đế và vƣợt hai tầng so với giấy phép xây dựng. Công trình bị lực lƣợng chức năng ra quyết định đình chỉ thi công, nhƣng sau đó chủ đầu tƣ vẫn không thực hiện. Ngoài ra, còn nhiều công trình khác nhƣ khu nhà ở liền kề tại Khu đô thị Mỗ Lao (quận Hà Ðông); công trình xây dựng tại đƣờng Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy)... cũng là những vụ vi phạm trật tự xây dựng trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Thế Hùng Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội phát biểu tại “Hội nghị phổ biến và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển thủ đô” cho rằng “nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành kỷ cƣơng pháp luật của một bộ phận tổ chức, công dân chƣa cao. Vai trò quản lý nhà nƣớc về đô thị nói chung và trật tự xây dựng nói riêng của chính quyền cơ sở còn yếu kém, thể hiện ở việc chậm phát hiện sai phạm. Khi phát hiện sai phạm thì xử lý không kiên quyết, có tình trạng vị nể, chƣa làm hết trách nhiệm, thẩm quyền”.Có thể thấy thay vì xử lý vi phạm, các cơ quan chức năng lại tìm cách hợp thức hóa sai phạm, buông lỏng và tiếp tay cho sai phạm.

Ðây là vấn đề đáng báo động. Ngay từ việc cấp giấy phép xây dựng cho một số công trình đã có vấn đề. Thí dụ nhƣ việc cấp phép công trình tại 55A, 55B phố Bà Triệu. Việc cấp phép xây dựng công trình này đã đi ngƣợc ý kiến

chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về việc dừng phá dỡ biệt thự và không cho phép xây nhà cao tầng trong khu vực trung tâm thành phố. Tòa nhà còn không có khoảng lùi, không bảo đảm chiều cao và vi phạm chỉ giới đƣờng đỏ. Khi công trình xảy ra vi phạm và chƣa bị xử lý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn kiến nghị thành phố cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng để mở rộng công trình làm bảo tàng tƣ nhân. Tiếp đó, Sở Xây dựng nghiên cứu mở rộng công trình theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo số báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng của Thanh tra xây dựng Sở Xây dựng thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013 vừa qua ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Bảng số liệu báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng giai đoạn 2011-2013

Năm Kết quả

2011 Lực lƣợng chức năng phát hiện, xử lý 1.082 trƣờng hợp vi phạm

trật tự xây dựng, gồm có 654 vụ xây dựng không phép, 172 vụ trái phép, còn lại là các hình thức vi phạm khác; ra quyết định đình chỉ 711 trƣờng hợp, xử phạt hành chính 133 trƣờng hợp, cƣỡng chế khắc phục vi phạm 295 trƣờng hợp

2012 Tổng số 1.194 trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng đƣợc lực

lƣợng chức năng phát hiện, xử lý, gồm có 697 vụ xây dựng không phép, 175 vụ sai phép, còn lại là các hình thức vi phạm khác; đã ra quyết định đình chỉ 812 trƣờng hợp, xử phạt hành chính 141 trƣờng hợp, cƣỡng chế khắc phục vi phạm 317 trƣờng hợp

2013 Tổng số 1.391 trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng đƣợc phát

hiện và xử lý, có 799 vụ xây dựng không phép, 186 vụ trái phép, còn lại là các hình thức vi phạm khác; ra quyết định đình chỉ 890 trƣờng hợp, xử phạt hành chính 154 trƣờng hợp, cƣỡng chế khắc phục vi phạm 364 trƣờng hợp

Nguồn: báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội năm 2011 - 2013)

Nhận xét: Trong giai đoạn năm 2011 - 2013 thì công tác quản lý trật tự xây dựng của Quận, huyện trong thành phố Hà Nội đã có những thay đổi rõ rệt theo hƣơng tích cực. Với các công tác thanh tra, kiểm tra kết hợp với các biện pháp xử lý vi phạm chặt chẽ đã phát hiện đáng kể số lƣợng các công trình xây dựng vi phạm không phép, sai phép. Góp phần nâng cao tỷ lệ các công trình xây dựng có phép tăng qua các năm .

Trong hƣớng cải cách hành chính của nhà nƣớc đặc biệt là cơ chế thủ tục hành chính một cửa nhƣ hiện nay, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho đa số hộ dân trong vấn đề đi xin cấp phép xây dựng. Đây là biện pháp chủ động tích cực và cơ bản để hạn chế tâm lý của ngƣời dân ngại khó khăn phiền hà khi đi xin phép xây dựng, đồng thời hạn chế tình trạng xây dựng không phép nhƣ hiện nay. Trong công tác cấp phép xây dựng không có việc ngƣời dân phải chi tiền bồi dƣỡng thì mới đƣợc cấp nhanh mà mọi hồ sơ đều phải đảm bảo thủ tục và thời gian theo quy định, khuyến khích đẩy nhanh rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ.

Ngoài các kết quả đạt đƣợc trong khâu cấp phép xây dựng thì ủy ban nhân dân các Quận và huyện đã phối hợp với thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện, tiến hành việc thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng, và kiên quyết xử lí vi phạm đối với các trƣờng hợp công trình xây dựng không phép, sai phép không theo quy hoạch, quy định và quy chuẩn xây dựng.

