Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 95)

lao động ở nông thôn Nghi Lộc

1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.1. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp, nông thôn là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của Nghi Lộc. Trong những năm qua kinh tế nông nghiệp nông thôn Nghi Lộc có bước tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng được chú trọng xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, xét trên bình diện toàn tỉnh, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Nghi Lộc còn nhiều hạn chế; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ còn chậm. Sản xuất chủ yếu là tự cấp tự túc, kinh tế trang trại chậm được hình thành, kinh tế tư nhân chậm được phát triển, kinh tế hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho hàng hoá sản xuất ra còn khó khăn, các dịch vụ thương mại chưa phát triển... Tất cả những vấn đề trên đã hạn chế sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn Nghi Lộc. Người lao động sản xuất trong ngành nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn, lao động vất vả nhưng thu nhập thấp, khiến nhiều người phải rời quê hương đi tìm việc làm nơi khác.

Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo nhiều việc làm, huy động hết tiềm năng nguồn lao động, kinh tế nông nghiệp nông thôn Nghi Lộc phải được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Nghi Lộc phải đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội trong tỉnh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, nguồn vốn, tăng giá trị và giá trị lợi nhuận trên diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông dân.

Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Nghi Lộc phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao, có hiệu quả kinh tế cao, coi trọng hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, khai thác tốt lợi thế của từng tiểu vùng sinh thái và phát huy vai trò tích cực của các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà lợi ích giữa nông dân với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Phấn đấu đến năm 2015, Nghi Lộc sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp chiếm 43-43,5%, nông - lâm nghiệp chiếm 19-19,5%, dịch vụ 37,5-38%. GDP bình quân đầu người đạt 34-35 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 8%, không còn hộ đói. Muốn đạt được mục tiêu đó, tỉnh Nghi Lộc phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt coi trọng công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi. Chọn lọc đưa nhanh các loại cây giống, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng; Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và nhân giống cây trồng vật nuôi bằng công nghệ sinh học; Kết hợp việc lưu giữ quĩ gen con giống, cây trồng quí hiếm với việc lai tạo giống mới. Đồng thời tỉnh phải tăng cường công tác quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất cung ứng giống trên địa bàn; chọn khâu giống là khâu đột phá để ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp.

Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cần thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi đến từng hộ gia đình, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, đến từng cơ sở.

Cung cấp đầy đủ thông tin về khoa học công nghệ cho người sản xuất, đồng thời hướng dẫn bà con nông dân lựa chon công nghệ phù hợp với các điều kiện sản xuất của địa phương với giá cả hợp lý, tránh mua phải công nghệ lạc hậu.

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động tích cực ứng dụng công nghệ mới. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, là sự sống còn của sản phẩm, của người lao động và doanh nghiệp.

Hai là, làm tốt công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với yêu cầu hoạt động của công nghệ. Không có kết cấu hạ tầng thích hợp với công nghệ thì không thể duy trì hoạt động hay hoạt động không có hiệu quả.

Ba là, rà soát quĩ đất cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời lập dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Qui hoạch đất trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi bò, trâu... trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng ở những xã vùng núi, mở rộng vốn rừng, trồng cây phân tán, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Bốn là, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá tập trung, nhất là các trang trại chăn nuôi tập trung nuôi lợn siêu nạc, nuôi trồng thuỷ sản và đặc biệt là chăn nuôi bò theo hướng công nghiệp lấy thịt, lấy sữa.

Năm là, phát triển công nghiệp nhỏ, công nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông nghiệp, nông thôn: Mỏ rộng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Sáu là, tăng cường xúc tiến hoạt động thương mại, dịch vụ trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ phục vụ sản xuất như: Cung ứng vật tư kỹ thuật, vận tải, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường cho sản xuất nông nghiệp, từng bước làm tốt công tác dự báo thị trường. Những giải pháp chủ yếu trên sẽ tác động thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn Nghi Lộc tạo điều kiện có thêm nhiều việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp.

1.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Nghi Lộc chủ trương đến năm 2015 sẽ tập trung mọi nguồn lực tạo bước đột phá về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng bình quân 27%/năm, riêng ngành công nghiệp tăng trên 33%; giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp tăng 23%.

Bên cạnh đó để phát huy thế mạnh của huyện là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, nguồn lao động dồi dào, Nghi Lộc cũng đã phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, tạo ra sự liên kết thúc đẩy nông lâm sản phát triển. Phát triển công nghiệp chế biến, gắn với vùng nguyên liệu tập trung sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hoá, tăng thêm giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Công nghiệp chế biến phát triển sẽ tạo điều kiện cho nông dân khai thác sử dụng đất có hiệu quả, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

Để thực hiện các mục tiêu đó, tỉnh Nghi Lộc cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, thực hiện thu hút đầu tư, làm mọi cách để các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước có điều kiện đầu tư thuận lợi nhất khi đến với Nghi Lộc, như: ưu đãi về đất đai, tạo điều kiện về mặt bằng, ưu đãi về thuế, đơn giản hoá những thủ tục hành chính rườm rà... cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến với Nghi Lộc, ưu đãi kinh phí di dời thiết bị, nhà xưởng vào khu công nghiệp, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo công nhân cho các doanh nghiệp trong tỉnh hoạt động.

Hai là, phát triển những ngành có thể phát huy lợi thế về tài nguyên rừng và nông sản hàng hoá trong huyện. Khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguyên liệu và các lợi thế khác để mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động. Một mặt củng cố, phát triển nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất hiện có như các nhà máy chế biến nông sản: chè, dứa, thịt, hoa quả... Các nhà máy chế biến lâm sản, công nghiệp

khai thác... đồng thời xây dựng thêm những cơ sở mới như xây dựng nhà máy gạch Hoàng Nguyên, khu công nghiệp Trường Thạch.

