Dịch vụ thương mại:

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 55)

I. Đặc điểm chung của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

2. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.10. Dịch vụ thương mại:

Trên địa bàn tỉnh có 23 chợ được trải đều trên 30 xã – thị trấn (hiện nay đang chuẩn bị xây dựng thêm 02 chợ) với khoảng 10.000 hộ kinh doanh. Trong những năm qua, một số chợ đã được nâng cấp, xây dựng như: Chợ Sơn, Chợ Mai Trang, Chợ Quán Hành. Trên địa bàn huyện hiện nay có một số cửa hàng kinh doanh theo phương thức tự chọn nhưng chưa có các trung tâm thương mại, siêu thị đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định như trong Quyết định số 1371/2007/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Hiện nay đã hình thành 2 KCN Nam Cấm và Trường Thạch thu hút hàng nghìn lao động tham gia. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ trang thiết bị của huyện Nghi Lộc tương đối ổn định. Hệ thống hạ tầng đang được đầu tư xây dựng trong tương lai sẽ đáp ứng được các yêu cầu cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Song bên cạnh đó huyện Nghi Lộc cũng cần ban hành những cơ chế thông thoáng hơn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vận động tích cực nguồn vốn tự có trong dân để tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảo bảo đủ điều kiện thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, thúc đầy kinh tế nông thôn trên địa bàn ngày một phát triển, góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.

* Đánh giá chung ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế-xã hội đến vấn đề việc làm của người lao động nông thôn ở huyện Nghi Lộc

- Những thuận lợi

+ Vị trí địa lý của huyện là một trong những lợi thế quan trọng cho người lao động nông thôn trong quá trình tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội. Nằm trên trục giao thông Quốc lộ 1A, huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác nhằm tạo ra việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn huyện nói riêng.

+ Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của huyện so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.

+ Huyện có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

+ Vai trò trung tâm của huyện đối với tỉnh và vùng được khẳng định qua thực tiễn phát triển và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật.

+ Nhu cầu thị trường trong nước đối với nhiều sản phẩm của huyện (hàng công nghiệp, nông sản chế biến, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá…) đang tăng nhanh là cơ hội rất lớn cho phát triển của huyện.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại và hợp tác phát triển cho huyện.

- Những khó khăn

+ Mặc dù là một huyện phụ cận thành phố Vinh và thị xã cửa Lò nhưng quy mô nền kinh tế của huyện cũng như thu nhập bình quân đầu người của huyện vẫn còn thấp so với các đơn vị khác trong cả nước và cũng chưa vượt cao nhiều so với các đơn vị khác trong vùng như: Huyện Diễn Châu, thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh… Điều này cũng đã làm ảnh hưởng tới kinh tế nông thôn, đời sống của người lao động nông dân cũng gặp nhiều khó khăn khi họ đang phải đối mặt trong quá trình tìm kiếm việc làm.

+ Huyện chưa có ngành sản xuất và sản phẩm khác mang tính đột phá đem lại giá trị gia tăng cao cho tổng sản phẩm của huyện. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của huyện nhìn chung còn thấp. Quá trình hội nhập sẽ đặt nhiều ngành và sản phẩm của huyện trước áp lực cạnh tranh rất mạnh.

+ Kết cấu hạ tầng (đường sá, trạm điện, nước…) của huyện bước đầu đã được cải thiện nhưng nếu không được nâng cấp đáng kể thì không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển rất nhanh của huyện trong giai đoạn tới.

+ Không gian hiện tại của huyện còn bị hạn chế so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tới, đất đô thị bình quân đầu người thấp, không có tài nguyên thiên nhiên gì đáng kể. Tuy nhiên, việc mở rộng, đô thị hoá và công nghiệp hoá huyện với tốc độ nhanh trong tương lai sẽ gây ra nhiều áp lực đối với phát triển kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái của huyện, trong đó vấn đề lao động - việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn cũng là một trong những vấn đề cần phải chú trọng quan tâm.

Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế trên nên người lao động nông thôn ở huyện Nghi Lộc đã không có nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường lao động, thời gian nông nhàn nhiều.

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)