Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che giấu tội phạm và hình phạt được áp dụng đối với người phạm tộ

Một phần của tài liệu Tội che giấu tội phạm Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 28 - 44)

- Điều 165, khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 166, khoản 2 và 3 (tội buôn

1.2.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che giấu tội phạm và hình phạt được áp dụng đối với người phạm tộ

phạm và hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội

1.22.1. Khách thể của tội phạm

Đấu tranh phòng, chống tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách: Công an, Viên kiểm sát, Tòa án mà còn là nhiệm vụ của toàn thể xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân. Cồng dân có trách nhiệm giúp đỡ các cơ quan nhà nước phát hiện, điều tra tội phạm, xử lý người phạm tội. Điều

79 Hiến pháp nám 1992 (đã được sửa đổi, bố sung năm 2001),Điều 4 Bộ luật hình sự năm 1999 và Điểu 25 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đểu có quy định vé nghĩa vụ cúa công dân trong đấu tranh phòng, chống tôi phạm. Điểu 25 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “ Các tổ chức, công dân có quyển và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm ,,. Người che giấu tội phạm đã không thực hiện nghĩa vụ cỏng dân, chẳng những không tố giác tội phạm mà còn có hành vi che giấu tội phạm và người phạm tội. Hành vi che giấu tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm,vì nó gây khó khăn cho hoạt động điều tra, phát hiện tội phạm, cản trờ việc phát hiện và xử lý người phạm tội và ở chừng mực nhất định, nó còn khuyến khích, tạo điểu kiện cho người phạm tội.

Như vậy, tội che giấu tội phạm xâm hại tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là các hoạt động đúng đắn điều tra, truy tố, xét xử cúa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

12.2.2. M ặt khách quan của tội phạm

Về mặt khách quan, người che giấu tội phạm có hành vi gây trở ngại cho việc phát hiện, điểu tra tội phạm và xử lý người phạm tội. Hành vi che giấu tội phạm quy định tại Điều 21 Bô luật hình sự nâm 1999, được biểu hiện cụ thể ờ một trong hai loại hành vi khách quan sau đây:

Thứ nhất, che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm.

Trong thực tiễn điểu tra, truy tố. xét xử, hành vi này biểu hiện rất đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau như: chứa chấp, nuôi dưỡng người phạm tội đang trốn tránh pháp luật; tìm nơi cho người phạm tội ẩn náu để khỏi bị bắt; cho người phạm tội mượn quần áo, cung cấp giấy tờ giả để người phạm tội lẩn trốn sự truy nã; mạo nhận người phạm tội là người thân từ xa đến chơi hoặc giấu người phạm tội ẩn náu ở nhà mình...

Việc cất giấu, thù tiêu các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, cũng như tài sản, tiền bạc do người khác phạm tội mà có hoặc xóa, thủ tiêu các dấu vết cùa tội phạm đều là những hình thức biểu hiện cùa hành vi này.

Thứ hai, có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điểu tra, xử lý người phạm tội. Ngoài hành vi che giấu người phạm tội. các dấu vết, tang vật cùa tội phạm, nếu người nào có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điểu tra, xử lý người phạm tội, thì người đó cũng phải chịu trách nhiệm hình sự vé tội che giấu tội phạm.

Hành vi khác nói ờ đây được hiểu là bất kỳ hành động cụ thể nào làm cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội gặp khó khăn, trở ngại hoậc không thể chực hiện được. Những biểu hiện cụ thể của hành vi này là sử dụng chức vụ, quyển hạn, uy tín, ảnh hưởng cá nhân của mình để khống chế, đe dọa đối với người phát hiện, điểu tra, xử lý tội phạm; cố ý không chịu chuyển giao tài liệu, giấy tờ, sổ sách, chứng từ có ý nghĩa làm sáng tỏ vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cung cấp; cố ý điểu chuyển người phạm tội hoặc người làm chứng đi công tác xa để gây khó khăn cho hoạt động điểu tra...

Hành vi che giấu tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hịẻn một trong hai loại hành vi nêu trên. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc cùa tội che giấu tội phạm, Vì vậy, trách nhiệm hình sự của người che giấu tội phạm không phụ thuộc vào kết quả của viộc có che giấu được tội phạm hay không, vấn để này chỉ có thể được Tòa án cân nhắc khi quyết định hình phạt.

Hành vi che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải mọi hành vi che giấu tội phạm đểu có tính chất nguy hiểm cho xã hội đáng kể, cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 313 Bộ luật hình sự năm 1999 liệt kê các tội xâm phạm an ninh quốc gia và những tội phạm khác mà người thực hiện hành vi che giấu các tội phạm đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây, cũng như Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như vậy là xuất phát từ tính chất của hành vi che giấu tội phạm chì gây khó khản cho hoạt động điểu tra, truy tố, xét xử. Do đó, chỉ khi nào che giấu một trong những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng được thực hiện do cố ý được quy định tại Điều 313, thì hành vi che giấu mới có tính chất nguy hiểm cho xã hội đáng kể, mới cần phải xử lý vé hình sự người đã thực hiện hành vi đó. Nếu che giấu tội phạm ít nghiêm trọng

hoặc tội phạm được thực hiện do vô ý, thì hành vi che giấu đó không bị coi là tội phạm, vì hành vi đó không thỏa mãn nội dung vật chất của tội phạm là tính chất nguy hiểm cho xã hội cùa hành vi. Tuy vậy, đối với những người này, cũng cần thiết phải áp dụng các dạng trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm ký luật hoặc trách nhiệm hành chính.