Ba là, đẩy mạnh phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường ổn định và có khả năng xuất khẩu, tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp, thu hút nhiều lao động như: Chế biến lâm sản, chè, dăm gỗ, sản phẩm từ thịt, chế biến thức ăn gia súc, vừa phát huy lợi thế của địa phương vừa tạo việc làm tại chỗ ổn định cho người lao động.

Bốn là, khôi phục và phát triển các nghề và các làng nghề truyền thống. Hiện nay ở Nghi Lộc có những nghề như mây tre đan, nghề làm miến... và các khu khai thác vật liệu xây dựng.

Để tạo điều kiện phát triển các ngành nghề, nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm ngành nghề nông thôn Nghi Lộc cần chú ý giải quyết các vấn đề sau:

- Hỗ trợ vốn và công nghệ cho các nghề và làng nghề. Có các hình thức tín dụng ưu đãi cho sản xuất ngành nghề ở nông thôn. Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh... phối hợp với các ngành ngân hàng hình thành các quĩ khuyến công, khuyến thương, cho vay dài hạn (từ 5 năm trở lên) gắn hoạt động tín dụng ưu đãi với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.

- Có chính sách miễn giảm thuế đối với những ngành nghề mới, những cơ sở thử nghiệm công nghệ mới để khuyến khích đầu tư phát triển. Ngoài ra cần hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, cung cấp điện nước và bảo vệ môi trường cho các làng nghề.

- Hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành nghề nông thôn; cung cấp đầy đủ thông tin về sản xuất kinh doanh cho người sản xuất, phát triển dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn thị trường, giúp các làng nghề làm các thủ tục xuất khẩu hàng hoá, gắn tổ chức sản xuất với tiêu

thụ sản phẩm; đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện cho các làng nghề thành lập trung tâm hay doanh nghiệp chịu trách nhiệm bao thầu sản phẩm, giới thiệu đầu vào, đầu ra cho sản phẩm và ban hành chính sách bảo hiểm sản phẩm mới để các cơ sở sản xuất kinh doanh mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đổi mới trang thiết bị và công nghệ, từng bước cơ giới hoá lao động sản xuất của các ngành nghề, giảm bớt sức lao động cơ bắp cho người lao động và nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Song đối với những nghề thủ công, truyền thống thì phải coi trọng kế thừa kỹ thuật cổ truyền với kỷ năng tay nghề của người lao động đồng thời kết hợp sử dụng thiệt bị công nghệ hiện đại những khâu có thể để nâng cao năng suất lao động.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, tạo điều kiện cho người lao động độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đứng vững trong cơ chế thị trường.

- Thực hiện các mô hình liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân để gây dựng và đào tạo cho làng nghề phát triển.

- Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người dân về giá trị của các ngành nghề truyền thống, khuyến khích mở rộng nhân cấy nghề, mở rộng qui mô, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trong lúc nông nhàn.

1.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

Đẩy mạnh hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ là hướng phát triển nhanh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghi Lộc. Trong những năm qua ngành thương mại, du lịch, dịch vụ được Nghi Lộc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho bước phát triển mới của huyện.

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, tạo nhiều việc làm, ngành thương mại, du lịch, dịch vụ ở Nghi Lộc cần thực hiện đối với các vấn đề sau:

- Phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ trong tất cả các ngành dịch vụ. Mở rộng phạm vị hoạt động về lãnh thổ và về ngành hàng, chú trọng thị trường nội địa, cung cấp kịp thời đầy đủ các loại hàng hoá, đặc biệt đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu từ nay đến năm 2020.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các đơn vị tiếp cận, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đồng thời thực hiện tốt quản lý thị trường chống buôn lậu, tạo lập trật tự thương mại, du lịch lành mạnh.

- Khai thác tối đa các trung tâm thương mại đã có, đồng thời phát triển nhanh mạng lưới thương mại dịch vụ ở huyện, thị trấn làm hạt nhân, mở rộng thị trường ở nông thôn, xây dựng các thị trấn, các chợ, trung tâm thương mại nông thôn tại các xã, cụm xã, phát triển thị trường nông thôn, tạo điều kiện để nông dân có môi trường thuận lợi giao lưu hàng hoá - dịch vụ.

- Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành du lịch, vận tải, bưu điện, tài chính ngân hàng, những ngành chiếm tỉ trọng cao và then chốt, đồng thời mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ: thông tin, tư vấn pháp lý, tư vấn kỹ thuật, tư vấn kinh doanh... Đây là hướng cơ bản để tăng “cầu” lao động cả ở nông thôn và thành thị.

- Khai thác triệt để lợi thế đường 1A và các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá... phát triển ngành du lịch.

- Có cơ chế đầu tư theo hướng đa dạng hoá các thành phần kinh tế hình thức tổ chức và loại hình du lịch, xây dựng các tour, tuyến du lịch trong và ngoài nước, phát triển ngành du lịch kéo theo phát triển nhiều loại hình dịch vụ phục vụ du lịch, phát triển kinh tế xã hội những vùng xung quanh giải quyết việc làm cho người lao động.

2. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn doanh, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn

Phát triển và đa dạng hoá các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh với nhiều trình độ kỹ thuật và qui mô tổ chức khác nhau, thu hút nhiều lao động là hướng đi quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

2.1. Phát triển kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình không phải là một thành phần kinh tế nhưng nó là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Trong kinh tế thị trường, kinh tế hộ phát triển hết sức linh hoạt, thích ứng nhanh, góp phần phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ của người lao động. Phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ tận dụng được các nguồn lực về đất đai, lao động dư thừa, huy động nguồn vốn nhà rỗi trong dân cư, kinh nghiệm quản lý và ngành nghề nông thôn.

Trong những năm tới, khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển ở

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 95)