TRONG ĐÂU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu Tội che giấu tội phạm Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 83)

- Tuy số lượng vụ, bị cáo phạm tội che giấu tội phạm được phát hiện và

5 vụ với 8 bị cáo Đến năm 2001, lại tâng lên 13 vụ với 13 bị cáo và năm 2002 lại tụt xuống còn 6 vụ với 6 bị cáo Nhưng đặc biệt, đến năm 2003, số vụ án và

TRONG ĐÂU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, quan tâm đến lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và phòng chống tội phạm, đặc biệt quan tâm đến việc cải cách nâng cao chất lượng công tác tư pháp, hiệu quả hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp nhằm đáp ứng được tốt yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hình hiện nay và thời gian tới. Các chủ trương, đường ỉối, chính sách của Đảng về vấn để này trong những nám vừa qua được thể hiện rõ nét qua các vẫn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng các lần thứ V I, V II,v m , IX và X ,Nghị quyết H ội nghị Trung ương 8 (khóa V II) ,N ghị quyết H ội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa V III) và Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02 / 01/2002 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vể một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vẻ hòan thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp nhằm nàng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới, phục vụ cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay và trong thời gian tới được tiếp tục thể hiện qua các văn bản của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng như: N ghị quyết số 48-N Q /TW ngày 24/05/2005 vé Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật V iệ t Nam đến nãm 2010,định hướng đến nãm 2020,N ghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị vé Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã có Báo cáo số 12-BC/CCTP ngày 22/02/2006 về kết quả 04 năm thực hiện Nghị quyết 08-N Q /TW , Kế hoạch số 05-KH/CCTP

3

ngày 22/02/2006 vé thực hiện Nghị quyết 49-N Q /TW giai đoạn 20Ọ6- 2010, Chương trình số 05-CTr/CCTP ngày 22/02/2006 vể trọng tâm công tác tư pháp năm 2006...

Tại Nghị quyết sỏ 08-NQ/TW vé một sô nhiệm vụ trọng tâm của còng tác tư pháp trong thời gian tới, có đoạn nêu rõ:

Thu hút đông đảo nhàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm ngay tại thôn, làng, bản, ấp, khu dân cư. Có biện pháp bảo vệ và khen thưởng những người có công phát hiện, tố giác tội phạm, giúp đỡ cơ quan tư pháp bắt giữ kẻ phạm tội.

Các phương tiện thông tin đại chúng cần tích cực tham gia vào việc phát hiện vi phạm tội phạm, biểu dương những cán bộ tư pháp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ công lý, phê phán hành vi tiêu cực, tham nhũng, vô trách nhiệm ...[36, tr. 11]

Để tàng cường công tác tư pháp, đáp ứng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả trong thời gian vừa qua, quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 08-1SÎQ/TW là: “ 2- Công t á c tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự ...3- Các cơ quan tư pháp...đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu

[ranh phòng chông tội phạm ...” [36,tr 3-4].

Tiếp tục khẳng định tinh thần nêu trên của Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW có đoạn nêu rõ: " các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phái là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các lo ại tội phạm và vi phạm " [36,tr. 39]. Thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, để hòan thiện chính sách, pháp luật hình sự đáp ứng yèu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, Nghị quyết cũng chi rõ:

Coi trọng việc hòan thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tộ i...

Quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn đối với những

tội phạm là người có thám quyẻn trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyên hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyển hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho kẻ khác...Từ nay đến năm 2010 phải làm được những cỏng việc chính sau đây:...thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm...[ 36, tr. 42, 52],

Về tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp, trong Nghị quyết có đoạn nêu:

"tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống ÍỘI phạm có yếu tố quốc lể và khủng bố quốc lế với các tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL,... " [36, tr. 49].

Đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tộ i phạm, trong thời gian qua Chính phủ đã ra Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm vào ngày 31/7/1998; đồng thời Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo 138/CP để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Để tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong thời gian tới, ngày 8-11-2004, Thủ tướng Chính phù đã có Chi thị số 37/2004/CT-TTg vé việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010. Tại N ghị quyết số 09/1998/NQ-CP, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm.

Việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng, cụ thể hơn là đấu tranh phòng chống tội che giấu tội phạm muốn đạt được kết quả tốt, phải trên cơ sở quán triệt một cách sâu sác để vận dụng thực hiện đúng, đầy đủ và tòan diện các quan điểm, tư tường chi đạo vé đấu tranh phòng chống tội phạm, cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật đáp ứng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm thể

5

hiện trong nội dung của các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đáng và

