Theo khu vực

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 66)

II. Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn huyện Nghi Lộc

3.4.3.Theo khu vực

3. Chất lượng nguồn lao động nông thôn huyện Nghi Lộc

3.4.3.Theo khu vực

- Khu vực thành thị

Nghi Lộc là một huyện nông nghiệp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ, hàng năm có một lực lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang chế chế thị trường. Người lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc với nhiều dạng khác nhau và có xu hướng tăng nhanh.

Một số vào theo mùa vụ nông nhàn nông nghiệp, một số khác tìm việc và làm việc thường xuyên trong năm… Đó là lực lượng đáng kể bổ sung vào nguồn lao động của khu vực thành thị.

Về trình độ học vấn nói chung của người dân ở thành thị là khá cao và ngày càng được nâng cao hơn. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật được tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị chiếm 27,63% lực lượng lao động ở huyện.

Tuy nguồn lao động có trình độ học vấn bình quân tương đối khá, nhưng tỷ lệ đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý và cân đối. Do vậy, chỉ có thể phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới tránh khỏi tụt hậu, mới có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động hiện nay.

Vấn đề sử dụng nguồn lao động khu vực thành thị trong thời gian qua: Tỷ lệ lao động có việc làm thời kỳ 2009 – 2011 của khu vực thành thị là 93% (trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ lao động không có việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm từ 7% năm 2009 xuống 6% năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 5,57% năm 2009 xuống 5,28% năm 2010 và 4,33% năm 2011.

Thực hiện cơ chế mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đa dạng hóa các hình thức sản xuất nhằm phát huy tốt mọi nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động xã hội.

Đặc trưng của tình hình lao động và việc làm ở khu vực nông thôn Nghi Lộc hiện nay biểu hiện ở một số đặc điểm sau:

+ Đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn khá lớn, tăng nhanh, khả năng thu hút lao động rất hạn chế nên lao động dư thừa lớn.

+ Hệ số sử dụng thời gian lao động thấp, năm 2009 là: 70,1%, năm 2011: 74,7%.

Nhìn chung giá trị lao động bình quân hàng năm của lao động nông thôn còn rất thấp, thu nhập của những người lao động nông thôn trở nên quá ít ỏi, phần lớn không có tích lũy. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn hiện nay.

+ Vấn đề giải quyết việc làm được triển khai bước đầu đã có chuyển biến, song chưa cơ bản.

Từ nhiều năm nay, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện đã được Đảng bộ và chính quyền huyện hết sức quan tâm và được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng nhiều chính sách cụ thể như: hình thành và cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia và giải quyết việc làm; thực hiện các chương trình mục; chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chương trình xóa đói giảm nghèo; mở các trung tâm đào tạo và giải quyết việc làm; hợp tác lao động quốc tế. Những cố gắng trên của Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, hơn một trăm ngàn người có thêm việc làm và việc làm mới, người lao động có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, vấn đề việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc của huyện Nghi Lộc hiện nay.

Về chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Lao động ở khu vực nông thôn đã qua đào tạo chỉ chiếm 8,05%, còn lại trên 90% chưa qua đào tạo. Lao động nông thôn qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp, nhưng lại phân bố không đều. Các khu vực càng xa khu đô thị thì lực lượng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ lệ càng cao.

Lao động nông thôn được đào tạo thấp nên năng suất lao động và thu nhập của người lao động cũng rất thấp.

Về phân bố và sử dụng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Trong nông thôn, cơ cấu lao động xã hội có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp; tuy nhiên ở mức độ còn chậm. Kết quả điều tra năm 2009 cho thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 65%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14%, dịch vụ chiếm 12,4%.

Tình hình việc làm và sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn tuy đã có những tiến triển rõ rệt, song nhìn chung lao động ở nông thôn vẫn còn là sức ép đối với nền kinh tế của huyện. Hiện nay, ở khu vực nông thôn đang thiếu nghiêm trọng những lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề; trong khi đó nguồn nhân lực lao động ở khu vực này lại dồi dào nhưng phần lớn lại chưa qua đào tạo nên không thể đáp ứng được yêu cầu.

Đánh giá chung về giải quyết việc làm ở Nghi Lộc:

 Những kết quả đạt được:

Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc đã từng bước đi lên và tự khẳng định mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Thắng lợi có ý nghĩa tổng quát nhất là kinh tế của huyện Nghi Lộc phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm trong huyện tạo ra hàng năm tăng liên tục, bình quân mỗi năm tăng 12,4%. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; từng bước nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Kinh tế phát triển liên tục trong những năm qua đã tạo điều kiện từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư trong huyện; đồng thời, làm cho kinh tế 2 vùng thành thị và nông thôn xích lại gần nhau theo hướng đô thị hóa.

Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Nghi Lộc đã bước đầu thu được một số kết quả như sau:

1. Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã được thay đổi cơ bản. Người lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm. Mặt khác, chủ trương tạo việc làm cho người lao động cũng được thay đổi. Nhà nước tập trung ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng hành lang pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

2. Chương trình giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự hưởng ứng tích cực của các

tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp dân cư. Kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 5,57% (năm 2009) xuống còn 4,33% (năm 2011).

3. Đã phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho lao động của huyện: kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống…

4. Các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho các thành phần kinh tế; tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm.

