Nguyên nhân từ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu thực trạng công tác cấp phép xây dựng trong quản lý quy hoạch tại thành phố hà nội, giải pháp hoàn thiện chính sách (Trang 61)

Theo thống kê của Sở Xây dựng trong năm 2012, Sở Xây dựng và các quận, huyện đã xử lý trách nhiệm của 142 cán bộ, công chức đã buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, chủ yếu là thanh tra xây dựng. Đây là một thực tế cần phải xem xét lại. Theo phân cấp về quản lý, chịu trách nhiệm chính về trật tự xây dựng là chính quyền cấp xã, phƣờng, nhƣng lực lƣợng thanh tra cấp xã, phƣờng lại đang rất yếu.

Số lƣợng hồ sơ xin cấp phép xây dựng tại Hà Nội ngày càng nhiều nhƣng số lƣợng cán bộ quản lý ở các đơn vị thì lại chƣa đủ để đáp ứng nhƣ cầu giải quyết công việc, việc giới hạn thời gian giải quyết thủ tục trong 15 ngày hay 20 ngày đối với công trình của các tổ chức. Mặt khác cũng do trình độ chuyên môn , kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý vẫn còn hạn chế do vậy sẽ làm trở ngại tiến độ giải quyết công việc.

Đối với ủy ban nhân dân Quận, huyện trong quá trình triển khai thực hiện, lực lƣợng Thanh tra xây dựng quận đã có nhiều cố gắng bám sát các quy định hiện hành, thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc, sâu sát, triệt để hơn. Tuy vậy công tác kiểm tra , kiểm soát các công trình xây dựng chƣa có chuyển biến. Trình độ tác nghiệp về công tác chuyên môn chƣa đƣợc nâng cao.

Đối với ủy ban nhân dân các phƣờng, xã đã kiểm soát đƣợc tình hình đầu tƣ xây dựng các công trình trên địa bàn của mình. Công tác kiểm tra sau cấp phép đã đƣợc ủy ban nhân dân các phƣờng, xã quan tâm chỉ đạo, các hoạt động xây dựng đều đƣợc kiểm tra ban đầu. Nhƣng sự chủ động phối hợp với các phòng, ban, ngành trong xử lý vi phạm còn chƣa thống nhất do vậy kết quả xử lý đã đạt đƣợc còn hạn chế. Các vi phạm cơi nới lồng sắt, trổ cửa, sửa chữa quét vôi, cải tạo nhỏ lẻ, xây bục bệ lấn chiếm hè đƣờng, ngõ ngách, lồng treo, cầu thang chƣa đƣợc xử lý kịp thời.

Có thể thấy việc giám sát quá trình thực hiện xây dựng của cán bộ còn yếu và không đủ lực dẫn tới các vi phạm còn tồn tại nhiều. Nếu các cán bộ này vi phạm thì việc quy định ngƣời đứng ra chịu trách nhiệm, ngƣời đứng ra xử lý cán bộ vi phạm, hiện chƣa có chế tài cụ thể liên quan đến việc tố cáo cán bộ vi phạm trong quy định của Bộ Xây dựng, mà chỉ có thể liên hệ với chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phƣờng, thị trấn nơi công trình tọa lạc để phản ánh theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo của Nhà nƣớc.

Trong quá trình lập dự án, thiết kế công trình do chủ đầu tƣ không

nghiên cứu kỹ đã đƣa ra nhiệm vụ thiết kế thiếu chuẩn xác, nên sau khi đã

đƣợc thỏa thuận về quy hoạch, kiến trúc để lập dự án, chủ dầu tƣ lại tự điều chỉnh thiết kế công trình nhiều lần dẫn đến phải lấy ý kiến thỏa thuận lại nhiều lần làm kéo dài thời gian xét cấp giấy phép xây dựng.

Ngƣời dân trong quá trình đi xin phép xây dựng còn chƣa biết rõ ràng thủ tục xin phép trong khi trách nhiệm của ủy ban nhân dần Phƣờng, quận hƣớng dẫn ngƣời dân ở khâu xin phép và biện pháp xử lý vi phạm công trình xây dựng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Cán bộ địa chính một số phƣờng còn không thông báo rõ, đầy đủ về hiện trạng đất có tranh chấp hay vi phạm trên địa bàn phƣờng mình cho cán bộ xác minh của quận biết và dẫn tới làm chậm tiến độ cấp giấy phép xây dựng.

Sự phối hợp kiểm tra, xử lý của ủy ban nhân dân các quận, huyện - phƣờng xã, thanh tra Xây dựng quận, huyện chƣa đƣợc thƣờng xuyên có hiệu quả. Công tác kiểm tra công trình xây dựng sau khi cấp phép cũng đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa rộng khắp và thƣờng xuyên trên địa bàn quận huyện trong Hà Nội dẫn đến tình trạng xử lý các trƣờng hợp vi phạm tại các quận huyện này thƣờng chỉ dừng ở khâu lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ có hiệu quả xây dựng không phép, trái phép. Một số trƣờng hợp đã bị đình chỉ, đang trong thời gian giải quyết nhƣng vẫn tiến hành xây dựng và chống đối lực lƣợng Thanh tra.

