Thực trạng sử dụng nguồn lao động

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 64)

II. Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn huyện Nghi Lộc

3.4.Thực trạng sử dụng nguồn lao động

3. Chất lượng nguồn lao động nông thôn huyện Nghi Lộc

3.4.Thực trạng sử dụng nguồn lao động

3.4.1. Theo ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp: Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Nghi Lộc đã dần đi vào ổn định và phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong huyện đã bắt đầu chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại phát triển hầu hết ở các địa phương. Xuất hiện nhiều gia đình có quy mô chăn nuôi lớn: hàng ngàn con gà, hàng chục con lợn theo phương pháp công nghiệp mang lại thu nhập cao. Chăn nuôi cá theo phương pháp thâm canh với các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và chăn nuôi các con đặc sản đã dần dần thay thế thả cá theo kiểu quảng canh.

Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tương ứng.

- Ngành công nghiệp: Ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng. Đến cuối năm 2011 toàn huyện có 30 HTX, 32 doanh nghiệp tư nhân và 21 doanh nghiệp hỗn hợp. Ngành công nghiệp và xây dựng tạo ra được 2296 tỷ đồng, sử dụng một lượng lao động là 2.596 người.

- Ngành dịch vụ: Ngành dịch vụ tạo ra được 855 tỷ đồng, thu hút số lao động tham gia là 5.199 người.

Hoạt động dịch vụ ở nông thôn trong những năm gần đây có bước phát triển mới, nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ như: cung ứng hàng tiêu dùng, vật tư, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, xuất hiện phổ biến trong từng thôn xóm. Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, các thị tứ, thị trấn ở nông thôn góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện.

Như vậy, cơ cấu kinh tế Nghi Lộc đang từng bước thay đổi, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Bảng 2.9 Cơ cấu làm việc theo nhóm ngành Đơn vị: (%) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1. Nông nghiệp 2. Công nghiệp và XD 3. Dịch vụ 81,00 10,00 9,00 76,05 11,61 12,34 73,60 14,00 12,40

Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc

Thông qua các chỉ tiêu trên cho thấy, cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần từ 81% năm 2009 xuống 73,6% năm 2011 trong khi đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên rõ rệt.

3.4.2. Theo thành phần kinh tế

Tính đến nay trên lãnh thổ Nghi Lộc đã hình thành một số khu, cụm và cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng. Những cơ sở này thuộc các ngành: công nghiệp cơ khí, kỹ thuật điện; vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, giấy, lâm sản; chế biến lương thực thực phẩm.

Trong 3 năm qua (2009 - 2011), các ngành công nghiệp này đã có nhiều đóng góp đưa Nghi Lộc phát triển nhanh hơn. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng với tốc độ bình quân 34,3%/năm.

Đối với thành phần kinh tế Nhà nước: quy mô nhỏ, trong những năm 2009 - 2011 lực lượng lao động làm việc trong khu vực này thấp chỉ chiếm khoảng 5%.

Đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước: kinh tế hộ gia đình và ngoài quốc doanh giữ vai trò chủ yếu trong tạo việc làm mới (chiếm 95% chỗ làm việc mới được tạo ra hàng năm). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy vốn đầu tư cho công nghệ còn ít, đầu tư cho 1 chỗ làm việc còn thấp, nhưng đang thể hiện một tiềm năng và ưu thế trong tạo việc làm.

Năm 2011, có 156 cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút 42.630 lao động; trong đó, có 1 DNNN thu hút 5.440 lao động, 7 HTX thu hút 2.431 lao động, 42 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân thu hút 1.690 lao động, 10.309 hộ cá thể thu hút 32.620 lao động.

Bảng 2.10 Việc làm chia theo thành phần kinh tế

Đơn vị: người Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng lao động xã hội Trong đó: - Nhà nước - Ngoài Nhà nước 67.926 3.396 64.530 68.605 3.430 65.175 69.120 3.456 65.664

Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc

3.4.3. Theo khu vực

- Khu vực thành thị

Nghi Lộc là một huyện nông nghiệp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ, hàng năm có một lực lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang chế chế thị trường. Người lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc với nhiều dạng khác nhau và có xu hướng tăng nhanh.

Một số vào theo mùa vụ nông nhàn nông nghiệp, một số khác tìm việc và làm việc thường xuyên trong năm… Đó là lực lượng đáng kể bổ sung vào nguồn lao động của khu vực thành thị.

Về trình độ học vấn nói chung của người dân ở thành thị là khá cao và ngày càng được nâng cao hơn. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật được tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị chiếm 27,63% lực lượng lao động ở huyện.

Tuy nguồn lao động có trình độ học vấn bình quân tương đối khá, nhưng tỷ lệ đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý và cân đối. Do vậy, chỉ có thể phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới tránh khỏi tụt hậu, mới có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động hiện nay.

Vấn đề sử dụng nguồn lao động khu vực thành thị trong thời gian qua: Tỷ lệ lao động có việc làm thời kỳ 2009 – 2011 của khu vực thành thị là 93% (trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ lao động không có việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm từ 7% năm 2009 xuống 6% năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 5,57% năm 2009 xuống 5,28% năm 2010 và 4,33% năm 2011.

Thực hiện cơ chế mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đa dạng hóa các hình thức sản xuất nhằm phát huy tốt mọi nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động xã hội.

Đặc trưng của tình hình lao động và việc làm ở khu vực nông thôn Nghi Lộc hiện nay biểu hiện ở một số đặc điểm sau:

+ Đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn khá lớn, tăng nhanh, khả năng thu hút lao động rất hạn chế nên lao động dư thừa lớn.

