Khi xây dựng một công trình, kể cả nhà ở riêng lẻ, thậm chí rất nhỏ thì chủ nhà đều phải có bản vẽ dù là đơn giản nhất để thể hiện hình dáng, quy mô công trình để cho ngƣời thợ xây căn cứ vào đó mà thực hiện theo. Nếu công trình có quy mô lớn thì đòi hỏi còn phải có thiết kế kết cấu tính toán an toàn cho công trình, đồng thời còn để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, đặc biệt là trong trƣờng hợp xây chen. Việc quy định này là chỉ để đảm bảo an
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2011 2012 2013 Số lượng giấy phép đã cấp Tổng số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
toàn cho chính ngôi nhà của ngƣời dân, mặt khác còn phải bảo đảm an toàn cho ngƣời xây dựng và các công trình xung quanh.
Tuy nhiên, tùy theo quy mô công trình mà yêu cầu thiết kế khác nhau. Dự thảo Luật Xây dựng quy định hộ gia đình đƣợc tự tổ chức thiết kế nhà ở riêng
lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc nhỏ hơn ba tầng hoặc có
chiều cao dƣới 12m nhƣng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt. Hộ gia đình cá nhân tự thiết kế chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về chất lƣợng thiết kế, tác động của công trình đến môi trƣờng và an toàn của các công trình lân cận. Để tránh tình trạng nảy sinh tiêu cực của cơ quan cấp phép xây dựng, dự thảo Luật Xây dựng quy định cơ quan này không đƣợc thành lập đơn vị thiết kế để chỉ định thiết kế cho chủ đầu tƣ xây dựng công trình.
Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng chỉ yêu cầu một số bản vẽ chủ yếu nhƣ các mặt bằng, một số mặt cắt chính, mặt đứng mà không phải nộp tất cả các bản vẽ có trong hồ sơ thiết kế. Đối với nhà ở tại nông thôn chỉ yêu cầu có bản vẽ mặt bằng công trình để quản lý về chỉ giới xây dựng và đấu nối hạ tầng.
Việc cấp giấy phép xây dựng ở các huyện ngoại thành hiện đang ở tình trạng đóng băng, ngƣời xin không thể xin đƣợc mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cũng không thể cấp đƣợc, dù cả hai bên đều rất muốn. Lý do là, tại Nghị định 64/2012 của Chính phủ quy định về cấp giấy phép xây dựng đã có hiệu lực thi hành. Thế nhƣng, do nội dung của quy định mới có một số điểm mới đã làm khó cho việc cấp giấy phép xây dựng. Cụ thể là trong quy định mới có ghi rõ là chỉ cấp giấy phép xây dựng cho những nơi đã có quy hoạch 1/500. Trong thực tế ở thành phố thì chƣa quận, huyện nào có quy hoạch 1/500, chỉ những dự án bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc mới có quy hoạch này để đƣợc phê duyệt xây dựng dự án. Trƣớc đây, ở những nơi đã có quy hoạch chi tiết 1/500 có quy định rõ về khoảng lùi, tầng cao, kiến trúc... rất chi tiết, đầy đủ thì không phải xin cấp. Ðƣợc biết, theo tiến độ, quy hoạch chung 1/2.000 ở các quận, huyện đến tháng 9-2013 đã xong, còn 1/500 thì chƣa biết khi nào. Nhƣ vậy thì phần lớn
ngƣời dân ở Hà Nội đều không thể biết tới khi nào thì đƣợc xin và đƣợc cấp giấy phép xây dựng.
Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở đƣợc ban hành sẽ thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP.
Một trong những nội dung mới tại Nghị định nhận đƣợc sự quan tâm, đó là vấn đề xử phạt hành vi xây dựng sai phép. Trƣớc đây, theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, những hành vi vi phạm nhƣ xây dựng sai phép, sai thiết kế đƣợc duyệt, sai quy hoạch chi tiết đô thị đƣợc duyệt, sai thiết kế đô thị đƣợc duyệt thì phải dỡ bỏ công trình vi phạm.
Thực tế một số năm gần đây cho thấy, hầu hết các đô thị đều thiếu quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch chi tiết là cơ sở pháp lý gốc để cấp phép xây dựng), thiếu thiết kế đô thị, do vậy, việc cấp phép xây dựng chủ yếu dựa vào chủ quan của một cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền cấp phép. Đó cũng là lý do khiến hàng nghìn công trình xây dựng sai phép trong Hà nội tồn tại từ nhiều năm nay không xử lý đƣợc.