Bảng 2.2: Bảng số liệu về số hồ sơ đƣợc cấp phép xây dựng và tổng số vi phạm tại Hà Nội năm 2011 – 2013 (đơn vị: hồ sơ)

Năm Số lƣợng giấy phép đã cấp Tổng số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng 2011 7960 9206 2012 8500 9893 2013 9891 10281

Nguồn: Báo Cáo Công tác Thanh tra – kiểm tra của Thanh tra Xây dựng, Bộ Xây Dựng Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013)

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ:

Biểu đồ hình cột

Đơn vị: Hồ sơ

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cấp phép xây dựng giai đoạn 2011 - 2013

Nhận xét: Qua bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy trong giai đoạn 2011 - 2013 có thể thấy giấy phép xây dựng ngày đƣợc cấp tăng dần qua các năm. Sự chuyển biến rất rõ rệt và tăng lên về số lƣợng số giấy phép xây dựng đƣợc cấp trên địa bàn Quận.

Mặt khác, ta thấy số lƣợng hồ sơ xin cấp phép cũng ngày một tăng nhanh,: năm 2011 là 9206 hồ sơ và đến năm 2013 là 10281 hồ sơ , chỉ qua 2 năm mà số lƣợng hồ sơ xin cấp phép xây dựng tăng lên rất nhiều. Điều này cũng đƣợc thể hiện rõ qua tổng diện tích mét vuông sàn xây dựng tăng qua

các năm: năm 2011 là 2,1 m2

đến năm 2013 con số này đã là 3.995m2.

2.4.2. Vi phạm trong thủ tục xin cấp phép xây dựng.

Khi xây dựng một công trình, kể cả nhà ở riêng lẻ, thậm chí rất nhỏ thì chủ nhà đều phải có bản vẽ dù là đơn giản nhất để thể hiện hình dáng, quy mô công trình để cho ngƣời thợ xây căn cứ vào đó mà thực hiện theo. Nếu công trình có quy mô lớn thì đòi hỏi còn phải có thiết kế kết cấu tính toán an toàn cho công trình, đồng thời còn để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, đặc biệt là trong trƣờng hợp xây chen. Việc quy định này là chỉ để đảm bảo an

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2011 2012 2013 Số lượng giấy phép đã cấp Tổng số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

toàn cho chính ngôi nhà của ngƣời dân, mặt khác còn phải bảo đảm an toàn cho ngƣời xây dựng và các công trình xung quanh.

Tuy nhiên, tùy theo quy mô công trình mà yêu cầu thiết kế khác nhau. Dự thảo Luật Xây dựng quy định hộ gia đình đƣợc tự tổ chức thiết kế nhà ở riêng

lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc nhỏ hơn ba tầng hoặc có

chiều cao dƣới 12m nhƣng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt. Hộ gia đình cá nhân tự thiết kế chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về chất lƣợng thiết kế, tác động của công trình đến môi trƣờng và an toàn của các công trình lân cận. Để tránh tình trạng nảy sinh tiêu cực của cơ quan cấp phép xây dựng, dự thảo Luật Xây dựng quy định cơ quan này không đƣợc thành lập đơn vị thiết kế để chỉ định thiết kế cho chủ đầu tƣ xây dựng công trình.

Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng chỉ yêu cầu một số bản vẽ chủ yếu nhƣ các mặt bằng, một số mặt cắt chính, mặt đứng mà không phải nộp tất cả các bản vẽ có trong hồ sơ thiết kế. Đối với nhà ở tại nông thôn chỉ yêu cầu có bản vẽ mặt bằng công trình để quản lý về chỉ giới xây dựng và đấu nối hạ tầng.

Việc cấp giấy phép xây dựng ở các huyện ngoại thành hiện đang ở tình trạng đóng băng, ngƣời xin không thể xin đƣợc mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cũng không thể cấp đƣợc, dù cả hai bên đều rất muốn. Lý do là, tại Nghị định 64/2012 của Chính phủ quy định về cấp giấy phép xây dựng đã có hiệu lực thi hành. Thế nhƣng, do nội dung của quy định mới có một số điểm mới đã làm khó cho việc cấp giấy phép xây dựng. Cụ thể là trong quy định mới có ghi rõ là chỉ cấp giấy phép xây dựng cho những nơi đã có quy hoạch 1/500. Trong thực tế ở thành phố thì chƣa quận, huyện nào có quy hoạch 1/500, chỉ những dự án bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc mới có quy hoạch này để đƣợc phê duyệt xây dựng dự án. Trƣớc đây, ở những nơi đã có quy hoạch chi tiết 1/500 có quy định rõ về khoảng lùi, tầng cao, kiến trúc... rất chi tiết, đầy đủ thì không phải xin cấp. Ðƣợc biết, theo tiến độ, quy hoạch chung 1/2.000 ở các quận, huyện đến tháng 9-2013 đã xong, còn 1/500 thì chƣa biết khi nào. Nhƣ vậy thì phần lớn

ngƣời dân ở Hà Nội đều không thể biết tới khi nào thì đƣợc xin và đƣợc cấp giấy phép xây dựng.

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở đƣợc ban hành sẽ thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP.

Một trong những nội dung mới tại Nghị định nhận đƣợc sự quan tâm, đó là vấn đề xử phạt hành vi xây dựng sai phép. Trƣớc đây, theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, những hành vi vi phạm nhƣ xây dựng sai phép, sai thiết kế đƣợc duyệt, sai quy hoạch chi tiết đô thị đƣợc duyệt, sai thiết kế

Một phần của tài liệu thực trạng công tác cấp phép xây dựng trong quản lý quy hoạch tại thành phố hà nội, giải pháp hoàn thiện chính sách (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)