+ Hệ số sử dụng thời gian lao động thấp, năm 2009 là: 70,1%, năm 2011: 74,7%.

Nhìn chung giá trị lao động bình quân hàng năm của lao động nông thôn còn rất thấp, thu nhập của những người lao động nông thôn trở nên quá ít ỏi, phần lớn không có tích lũy. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vấn đề giải quyết việc làm được triển khai bước đầu đã có chuyển biến, song chưa cơ bản.

Từ nhiều năm nay, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện đã được Đảng bộ và chính quyền huyện hết sức quan tâm và được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng nhiều chính sách cụ thể như: hình thành và cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia và giải quyết việc làm; thực hiện các chương trình mục; chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chương trình xóa đói giảm nghèo; mở các trung tâm đào tạo và giải quyết việc làm; hợp tác lao động quốc tế. Những cố gắng trên của Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, hơn một trăm ngàn người có thêm việc làm và việc làm mới, người lao động có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, vấn đề việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc của huyện Nghi Lộc hiện nay.

Về chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Lao động ở khu vực nông thôn đã qua đào tạo chỉ chiếm 8,05%, còn lại trên 90% chưa qua đào tạo. Lao động nông thôn qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp, nhưng lại phân bố không đều. Các khu vực càng xa khu đô thị thì lực lượng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ lệ càng cao.

Lao động nông thôn được đào tạo thấp nên năng suất lao động và thu nhập của người lao động cũng rất thấp.

Về phân bố và sử dụng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Trong nông thôn, cơ cấu lao động xã hội có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp; tuy nhiên ở mức độ còn chậm. Kết quả điều tra năm 2009 cho thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 65%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14%, dịch vụ chiếm 12,4%.

Tình hình việc làm và sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn tuy đã có những tiến triển rõ rệt, song nhìn chung lao động ở nông thôn vẫn còn là sức ép đối với nền kinh tế của huyện. Hiện nay, ở khu vực nông thôn đang thiếu nghiêm trọng những lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề; trong khi đó nguồn nhân lực lao động ở khu vực này lại dồi dào nhưng phần lớn lại chưa qua đào tạo nên không thể đáp ứng được yêu cầu.

Đánh giá chung về giải quyết việc làm ở Nghi Lộc:

 Những kết quả đạt được:

Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc đã từng bước đi lên và tự khẳng định mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Thắng lợi có ý nghĩa tổng quát nhất là kinh tế của huyện Nghi Lộc phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm trong huyện tạo ra hàng năm tăng liên tục, bình quân mỗi năm tăng 12,4%. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; từng bước nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Kinh tế phát triển liên tục trong những năm qua đã tạo điều kiện từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư trong huyện; đồng thời, làm cho kinh tế 2 vùng thành thị và nông thôn xích lại gần nhau theo hướng đô thị hóa.

Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Nghi Lộc đã bước đầu thu được một số kết quả như sau:

1. Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã được thay đổi cơ bản. Người lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm. Mặt khác, chủ trương tạo việc làm cho người lao động cũng được thay đổi. Nhà nước tập trung ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng hành lang pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

2. Chương trình giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự hưởng ứng tích cực của các

tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp dân cư. Kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 5,57% (năm 2009) xuống còn 4,33% (năm 2011).

3. Đã phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho lao động của huyện: kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống…

4. Các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho các thành phần kinh tế; tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm.

5. Công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng lên rõ rệt.

6. Các hình thức đào tạo nghề đã được đổi mới và chất lượng nguồn lao động đã dần được nâng cao hơn.

7. Công tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho người lao động.

Tóm lại, trong 5 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước, huyện Nghi Lộc đã tạo ra được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm; đã huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm được thất nghiệp, tăng việc làm và bước đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực.

 Những hạn chế và tồn tại:

- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao 4,33% (năm 2011). Tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy không lớn, nhưng tình trạng dư thừa lao động lại khá cao, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới chỉ có 74,7% (năm 2011).

- Cơ cấu lao động của huyện mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Số người không có việc làm ở Nghi Lộc hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay của huyện.

- Các trường dạy nghề chưa thực sự được đầu tư đúng mức về chương trình, mục tiêu đào tạo, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Do vậy, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được thị trường lao động. Công tác đào tạo, dạy nghề chưa thật sự gắn với nhu cầu do thiếu thông tin thị trường lao động, Trung tâm chưa dạy những cái mà thị trường cần, cho nên thừa cả những lao động ngay sau khi đã được đào tạo.

- Các trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm chưa phát triển. Các hình thức tư vấn và giới thiệu việc làm chưa được mở rộng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên các trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động.

- Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường (nhất là thị trường lao động) để tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm.

 Nguyên nhân của những tồn tại trên :

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động.

+ Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về số lượng. Nguồn cung về số lượng lao động của huyện hiện nay là khá lớn và có xu hướng tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp, có xu hướng tăng chậm hơn. Quy mô và tốc độ tăng trưởng không tương xứng với nhau, làm cho quan hệ cung - cầu về lao động ngày càng mất cân đối nghiêm trọng.

+ Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về chất lượng và cơ cấu. Trong khi nguồn cung về lao động của huyện hiện nay chủ yếu là lao động không có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 90% lực lượng lao động), thì cầu về lao động lại đang đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là chủ

yếu. Do đó, dẫn đến một thực tế hiện nay là trong khi hàng chục nghìn người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 64)