Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 45)

I. Đặc điểm chung của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

1.3.Tài nguyên thiên nhiên

1. Điều kiện tự nhiên của huyện Nghi Lộc

1.3.Tài nguyên thiên nhiên

* Khí hậu:

Là huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có những đặc điểm chung của khí hậu miền Trung.

+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 39,40C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).

+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

+ Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (tháng 6, tháng 7 thường có gió Lào khô nóng).

+ Độ ẩm không khí: Bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (tháng 1, tháng 2), nhỏ nhất 74% (tháng7).

+ Lượng bốc hơi nước: Bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi nước trung bình của các tháng nóng là 140 mm (từ tháng 5 đến tháng 9). Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, tháng 10, tháng 11).

Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão, mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa lũ xói mòn hủy hoại đất nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý.

* Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Cấm, sông Lam, Kênh nhà Lê và 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ lượng trên 21 triệu m3. Nguồn nước mặt dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và thau chua rửa mặn và ngọt hoá cho vùng đất nhiễm mặn hai bên hạ lưu sông Cấm.

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn trước đây, nguồn nước ngầm hiện có ở 3 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế như các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst.

Do vậy, hiện tại và trong tương lai tài nguyên nước có khả năng đáp ứng được cho sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt.

* Tài nguyên đất

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá nhất cho sự phát triển kinh tế - xãhội. Tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện là 34.711,08 ha được chia thành 5 loại đất. Được phân chia theo mục đích sử dụng (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Nghi Lộc giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Ha Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng diện tích 34.770,43 34.800,96 34.711,08 1- Đất nông nghiệp 23.916,08 24.404,12 24.838,67 Trong đó: Cây hàng năm 11.112,33 11.288,17 11.556,09

Cây lâu năm 3.197,29 3.533,40 3.680,62

Đất nông nghiệp khác 23,37 43,66 47,44

Đất có mặt nước đang dùng vào nông nghiệp 444,98 492,43 515,30

2- Đất dùng vào lâm nghiệp 9.138,11 9.046,46 9.038,62

3- Đất chuyên dùng 3.336,80 3.408,44 3.553,31

4- Đất khu dân cư 1.234,90 1260,83 1.277,89

5- Đất chưa sử dụng 3.639,69 3.125,53 2.698,65

Từ bảng 2.1 cho ta thấy tiềm năng đất của Nghi Lộc còn khá lớn, còn 2.698,65 ha đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp là 24.838,67 ha chiếm 71,56%. Trong những năm qua, do tích cực chuyển đổi cơ cây trồng trong nông nghiệp, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng tăng lên, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho nông dân trong huyện.

* Tài nguyên rừng :

Tiềm năng đất lâm nghiệp của huyện không lớn lắm, khoảng gần 10.000 ha. Diện tích đất đã trồng rừng khoảng 8.099,11 ha chiếm 21,4% diện tích tự nhiên (Trong đó rừng sản xuất là 1.591,6 ha, rừng phòng hộ 5.061,31 ha và đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 2,3 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các vùng bán sơn địa trồng các loại cây như thông, keo, phi lao, bạch đàn... và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển trồng để chắn sóng, chắn gió. Hiện diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng trồng rừng có khoảng 2.000 ha. Thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chính sách giao đất, giao rừng; bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 500,0 ha. Tuy khoanh nuôi bảo vệ là chủ yếu, nhưng một số diện tích rừng trồng hiện nay đã có khả năng khai thác và cho một nguồn lợi đáng kể từ rừng

* Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản của huyện Nghi Lộc chủ yếu là nhóm làm vật liệu xây dựng và một số ít kim loại màu.

+ Nhóm làm vật liệu xây dựng

- Sét : Có mỏ sét ở xã Nghi Văn được ghi trong tài liệu địa chất và khoáng sản Nghệ An năm 1995; trữ lượng 1.754 ngàn m3, phân bố trong 2 khu: khu A diện tích 5.000 m2, khu B diện tích 3.600 m2, sét dạng ổ hoặc thấu kính, màu xám trắng, xám màu mịn dẻo. diện tích chiếm đất 0,8 km2.

- Đá xây dựng: Có ở xã Nghi Vạn, Nghi Lâm, Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Yên, Nghi Khánh; dùng làm nền đường, nền móng công trình tương đối tốt. Tuy trữ lượng không lớn lắm nhưng cũng đủ đáp ứng nhu cầu trong huyện và một số vùng phụ cận.

+ Nhóm kim loại màu

- Ba rít: Có ở Rú Quánh xã Nghi Văn, trữ lượng: 1,81 ngàn tấn, diện tích chiếm đất khoảng 0,15 km2.

- Sắt: có ở xã Nghi Yên, trữ lượng: 841,82 ngàn tấn, phân bố thành 2 dải: Dải 1: Dài 900 m, rộng 120 m - 330 m

Dải 2: Dài 1.000m, rộng từ 80 m - 180 m; dày từ 0,5 m - 0,8 m, diện tích chiếm đất: 0,5 km2.

