Một số chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Ngh

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 78)

II. Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn huyện Nghi Lộc

5.Một số chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Ngh

huyện Nghi Lộc

* Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2009.

- Đối tượng của đề án

+ Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác.

+ Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

- Chính sách đối với người học

+ Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;

+ Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

+ Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

+ Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề;

+ Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;

+ Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.

* Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm (CT 120).

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm; Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập chương trình "Quỹ cho vay giải quyết việc làm"

được dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Đối tượng vay vốn là hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) có đối tượng lao động là hộ nghèo hoặc người tàm tật.

- Vốn vay được sử dụng vào việc sau:

+ Mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, mở rộng nhà xưởng; phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thuỷ hải sản, nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh.

+ Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Kết luận chương 2

Nghi Lộc là huyện có quy mô dân số lớn thứ 2 trong cả tỉnh với 186.439 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 137.152 người. Xét về cơ cấu, lực lượng lao động ở Nghi Lộc có cơ cấu trẻ. Nhóm lực lượng lao động trẻ (từ 15-34 tuổi) chiếm 35,40% so với tổng dân số; nhóm lực lượng lao động trung niên chiếm 25,05%. Đây là thế mạnh của nguồn lao động Nghi Lộc.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 29,90%, tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử,...còn một số nghề như chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây dựng… có quá ít lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động Nghi Lộc đang còn bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra của thị trường lao động.

Tuy đã đạt được những kết quả đáng kể về kinh tế-xã hội, nhưng vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn ở huyện Nghi Lộc đang còn nhiều khó khăn, phức tạp phải tiếp tục giải quyết đó là: tỷ lệ dân sống ở vùng nông thôn giảm rất chậm và đang có hiện tượng một bộ phận dân cư không nhỏ ở nông thôn không còn đất canh tác do đất đai đã dành cho các dự án phát triển khu

công nghiệp, chế xuất; thậm chí không còn việc làm; Đang xuất hiện ngày càng rõ nét mặt trái của sự tích cực trong đời sống nhân dân, một bộ phận dân cư có thu nhập rất thấp, không có hoặc bị mất đất canh tác, phải đi làm thuê với việc làm và chỗ làm việc không ổn định.

- Chất lượng lao động của huyện hiện nay còn thấp, chủ yếu lao động chỉ đạt tình độ trung học cơ sở, tỉ lệ lao động được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có bằng cấp là rất thấp.

- Cơ hội việc làm trong địa bàn huyện chưa thực sự đáp ứng được lao động trong vùng, các cơ sở sản xuất khá phong phú và đa dạng nhưng còn manh mún nhỏ lẻ chưa thu hút được lao động, do vậy có nhiều lao động đã đi làm ở địa phương khác.

- Tỷ suất thời gian lao động tính trung bình được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.17 Tỷ suất sử dụng thời gian lao động của các hộ điều tra năm 2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011

Tổng lao động Người 480 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng thời gian lao động thực tế Ngày/năm 144.000 Tổng thời gian có khả năng huy động Ngày/năm 157.920 Tổng thời gian dư thừa Ngày/năm 17.280 Tỉ suất sử dụng lao động % 82,20

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

- Thu nhập trong ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ 41,14% tức là 816.761.000 đồng trên 150 hộ, như vậy số bình quân chỉ được 5.445.037 đồng/hộ/năm. Tổng tất cả các ngành khác cộng lại là 1.168.559.000đ đạt 58,86%, chia bình quân đạt mức 7.790.393. đồng/hộ/năm, như vậy tổng thu nhập bình quân của hộ đạt 13.235.467 đồng/năm.

Qua phân tích số liệu trên cho thấy cơ cấu thu nhập ngành trồng trọt rất lớn, cần phải chú trọng ngành trồng trọt hơn nữa để đạt được giá trị kinh tế cao hơn, tuy nhiên tính bình quân thu nhập trên hộ cho thấy con số thu nhập khoảng 14 triệu đồng của hộ trên 1 năm là con số khá khiêm tốn khó có thể đáo ứng được nhu cầu đời sống vật chất như hiện nay.

* Những vấn đề bức xúc đang đặt ra

Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mặc dù có những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, song với cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu là một trở ngại đối với việc phát triển kinh tế của huyện nói chung và với nông nghiệp nói riêng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện để phân công lại lao động, phân bố lại dân cư giữa các vùng, các ngành. Số lao động từ nông nghiệp dôi ra sẽ là nguồn lao động phục vụ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả về lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, về ngành nghề, về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung chuyên canh, về trình độ khoa học - công nghệ, về cơ cấu thành phần kinh tế… làm biến đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại đi đôi với khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.