Mặt khác, có địa phƣơng, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch còn lỏng lẻo, nhiều công trình còn đƣợc chính quyền cơ sở bao che cho việc xây dựng. Việc phá dỡ công trình vi phạm trong trƣờng hợp này rất khó khăn và gây lãng phí tiền và tài sản của ngƣời dân.
Để khắc phục tình trạng này, Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định: “Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hƣởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế đƣợc phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đƣợc duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu
tƣ xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Sau khi chủ đầu tƣ hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Có thực sự quy định này không phải để khuyến khích hành vi vi phạm trật tự xây dựng, cũng không phải phạt cho tồn tại. Nhiều dự án đầu tƣ xây dựng công trình có quy mô lớn đa phần sai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đƣợc duyệt ban đầu. Sai phạm chủ yếu là nâng thêm tầng, tăng diện tích đất xây dựng kinh doanh, thu hẹp diện tích xây dựng công trình hạ tầng xã hội nhƣ trƣờng học, công viên, cây xanh… Những sai phạm này không thể phá dỡ và trên thực tế chƣa dự án nào bị phá dỡ. Nhƣ vậy, duy nhất chủ đầu tƣ đƣợc hƣởng lợi trong khi ngƣời dân tại đó và công trình lân cận phải chịu những thiệt hại về điều kiện sống.
Để tăng cƣờng hơn nữa công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng, dự thảo Luật Xây dựng 2009 đã đơn giản các thủ tục hành chính đối với công tác này, đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân thực hiện công tác cấp phép xây dựng và thanh tra xây dựng. Nếu lực lƣợng này không phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật công chức.
Trong những năm qua, số lƣợng giấy phép xây dựng cấp ra cho các cơ quan và tổ chức có xu hƣớng tăng dần, có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: số lƣợng giấy phép đã cấp qua các năm 2011 – 2013
Năm Số lƣợng giấy phép xây
dựng đã cấp (giấy phép) Tổng số diện tích sàn xây dựng((Triệu m2/ sàn XD) 2011 7.960 2,1 2012 8.500 2,6 2013 9.891 3.995
Nguồn: báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội năm 2011 - 2013
Nhận xét: qua bảng số liệu trên có thể thấy số lƣợng giấy phép xây dựng đã cấp qua các năm đang tăng dần, và tất nhiên là tổng số diện tích sàn xây dựng cũng tăng theo. Có thể nhận thấy số lƣợng giấy phép đã cấp ngày một tăng dù các cấp quản lý đã có nhiều biện pháp tác động.
Thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng đã giảm bớt song chƣa thực sự tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời dân, doanh nghiệp tiếp cận. Việc thiếu quy hoạch chi tiết đã gây ảnh hƣởng tiêu cực tới cấp phép xây dựng, tạo "môi trƣờng" cho hiện tƣợng nhũng nhiễu, xin - cho tồn tại. Tại những khu vực có yêu cầu quản lý về kiến trúc lại chƣa có thiết kế đô thị hoặc chƣa có quy định về quản lý kiến trúc gây khó khăn cho công tác cấp phép. Việc thỏa thuận kiến trúc quy hoạch đƣợc đánh giá là một khâu rất dễ phát sinh tiêu cực.
Thủ tục hành chính đã đƣợc rút gọn song một số địa phƣơng lại tự ý "bôi" thêm thủ tục. Luật Xây dựng quy định khi xin cấp phép xây dựng chỉ phải nộp có 3 thủ tục gồm đơn xin cấp phép, giấy tờ về sở hữu nhà đất, hồ sơ thiết kế công trình, nhƣng tại một số quận của Hà Nội, các thủ tục niêm yết xin cấp phép xây dựng đƣợc quy định tới 7 loại, tức là có tới 4 loại thủ tục do địa phƣơng tự ý phát sinh. Giải thích cho hiện tƣợng này, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở cũng chỉ quy định có 3 thủ tục, còn những thủ tục khác về hợp đồng phá dỡ, hợp đồng vận chuyển, xác nhận của nhà liền kề... đều không bắt buộc và chủ yếu do chính quyền địa phƣơng đặt ra.
Trong khi nhiều thủ tục vốn đã đƣợc rút gọn nhờ cải cách thủ tục hành chính lại đƣợc một số nơi cho tiếp tục tồn tại gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức xin cấp phép xây dựng công trình thì trong giấy phép xây dựng lại thiếu vắng nhiều nội dung quan trọng nhƣ hệ số sử dụng đất, màu sắc công trình... Nếu các tiêu chí này đƣợc quy định cụ thể thì đã không xảy ra tình trạng công trình xây dựng lộn xộn, mầu sắc tùy tiện đang tồn tại trên nhiều tuyến phố mới ở Hà Nội.