Công tác xử lý vi phạm còn chƣa kiên quyết kịp thời, triệt để còn mang tính hình thức. Trong quá trình thực hiện xử lý vi phạm một số cán bộ chƣa

thực hiện theo đúng trình tự ban hành, việc giám sát thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm đối với chủ công trình còn buông lỏng chƣa chặt chẽ. Việc phát hiện và xử lý bắt buộc đình chỉ đối với chủ công trình chủ đầu tƣ xây dựng không phép đi làm thủ tục xin phép còn chậm.

Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng hoạt động chƣa đồng bộ, ăn khớp, thông suốt vẫn còn nhiều khâu trung gian từ cấp phƣờng đến cấp quận dẫn đến tình trạng quản lý thiếu tập trung và thống nhất. Cán bộ lãnh đạo, chƣa có sự chỉ đạo quan tâm đúng mức nên có nhiều việc thiếu kiểm tra, đôn đốc không phân những trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ.

Công tác tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm còn yếu. Ở một số lĩnh vực không kiên quyết xử lý các trƣờng hợp, vụ việc phát sinh còn nôn nóng, thiếu sáng tạo trong công việc, phƣơng pháp tổ chức thực hiện thiếu tính thuyết phục, chƣa tạo đƣợc sự tin tƣởng, ủng hộ của ngƣời dân và các cấp lãnh đạo.

Ví dụ: điển hình cho những tình trạng trên: công trình xây dựng Bệnh viện Melatec, địa chỉ 54 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, sai phạm chồng lên sai phạm, cũng nhƣ việc lấn sông chiếm đất của một số ngƣời, nhƣng chính quyền địa phƣơng vẫn làm ngơ. Bệnh viện Melatec chỉ đƣợc phép xây 3 tầng, song chủ đầu tƣ tự ý thay đổi quy mô công trình, xây lấn cả vào phần đất không đƣợc phép và xây 6 tầng. Một công trình hoành tráng, đồ sộ, hàng trăm mét vuông, vi phạm về quy định xây dựng, lại nằm ngay trƣớc cửa ủy ban nhân dân phƣờng, nhƣng lãnh đạo phƣờng cứ làm ngơ nhƣ không biết. Đến khi vi phạm đƣợc ngƣời dân phản ánh, cơ quan chức năng mới kiểm tra, phát hiện sai phạm, yêu cầu ngừng thi công. Thế nhƣng, chủ đầu tƣ vẫn tiếp tục vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn, ngang nhiên xây tiếp 3 tầng nữa, từ ngày 17/2/2014 đến 14/3/2014. Việc không chấp hành lệnh ngừng thi công, tiếp tục xây dựng thêm kéo dài suốt gần một tháng trời, nhƣng đã không bị chính quyền nhắc nhở, nay ngôi nhà đã hợp khối, cao 6 tầng, mà vẫn không có giấy

phép. Câu hỏi đặt ra tại sao một công trình sai phạm chồng lên sai phạm lại đƣợc làm ngơ nhƣ xây dựng giữa chốn không ngƣời.

Ngày 15/4/2014, ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm quản lí hoạt động xây dựng, yêu cầu Ủy ban nhân dân phƣờng Phúc Xá kiểm điểm vì “không phát hiện” ra sai phạm trên địa bàn. Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đang xin ý kiến Sở Xây dựng thành phố Hà Nội để có hình thức xử lí theo kiểu “phạt cho tồn tại”. Nhƣng nếu thế, ngƣời dân sẽ đua nhau xây dựng, sẵn sàng nộp một ít tiền phạt. Có lẽ ủy ban nhân dân phƣờng Phúc Xá đã quá nể nang nên mới để tình trạng diễn nhƣ vậy. Điều này đã khiến rất nhiều ngƣời phải đặt câu hỏi nghi vấn: Tại sao chính quyền phƣờng Phúc Xá lại “đặc biệt” nể nang nhƣ vậy? Ai đã chống lƣng cho sai phạm này? Sự làm ngơ của ủy ban nhân dân phƣờng không chỉ ở lĩnh vực xây dựng nhà trái phép. Tình trạng lấn sông làm nhà không phép bằng việc đổ đất phế thải để dựng nhà ở, làm ảnh hƣởng rất lớn đến dòng chảy của Sông Hồng, khiến công tác bảo vệ an ninh vô cùng khó khăn. Việc lấn sông này cũng đang gặp phải sự thờ ơ, vô trách nhiệm của chính quyền sở tại.

Nhƣ vậy việc quản lý chính sách quy hoạch đô thị đúng theo chính sách đã đề ra còn là rất khó, để giải quyết tình trạng xây dựng lộn xộn không phép, sử dụng đất bừa bãi không theo quy hoạch và pháp luật cần phải hoàn thiện lại hệ thống chính sách quy hoạch đô thị một cách phù hợp với thực tế nƣớc ta hiện nay.

CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG

Một phần của tài liệu thực trạng công tác cấp phép xây dựng trong quản lý quy hoạch tại thành phố hà nội, giải pháp hoàn thiện chính sách (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)