PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần tư vấn địa chất và xây dựng 206 (Trang 97)

- Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ

PHẦN TƯ VẤN ĐỊA CHẤT VÀ XÂY DỰNG

PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ.

Từ ngày... tháng...năm...đến ngày...tháng...năm.

STT Chứng từ

SH NT Diễn giải Nơi nhậnchứng từ

Người nhận chứng từ

Ký tên

- Ý kiến thứ 3 : hàng mua đang đi đường.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại vật tư, hàng hóa.. mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của công ty nhưng chưa về nhập kho, còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến công ty nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.

Kết cấu tài khoản 151 như sau : Bên nợ :

Giá trị vật tư đã mua đang đi đường. Bên có :

Giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hay giao cho khách hàng.

Dư nợ :

Giá trị vật tư, hàng hóa đã mua vẫn còn đang đi đường lúc cuối kỳ. Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau :

•Hàng hóa được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho bao gồm :

- Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán mà vẫn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển.

- Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.

•Kế toán hàng mua đang đi đường được ghi nhận trên tài khoản 151 theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán 02 “ Hàng tồn kho “.

•Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng : “ Hàng mua đang đi đường “

Trong tháng nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các tài khoản 152 “ Nguyên vật liệu “, tài khoản 153 “ Công cụ dụng cu “, tài khoản 156 “ Hàng hóa “.

Nếu trong tháng hàng chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng để ghi vào tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi đường “

•Kế toán phải mở chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi đường theo từng chủng loại hàng hóa, vật tư, từng lô hàng, từng hợp đồng kinh tế.

Trình tự hạch toán như sau :

Trong tháng nếu hóa đơn về nhưng hàng chưa về thì kế toán lưa hóa đơn vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi đường “ . Nếu trong tháng hàng về thì ghi sổ kế toán như bình thường, nhưng cuối tháng hàng vẫn chưa về thì kế toán phản ánh :

Nợ tk 151 Nợ tk 133

Có tk 111, 331.

- Ý kiến thứ 4 : lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Để đảm bảo tôn trọng nguyên tắc thận trọng trong kế toán, bù đắp được những thiệt hại xảy ra do vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho giảm giá, đồng thời phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiệc được của hàng tồn kho khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán, kế toán doanh nghiệp cần thực hiện dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

kho “. Cần phải tuân theo một số quy định sau :

•Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

•Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành. Đối với các doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tài chính giữa niên độ như công ty niêm yết thì khi lập báo cáo tài chính giữa niện độ (báo cáo quí) có thể xem xét và điểu chỉnh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cho phù hợp với tình hình thực tế theo nguyên tắc giá trị hàng tồn kho phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được (Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc) của hàng tồn kho.

•Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hoá, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dỡ dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

•Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dỡ dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niện độ kế toán tiếp theo:

•- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

•- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

- Kết cấu, nội dung tài khoản, một số nghiệp vụ chủ yếu như sau :

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Số dư bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. + Một số nghiệp vụ chủ yếu :

1. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 2. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). - Ý kiến thứ 5 : Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên.

Song song với việc quản lý tốt nhân sự thì công ty cũng nên quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

•Tạo điều kiện cho họ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhân viên kế toán cần tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, hiểu biết.

•Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên kế toán cập nhập và thực hành kế toán theo đúng chuẩn mực, thông tư, quy định do nhà nước ban hành về những thay đổi trong hạch toán kế toán để phù hợp với chế độ kế toán hiện thời.

•Thường xuyên động viên, khuyến khích nhân viên có tinh thần trách nhiệm, học hỏi, có chế độ thưởng phạt phân minh.

•Các nhân viên kế toán phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau để thống nhất công việc, học hỏi lẫn nhau.

- Ý kiến thứ 6 : lập dự toán định mức NVL, định mức tiêu hao NVL.

Trong doanh nghiệp, định mức tiêu hao NVL giữ một vai trò quan trọng. Đối với việc sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao NVL là căn cứ để cấp phát NVL cho từng đội sản xuất, đảm bảo cho việc sản xuất được tiến hành cân đối, liên tục. Đối với công tác lập kế hoạch NVL, định mức tiêu hao NVl vừa là căn cứ để tính nhu cầu NVL, vừa là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cung ứng vật liệu, căn đối các bộ phận có liên quan.