* Tài nguyên nhân văn

Nghi Lộc xưa vào đời Ngô gồm cả Nghi Xuân gọi là huyện Dương Thành đến đời nhà Tấn đổi làm Dương Toại, đời nhà Đường gọi là Phố Dương. Đời Trần tách phần Hà Tĩnh đặt làm huyện Nha Nghi, phần còn lại đặt làm huyện Tân Phúc, thời thuộc Minh gọi là Chân Phúc, đời Tây Sơn gọi là Chân Lộc. Năm Thành Thái thứ 1 (1889) đổi tên là Nghi Lộc. Tên Nghi Lộc bắt đầu từ đó. Đây là quê hương của Cương quốc công Nguyễn Xí, Hoàng Phan Thái, Phạm Nguyễn Du, Đinh Văn Chất, Nguyễn Hữu Chính, Trương Văn Lĩnh, Nguyễn Duy Trinh...

Trong các cuộc kháng chiến, Nghi Lộc là một trong những hậu phương lớn của tiền tuyến và là hậu cứ để tiếp tế lương thực, thực phẩm, đạn dược cho các chiến trường, đóng góp rất lớn sức người và sức của cho công cuộc cứu nước, giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

* Tài nguyên biển

Huyện Nghi Lộc có 14 km bờ biển, có 6 xã ven biển gồm: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên. Tài nguyên biển ở đây đa dạng phong phú về số loài, trong đó có nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao như mực, tôm, sò, nhưng số lượng cá thể không lớn, phân bố ít tập trung và kém ổn định, ít hình thành đàn lớn. Trữ lượng và khả năng thuỷ sản chưa có điều kiện điều tra thăm dò và đánh giá đầy đủ. Hàng năm, sản lượng khai thác dao động từ 3000-5000 tấn các loại.

Dọc theo bờ biển là các bãi bồi, cồn cát đã được cải tạo trồng phi lao và các làng mạc dân cư sinh sống từ lâu đời. Có hàng trăm ha ao, hồ, đầm, nhiều dải rừng

ngập mặn như dải rừng ngập mặn Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Quang, Nghi Thiết. Ngoài ra, có các cửa sông: sông Cấm đổ ra cửa biển Nghi Quang, Nghi Thiết, sông Lam đổ ra cửa Hội qua Nghi Xuân và Phúc Thọ. Các vùng nước lợ cửa sông ven biển thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu như tôm, cua, nghêu, sò và một số loài nhuyễn thể. Cùng với nuôi trồng thuỷ sản là chế biến thuỷ sản thu hút nhiều hộ gia đình có điều kiện đầu tư vốn chế biến nước mắm, cá khô và cá tẩm gia vị phục vụ thị trường nội địa.

Vùng biển Nghi Lộc còn có thế mạnh đặc biệt về du lịch và phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề. Với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn, thơ mộng như bãi biển cửa Hiền Nghi Yên, du lịch Bãi Lữ Nghi Yên- Nghi Tiến, du lịch Mũi Rồng Nghi Thiết, bãi Tiền Phong, khu du lịch Hải Thịnh.... Diện tích vùng ven biển có thể khai thác tiềm năng du lịch tới 1534 ha. Vùng biển Nghi Lộc cũng là nơi xuất xứ của nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như làng nghề đóng tàu Trung Kiên (Nghi Thiết), nghề mây tre đan Nghi Thái.

Với tiềm năng kinh tế biển hiện có, để khai thác có hiệu quả, cần huy động mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển. Thu hút, kêu gọi đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế, lập các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng chế biến, du lịch; đào tạo nguồn nhân lực lâu dài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng biển. Phát triển kinh tế biển Nghi Lộc phải gắn với quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh.

* Đánh giá chung về diều kiện tự nhiên của huyện đến sự phát triển kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp.

- Thuận lợi

+ Có vị trí giao thông đi lại thuận lợi, giáp với thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, là điều kiện phát triển một thị trường rộng lớn tăng khả năng giao thương buôn bán, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thị trường của các hộ nông dân.

+ Có điều kiện khí hậu thủy văn đa dạng đây là điều kiện cần thiết để phát triển các mô hình nông lâm nghiệp phù hợp. Điện tích dất đai khá rộng lớn là điều kiện kiên quyết để phát triển mở rộng nền nông lâm nghiệp.

+ Trên địa bàn huyện có nhiều tài nguyên thiên nhiên về khoáng sản, sinh thái, rừng thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp khai thác.

- Khó khăn

+ Địa hình phức tạp và có độ dốc tương đối lớn lên rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất…do vậy cần chú ý trồng xen các loại cây để có thể tăng sức sản xuất của đất đai.

+ Do nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh phát triển.

+ Giao thông ở một số địa phương còn chưa thuận tiện cho người dân tiếp cận thị trường.

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 45)