Trong sản xuất nông nghiệp của huyện, các cơ sở tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng mở rộng sản xuất hàng hóa. Một số cơ sở bước đầu đã hình thành vùng lúa, vùng chuyên canh rau, trồng hoa, cây cảnh; hình thành một số trang trại trồng trọt và chăn nuôi. Thời kỳ 2009 - 2011 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 8,6%, trong đó trồng trọt tăng 7,7%, chăn nuôi tăng 10,9%. Năm 2011 đàn bò tăng 5,4%, đàn lợn tăng 43,9% so với năm 2009. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi gia cầm và thủy sản cũng không ngừng tăng. Trong trồng trọt vừa đẩy mạnh thâm canh vừa mở rộng diện tích, chuyển một phần diện tích lúa sang chăn nuôi, thả cá và trồng màu. Phát triển các loại rau xuất khẩu như: ớt, tỏi, hành, dưa chuột; hình thành vùng rau sạch, vùng trồng hoa tập trung.

Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng thay đổi theo. Đây là một xu hướng tất yếu của quá trình chuyển hóa từ nền sản xuất tiểu nông lên sản xuất lớn. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp, trước hết là trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Giảm lao động trồng cây lương thực, chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giảm lao động trồng trọt và tăng lao động trong chăn nuôi.

Thực tế hiện nay cho thấy rằng, nguồn lao động ở nông thôn huyện Nghi Lộc còn dôi dư khá lớn, quỹ đất nông nghiệp canh tác ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa ngày càng tăng, các trung tâm công nghiệp xây dựng ngày càng nhiều; do vậy không thể dung nạp thêm số lao động đang ngày càng tăng thêm. Mặt khác, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, nhu cầu về lao động trong những tháng nông nhàn chỉ bằng 30-40% mức nhu cầu lao động bình quân hàng năm. Trong khi đó nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nông thôn phát triển chậm hơn ở thành thị, vì vậy sự đa dạng về việc làm cũng ít hơn và nét phổ biến ở nông thôn là thiếu việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Nghi Lộc đã chọn con đường kết hợp phát triển nông nghiệp toàn diện với mở rộng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Về sự thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động được biểu hiện ở kết quả điều tra những năm gần đây như sau:

Bảng 2.18 Sự thay đổi cơ cấu GDP và lao động

Đơn vị: (%) Ngành kinh tế 2009 2010 2011 1. Nông nghiệp - GDP - Lao động 44,70 86,23 40,60 76,04 36,47 73,59 2. Công nghiệp, xây dựng

- GDP - Lao động 24,40 7,36 31,40 11,60 29,65 14,00 3. Dịch vụ - GDP - Lao động 30,90 6,41 28,00 12,36 33,86 12,41

Nguồn: Phòng thống kê huyện Nghi Lộc

Căn cứ vào bảng trên ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, biểu hiện tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần và tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng phải thay đổi cho phù hợp. Song, ở Nghi Lộc hiện nay có sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nên gây ra hiện tượng thiếu việc làm và thất nghiệp. Mặt khác, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động xã hội từ 73-86%, điều

đó cho thấy khả năng chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực khác rất khó khăn, bởi lao động ở huyện có chất lượng thấp, số lao động dôi ra chủ yếu là chưa qua đào tạo. Chính vì vậy làm cho tỷ lệ thiếu việc làm trong nông nghiệp ngày càng tăng. Đây là một mâu thuẫn lớn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm ở huyện Nghi Lộc. Định hướng tới cần tập trung giải quyết vấn đề chất lượng lao động, phải đầu tư cho công tác dạy nghề đúng mức, khuyến khích phát triển công tác dạy nghề đa dạng nhằm bù đắp những lỗ hổng chất lượng hiện tại. Có như vậy các biện pháp giải quyết việc làm mới có cơ hội thực thi.

* Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được đề cập đến như một nguồn vốn tổng hợp với hệ thống các yếu tố hợp thành: sức lực và trí tuệ, khối lượng cùng với các đặc trưng về chất lượng lao động như trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp, thái độ và phong cách làm việc… Ở đây, con người được xem xét với tư cách là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, một nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

Theo UNDP, có năm nhân tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực. Đó là giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, sự giải phóng con người. Những nhân tố này quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó giáo dục - đào tạo là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Bởi vậy, nói đến nguồn nhân lực là nói đến chất lượng và số lượng lao động, trong đó chất lượng giữ vai trò quyết định.

Như vậy, số người chưa được đào tạo nghề còn rất lớn chiếm 90% lực lượng lao động của huyện. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp: 8,78% (năm 2011) và qua các năm tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyển biến rất chậm, năm 2009 là 6,01%, năm 2010: 7,39%, năm 2011: 8,78%.

Hiện nay, Nghi Lộc có 137.152 người trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, chiếm 65%. Chất lượng lao động Nghi Lộc còn thấp, trình độ dân trí mặc dù đã được nâng lên rõ rệt

nhưng vẫn còn 18% số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I; lực lượng không có chuyên môn kỹ thuật còn cao, chiếm 90%; tỷ lệ lao động đã

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 78)