Thực trạng việc làm của hộ gia đình

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 74)

II. Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn huyện Nghi Lộc

4. Thực trạng việc làm của hộ gia đình

Để nghiên cứu thực trạng việc làm và giải quyết việc làm trong các hộ gia đình, đề tài tiến hành khảo sát 150 hộ gia đình với kết quả như sau:

4.1. Thực trạng lao động của hộ

Bảng 2.11 Nhân khẩu của hộ

Giới tính Số lượng (Người) Nữ (Người) Nam (Người) Số có việc làm Số khẩu ăn theo Tổng nhân khẩu 480 260 220 264 216 Xã Nghi Văn 174 97 77 103 71 Thị trấn Quán Hành 161 80 81 78 83 Xã Nghi Thái 145 83 62 83 62

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Qua số liệu điều tra 150 hộ cho thấy tổng số nhân khẩu là 480 khẩu, trong đó khẩu ăn theo là 216 người chiếm 45%, số lao động là 264 người chiếm 55%.

Bảng 2.12 Lực lượng lao động của hộ

Chỉ tiêu Số lượng (Người) Cơ cấu (%)

Tổng số lao động 480 100,0

- Số lao động nam 220 45,8 - Số lao động nữ 260 54,2

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Lực lượng lao động nam có cơ cấu là 45,8% tương đương với 45,8% lao động, lực lượng lao động nữ chiếm 54,2% tương đương với 260 lao động.

Do đặc điểm của lao động nam có sức lực và trí lực nhiều hơn nên với cơ cấu này lực lượng lao động của vùng điều tra là rất tốt.

Bảng 2.13 Trình độ học vấn của lao động

Chỉ tiêu Số lượng (Người) Cơ cấu (%)

Tổng 480 100,0

Chưa qua đào tạo chuyên môn 463 96,5 Trung học chuyên nghiệp 8 1,7

Cao đẳng 4 0,8

Đại học 5 1,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Quan sát biểu đồ trên đây cho thấy số lao động chưa được qua đào tạo chuyên môn là rất lớn chiếm đến 96,5% với số lượng 463 lao động trên 480 lao động. Trung học chuyên nghiệp chỉ có 8 lao động chiếm 1,7%, cao đẳng có 4 lao động chiếm 0,8%, đại học có 5 lao động với cơ cấu là 1,0%. Như vậy trình độ chuyên môn của lao động là rất thấp.

Bảng 2.14 Trình độ chuyên môn của lao động

Chỉ tiêu Số lượng (Người) Cơ cấu (%)

Tổng 480 100,0

Chưa học hết tiểu học 80 16,7 Tốt nghiệp tiểu học 135 28,1 Tốt nghiệp THCS 191 39,8

Tốt nghiệp THPT 74 15,4

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Trong 480 lao động thì có đến 135 lao động tốt nghiệp tiểu học và chiếm 28,1%, số lao động tốt nghiệp THPT là 74 lao động chiếm 15,4%, còn lại số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở là 16,7% và 39,8%. Như vậy cho thấy trình độ học vấn của lao động còn thấp chưa thể áp dụng được khoa học kỹ thuật tốt được.

4.2. Lĩnh vực lao động của hộ

Bảng 2.15 Cơ cấu sử dụng đất trong ngành nông nghiệp

Chỉ tiêu Số lượng (ha) Cơ cấu (%)

Tổng cộng 24.838,67 100,00

Đất trồng cây lâu năm 3.680,62 14,82 Đất trồng cây hàng năm 11.556,09 46,52 Đất lâm nghiệp 9038,62 36,39 Đất mặt nước 515,30 2,07

Đất khác 47,44 0,19

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Qua bảng 2.17 cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm một số lượng rất cao và có cơ cấu lớn nhất là 46,52%, sau đó là đất lâm nghiệp chiếm 36,39%, đất trồng cây lâu năm chiếm 14,82%, đất mặt nước và các loại đất khác chiếm tỉ lệ nhỏ là 2,07% và 0,19%.

4.3. Thu nhập của lao động Bảng 2.16 Thu nhập của hộ Bảng 2.16 Thu nhập của hộ Chỉ tiêu Số lượng (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng thu nhập 1.985.320 100 Thu nhập từ trồng trọt 816761 41,14 Thu nhập từ chăn nuôi 372843 18,78 Thu nhập từ hoạt động d.vụ NN 29780 1,50 Thu nhập từ lâm nghiệp 209054 10,53 Thu nhập từ thủy sản 34743 1,75 Thu nhập từ SXKD phi NN 522139 26,30

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Đặc điểm chính là sản xuất nông nghiệp và ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo, do vậy thu nhập ngành trồng trọt đã chiếm tới 41,14% trong tổng thu nhập các ngành, sau đó đến ngành sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thu nhập chiếm 26,30%, ngành chăn nuôi chiếm 18,78% do quy mô chăn nuôi vẫn còn manh mún. Thu nhập dịch vụ phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,50% vì đây chỉ là dịch vụ làm thêm khi nhàn rỗi, huyện có diện tích mặt nước ít do thu nhập từ thuỷ sản thấp đạt 1,75%.

4.4. Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn huyện Nghi Lộc

Cơ sở sản xuất cá thể trên địa bàn huyện hiện nay có cơ sở công nghiệp khai thác, chủ yếu là khai thác đá, sỏi và các mỏ. Các cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, hải sản… Ngoài ra địa bàn còn có hai khu công nghiệp nhở và vừa đáp ứng được nhiều việc làm cho dân trong vùng.

Hàng năm tại Trung tâm giới thiệu việc làm của huyện đã đào tạo và giới thiệu cho hàng nghìn lao động có việc làm trong và ngoài nước. Nhu cầu việc làm của lao động trong huyện ngày càng lớn nhất là những lĩnh vực sản

xuất và khai thác các sản phẩm công nghiệp, các cơ sở chế biến nông sản và lâm sản.

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)