Nhà nước để ra nèu trên. Nội dung các quan điếm, đường lối, chủ trương nêu trên thể hiện định hướng của Đảng và Nhà nước chi đạo, hướng dẫn các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan hữu quan và các ngành, các cấp nhận thức được tính chất và yêu cầu cấp bách của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm; tảng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này với các cơ quan hữu quan, các ngành, các cấp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; thu hút sự quan tâm của tòan xã hội, đẩy mạnh, nâng cao ý thức tự giác tham gia phát hiện và tố giác tội phạm của đông đảo quần chúng nhàn dân góp phần thúc đẩy thực hiện cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm được toàn diện và đạt hiệu quả. Nói chung, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm nêu trên có thể được nhận thức, quán triột và rút ra một cách cơ bản trong đấu tranh phòng chống tội che giấu tội phạm như sau:

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm , nhìn nhận việc đấu tranh

phòng chống tội phạm là sự nghiệp của tòan dân do vậy đấu tranh phòng, chống cội che giấu tội phạm là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi phải có sự quan tâm một cách đầy đủ của các cấp, các ngành. Do đó, phải để ra nhiệm vụ thực hiện đổng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để phòng chống các tệ nạn xã hội và tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riêng. Trên cơ sở đó, củng cố và phát huy cơ chế tổng hợp sức mạnh của tòan bộ

hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm, vai trò chủ động của các ngành, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngân chặn các loại tệ nạn xã hội và tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riêng. Phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, không che giấu tội phạm chi phát huy được sức mạnh to lớn khi đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đó là nguyên tắc chỉ đạo cơ bản nhất, quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung trong đó có tội che giấu tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Các cấp ủy

Đãng, chính quyền cần có sự quan tâm, theo dõi chật chẽ phong trào này, đòng thời cũng phải có chính sách thường xuyèn giáo dục cán bộ, đảng vièn luôn có ý thức gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật cùa Nhà nước, luôn tiên phong, đi đầu và tích cực vận động nhân dân tự giác phát hiện, tố giác tội phạm, không che giấu tội phạm, tham gia thực hiện tốt phong trào này.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riêng. Đẩy mạnh phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội nói chung, tội che giấu tội phạm nói riẻng. Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách ở cơ sở, địa phương duy trì trật tự, an ninh, an tòan xã hội, cảm hóa giáo dục người phạm tội nói chung và phạm tội che giấu tội phạm nói riêng tại cộng đổng dân cư.

Thứ hai, trong chù trương cũng như trong nhận thức của các cơ quan, tổ

chức và cá nhân, phải đăt việc phòng ngừa lẻn yếu tố hàng đầu của phương châm đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội che giấu tộỉ phạm nói riêng. Đề cao cảnh giác và tăng cường những biện pháp bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của các cơ quan Nhà nước và cá nhân. Hòan thiện cơ chế, chính sách, khắc phục sơ hở trong quản lí, tạo dựng mỏi trường sống lành mạnh ở cơ quan cũng như ngoài xã hội, nâng cao ý thức tổn trọng pháp luật và hiệu lực quản lí của Nhà nưóc.

Thứ ba, thực hiện cải cách tư pháp, từng bước nâng cao chất lượng hoạt

động, công tác của các cơ quan tư pháp, đặc biệt trong điểu tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, khấc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm nói chung trong đó có tội che giấu tội phạm. Đổng thời hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các vãn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riêng. Đặc biệt, quy định hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật hình sự đối với những người lợi dụng thâm quyền thực thi pháp luật, lợi dụng chức vụ quyển hạn đế phạm tội, nhất là phạm tội che giấu tội phạm.

Thứ tư, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án phái luôn bám sát các

nghị quyết của Đàng, chi thị của Nhà nước trong lãnh đạo, chi đạo công tác và hoạt động thực hiện chức náng, nhiệm vụ của mình, để có những chú trương, biện pháp sát thực, phù hợp với từng địa phương, đơn vị trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội che giấu tội phạm nói riêng. Các cơ quan này phải thê hiện rõ vai trò tích cực, chủ động của mình đồng thời phối hợp. hướng dẫn các cơ quan tư pháp, thanh tra và các cơ quan khác cùa Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội, bảo đảm cho việc ngăn chặn các hành vi che giấu tội phạm xảy ra trong xã hội.

Thứ năm, phải có chế độ khen thưởng xứng đáng lặp thời để khích lệ,

động viên các cá nhân còng dân, cán bộ, cơ quan, tổ chức có tinh thần tự giác đấu tranh chống tội phạm, tích cực phát hiện, tố giác tội phạm, giúp đỡ các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện, xử lý người phạm tội và tội phạm, ngăn chận kịp thời các hành vi che giấu tội phạm. Đề ra và thực hiện các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của những người này và người thân của họ tránh khỏi sự đe dọa, trả thù của tội phạm. Có như vậy tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như tội che giấu tội phạm nói riẻng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức mới được đẩy mạnh, nâng cao.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế vể tư pháp, tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia ký kết. Tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm có tính quốc tế (trong đó có tội che giấu tội phạm) với các tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL... đạt hiệu quả.

3.2. M ỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG,

Một phần của tài liệu Tội che giấu tội phạm Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)