5. Công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng lên rõ rệt.

6. Các hình thức đào tạo nghề đã được đổi mới và chất lượng nguồn lao động đã dần được nâng cao hơn.

7. Công tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho người lao động.

Tóm lại, trong 5 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước, huyện Nghi Lộc đã tạo ra được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm; đã huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm được thất nghiệp, tăng việc làm và bước đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực.

 Những hạn chế và tồn tại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao 4,33% (năm 2011). Tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy không lớn, nhưng tình trạng dư thừa lao động lại khá cao, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới chỉ có 74,7% (năm 2011).

- Cơ cấu lao động của huyện mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Số người không có việc làm ở Nghi Lộc hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay của huyện.

- Các trường dạy nghề chưa thực sự được đầu tư đúng mức về chương trình, mục tiêu đào tạo, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Do vậy, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được thị trường lao động. Công tác đào tạo, dạy nghề chưa thật sự gắn với nhu cầu do thiếu thông tin thị trường lao động, Trung tâm chưa dạy những cái mà thị trường cần, cho nên thừa cả những lao động ngay sau khi đã được đào tạo.

- Các trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm chưa phát triển. Các hình thức tư vấn và giới thiệu việc làm chưa được mở rộng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên các trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động.

- Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường (nhất là thị trường lao động) để tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm.

 Nguyên nhân của những tồn tại trên :

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động.

+ Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về số lượng. Nguồn cung về số lượng lao động của huyện hiện nay là khá lớn và có xu hướng tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp, có xu hướng tăng chậm hơn. Quy mô và tốc độ tăng trưởng không tương xứng với nhau, làm cho quan hệ cung - cầu về lao động ngày càng mất cân đối nghiêm trọng.

+ Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về chất lượng và cơ cấu. Trong khi nguồn cung về lao động của huyện hiện nay chủ yếu là lao động không có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 90% lực lượng lao động), thì cầu về lao động lại đang đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là chủ

yếu. Do đó, dẫn đến một thực tế hiện nay là trong khi hàng chục nghìn người không có chuyên môn kỹ thuật không tìm được việc làm, thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật chuyên môn có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Những hạn chế về chất lượng lao động dẫn đến hậu quả trực tiếp là vừa thừa lại vừa thiếu lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, và nó là lực cản quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của huyện.

Về cơ cấu đào tạo và cơ cấu phân bố nguồn lao động cũng nhiều bất hợp lý. Nền kinh tế ở nước ta nói chung và ở Nghi Lộc nói riêng đang thiếu trầm trọng những công nhân lành nghề và lao động kỹ thuật, thừa tương đối sinh viên đại học, cao đẳng. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do cơ cấu đào tạo không hợp lý, dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Mặt khác, chúng ta chưa có chính sách khuyến khích dạy nghề và học nghề đối với lao động; chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho đào tạo lao động, chậm định hướng đổi mới lĩnh vực dạy nghề phù hợp với thị trường lao động.

Lao động được đào tạo phân bố theo khu vực mất cân đối nghiêm trọng. Lực lượng lao động kỹ thuật dồn tụ vào thành phố, các khu công nghiệp tập trung, còn ở khu vực nông thôn thì lại thiếu nghiêm trọng.

Thứ hai, sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế. Trong thời kỳ CNH, HĐH, cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta vận động theo xu hướng chuyển từ cơ cấu kinh tế hai khu vực: nông nghiệp và công nghiệp sang cơ cấu kinh tế ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Khi cơ cấu ngành kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Nhưng, một thực tế đang diễn ra ở Nghi Lộc cũng như cả tỉnh là cơ cấu lao động không phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nên gây ra hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị.

Trong quá trình đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ cấu kinh tế hai thành phần sang cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Do đó, tất yếu

sẽ dẫn đến phân bố lại lao động giữa các thành phần kinh tế. Trong quá trình củng cố, sắp xếp lại kinh tế quốc dân và kinh tế tập thể, lao động dôi dư là khá lớn; trong khi đó, khả năng thu hút lao động vào các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế do chất lượng lao động thấp. Mặt khác, lao động dôi dư chưa thể hòa nhập ngay được với thị trường lao động mà cần phải có thời gian đào tạo và đào tạo lại mới đáp ứng đực yêu cầu của công việc mới.

Thứ ba, hiệu quả hoạt động của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm còn thấp. Người lao động hy vọng sẽ tìm được việc làm bằng cách nộp hồ sơ xin việc vào nhiều Trung tâm khác nhau. Và như vậy, họ cũng phải chi một khoản lệ phí tìm việc khá lớn mà hiệu quả lại không cao. Mặt khác, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên các Trung tâm dịch vụ còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp các thông tin cho người sử dụng lao động theo hợp đồng như: tư vấn pháp luật về lao động, trao đổi thông tin về thị trường lao động, các dịch vụ khác về lao động, việc làm…

Công tác quản lý nhà nước đối với các trung tâm còn lỏng lẻo, vì trước đây các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Các trung tâm tự đặt ra mức thu lệ phí riêng cho trung tâm mình. Họ còn đặt ra nhiều quy định trái với quy định của Nhà nước đã ghi trong Bộ luật Lao động như: không trả lại hồ sơ cho người tìm việc khi họ không tìm được việc làm, không trả lệ phí ngay cho người lao động khi giới thiệu đến cơ sở có nhu cầu

Một phần của tài liệu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 66)