Định mức tiêu hao NVL có thể được tính theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách tính có ưu nhược điểm riêng. Tùy từng doanh nghiệp và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp mà lại có cách tính định mức tiêu hao phù hợp. Tuy nhiên phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học và thực tiễn. Có một số phương pháp tính định mức tiêu hao NVL như sau :

+ Định mức theo thống kê kinh nghiệm :

Là xác định định mức tiêu hao NVL dựa vào số liệu thống kê về mức tiêu hao vật liệu bình quân của kỳ trước, kết hợp với các điều kiện tổ chức sản xuất của kỳ kế hoạch và kinh nghiệm của cán bộ quản lý rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức. Ưu điểm là việc tính toán đơn giản, dễ áp dụng, có thể tiến hành nhanh chóng phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên định mức tiêu hao theo phương pháp này ít tính khoa học và không được chính xácvì nó còn phụ

thuộc vào ý kiến chủ quan và năng lực của cán bộ thực hiện. + Định mức theo phương pháp thực nghiệm :

Là phương pháp xây dựng định mức tiêu hao dựa vào kết quả của phòng thí nghiệm hay thử nghiệm trong quá trình sản xuất để điều chỉnh cho sát với thực tế. Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn với phương pháp thống kê tuy nhiên việc tính định mức theo phương pháp này trong điều kiện thử nghiệm nên khó có thể giống với điều kiện thực tế, chi phí tốn kém, mất nhiều thời gian.

+ Định mức theo phương pháp phân tích.

Là phương pháp tính định mức tiêu hao NVL dựa trên các công thức kỹ thuật và các tiêu chuẩn định mức do nhà nước ban hành hoặc các kết quả do nhà chế tạo thử nghiệm rồi kết hợp với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định mức tiêu hao trong điều kiện thực tế để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện sản xuất, được tiến hành theo hai bước :

•Thu thập và nghiên cứu các tài liệu đặc biệt về thiết kế sản phẩm, đặc tính của NVL, chất lượng máy móc thiết bị, trình độ tay nghê nhân công.

•Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kế hoạch.

Phương pháp này có tính khoa học và chính xác cao, vì vừa kết hợp được thử nghiệm với điều kiện sản xuất thực tế, đưa ra một mức tiêu dùng hợp lý nhất. Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này định mức luôn nằm trong trạng thái được cải tiến. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi một lượng thông tin tương đối toàn diện và chính xác, điều này có nghĩa là công tác thông tin trong doanh nghiệp phải tổ chức tốt, đội ngũ xử lý thông tin có trình độ chuyên môn cao.

- Ý kiến thứ 7 : có chế độ thưởng phạt phù hợp, xác đáng đối với cán bộ công nhân viên trong công ty.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn địa chất và xây dựng 206 , trên cơ sở lý thuyết đã học kết hợp với tình hình thực tế của Công ty, em đã được tìm hiểu và nghiên cứu một cách tổng quát về kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty. Dưới góc độ là sinh viên thực tập, đang làm quen với thực tế, em nhận thấy: Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào là tiền đề quyết định tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Cho nên công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp rất quan trọng.

Trong khóa luận này, em đã nêu lên những công việc của một kế toán nguyên vật liệu phải làm. Em cũng đưa ra những nhận xét và kiến nghị theo quan điểm của mình về những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục.

Lần đầu tiên làm quen với thực tế tại một doanh nghiệp nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót về cơ sở lý luận cũng như kiến thức thực tế. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, cùng tập thể phòng kế toán công ty để bài viết của em được tốt hơn nữa .

Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Giảng viên Nguyễn Quốc

Trân, cùng tập thể nhân viên phòng kế toán Công ty Cổ phần tư vấn địa chất và

xây dựng 206 đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Hà Nội, ngày18 tháng 04 năm 2013 Sinh viên

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần tư vấn địa chất và xây dựng 206 (Trang 97)