động nông thôn
5.1. Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với trên 1,3 tỷ dân nhưng gần 70% dân số vẫn còn ở khu vực nông thôn, hàng năm có tới trên 10 triệu lao động đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở lên gay gắt hơn.
Trước đòi hỏi bức bách đó, thực tế từ những năm 1978 Trung Quốc đã thực hiện mở cửa cải cách nền kinh tế, và thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”, do đó Trung Quốc đã thực hiện
nhiều chính sách phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết vấn đề việc làm.
Những kết quả ngoạn mục về phát triển kinh tế và giải quyết việc làm ở Trung Quốc đạt được trong những năm đổi mới vừa qua đều gắn với bước đi của công nghiệp nông thôn. Từ thực tiễn phát triển công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm ở nông thôn Trung Quốc thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất: Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, thực hiện phi tập thể hoá trong sản xuất nông nghiệp thông qua áp dụng hình thức khoán sản phẩm, nhờ đó khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển sản xuất cả nông nghiệp và mở các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn.
- Thứ hai: Nhà nước tăng thu mua giá nông sản một cách hợp lý, giảm giá cánh kéo giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghiệp, qua đó tăng sức mua của người nông dân, tăng mạnh cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở nông thôn. Cùng với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đa dạng hoá theo hướng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn, phù hợp yêu cầu của thị trường đã có ảnh hưởng lớn đối với thu nhập trong khu vực nông thôn. Theo kết quả điều tra cho thấy thu nhập thực tế bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đã tăng lên. Chính sức mua trong khu vực nông thôn tăng nhanh chóng đã làm tăng cầu về các hàng hoá tiêu dùng từ hàng thực phẩm và hàng hoá thiết yếu sang tiêu dùng những sản phẩm có độ co dãn theo thu nhập cao hơn. Tăng thu nhập và sức mua của người dân nông thôn đã tạo ra cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp ở nông thôn phát triển thu hút thêm lao động.
- Thứ ba: Tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp phát triển.
- Thứ tư: Thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn và lao động cho công nghiệp nông thôn.
- Thứ năm: Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp nhà nước.
5.2. Malaisia
Liên bang Malaysia có diện tích tự nhiên 329,8 nghìn km2, dân số 22,2 triệu người (vào năm 1998), mật độ dân số thưa chưa đến 70 người/km2. Hiện nay lao động đang được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) nên sức ép về dân số/đất đai là không lớn. Hiện nay Malaysia không đủ lao động nên phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài, nhưng trong thời gian đầu của quá trình công nghiệp hoá, Malaysia đã phải giải quyết vấn đề dư thừa lao động nông thôn như nhiều quốc gia khác. Malaysia đã có kinh nghiệm tốt giải quyết lao động nông thôn làm biến nhanh tình trạng dư thừa lao động sang mức toàn dụng lao động và phải nhập thêm lao động từ nước ngoài. Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy:
- Thứ nhất: Thời gian đầu của quá trình CNH, Malaysia chú trọng phát triển nông nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển cây công nghiệp dài ngày. Cùng với phát triển nông nghiệp, Malaysia tập trung phát triển công nghiệp chế biến, vừa giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vừa quyết việc làm việc làm và thu nhập cho người nông dân.
- Thứ hai: Khai phá những vùng đất mới để phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ để giải quyết việc làm mới cho lao động dưa thừa ngay trong khu vực nông thôn trong quá trình phát triển. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội, kèm theo cung ứng vốn, vật tư, thông tin, hướng dẫn khoa học kỹ thuật…để người dân ổn định cuộc sống, phát huy chủ động sáng tạo của người dân và đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời gắn trách nhiệm giữa người dân và Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Thứ ba: Thu hút cả đầu tư trong nước và ngoài nước vào phát triển công nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nhằm giải quyết lao động và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Trong thời gian này, Malaysia thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài bằng các chính sách ưu đãi. Bằng các biện pháp này Malaysia đã giải quyết được vấn đề:
+ Tạo việc làm cho số lao động dư thừa.
+ Đào tạo công nhân nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho người lao động.
+ Các công ty nước ngoài sẽ để lại cơ sở vật chất đáng kể khi hết thời hạn theo hợp đồng đã ký.
- Thứ tư: Khi đất nền kinh tế đã đạt được mức toàn dụng lao động, Malaysia chuyển sang sử dụng nhiều vốn và khai thác công nghệ hiện đại, thực hiện sự quan hệ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp lao động đã qua đào tạo cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng nông thôn.