Trường hợp một người thực hiện hành vi che giấu tội phạm mà cho rằng tội phạm được che giấu không được liệt kê tại Điều 313 Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng trên thực tế, người đó đã che giấu tội phạm được quy định tại Điểu này, thì người đó vản phải chịu trách nhiệm hình sự, bởi vì đây là trường hợp sai lầm về pháp luật, mà người sai lầm về pháp luật thì khỏQg được miễn trách nhiệm hình sự.

ỉ .2.2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm nàv phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội khi thực hiện hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với tội che giấu tội phạm, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho Kã hội của hành vi che giấu tội phạm và có khả năng điểu khiển hành vi đó.

Tuy nhiên, ở mỗi loại hành vi che giấu đã được trình bày ờ trên, có sự khác nhau nhất định về chủ thể của tội phạm.

Đối với loại hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm, thì chủ thể của tội che giấu tội phạm là bất kỳ người nào thực hiện một trong những hành vi đó.

Đối với loại hành vi cản trờ việc phát hiện, điểu tra, xử lý người phạm tội, thì thường do những người có chức vụ, quyển hạn thực hiện, nhưng cũng có thể có truờng hợp người không có chức vụ, quyển hạn thực hiện hành vi này, ví dụ: một người không có chức vụ, quyền hạn, nhưng đã tìm cách mua chuộc, đe dọa, khống chế người làm chứng, cản trở việc phát hiện, điểu tra, xử [ý người phạm

Tội che giấu tội phạm có mức tối đa của khung hình phạt là bảy năm tù,

I

I

*

cho nên cheo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, đây là. tội phạm nghiêm trọng, mà theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự nãm 1999 thì:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự vé mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lẻn, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự vẻ tội phạm rất nghiêm trọng do cố ỷ hoạc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, chủ thể của tội che giấu tội phạm phải từ đủ 16 tuổi trở lên.

ỉ . 2.2.4. M ặt chủ quan của tội phạm

Theo quy định tại Điểu 313 Bộ luật hình sự năm 1999,người che giấa tội phạm không có sự hứa hẹn trước với người phạm tội, nhưng sau khi biết tội phạm đã được thực hiện vẫn cố tình che giấu. Sự không hứa hẹn trước được thể hiện ở chỗ hành vi che giấu xảy ra sau khi tội phạm đã được thực hiện và là một tội phạm độc lập, không nằm trong mối quan hệ nhân quả với tội phạm mà người đó che giấu.

Nếu mặt khách quan của tội che giấu tội phạm là mặt bên ngoài, thì mặt chủ quan ià mặt bên trong, là hoạt động tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội che giấu tội phạm gồm ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Che giấu tội phạm được thực hiện với ỉỗi cố ý. Điều đó có nghĩa, người che giấu tội phạm biết tội pham đã được thực hiện, hiểu rỗ hành vi che giấu tội phạm là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn tạo điều kiện cho người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, gây trở ngại cho việc phát hiộn, điểu tra, xử lý người phạm tội. Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người phạm tội che giấu tội phạm, cho đù xuất phát từ bất cứ động cơ, mục đích gì,cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, phải xem xét động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người che giấu tội phạm.

12 2 .5 . Hỉnh phạt được áp dụng đối với người phạm tội che giấu tội phạm

Che giấu tội phạm là một tội phạm ít nguy hiểm hơn so với tất cả những tội phạm mà nó che giấu. Vì vậy, khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự năm 1999

2

quy định: người nào không hứa hen trước mà che giấu một trong nhữnơ tội phạm..., thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba nãm. Khoản 2 Điều này quy định: phạm tội trong trườns hợp lợi dụng chức vụ, quyển hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che cho người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy nảm.

Trường hựp lợi dụng chức vụ, quvển hạn ở đây được hiểu là nguòi có chức vụ, quyển hạn có thể là cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội… đã dùng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình làm ảnh hưởng để cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng có thể là bất cứ cán bô, công chức, viên chức nào khác...đã sử dụng quyển hạn, ảnh hường nhất định của mình để cản trở việc phát hiện, điều tra người phạm tội. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để che giấu tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn, gây ra nhiều khó khăn, trở ngại hơn cho việc phát hiện, điểu tra, xử lý người phạm tội so với hành vi che giấu tội phạm của người không có chức vụ, quyền hạn. Vì lẽ đó, trường hợp lợi dụng chức vụ, quyển hạn để che giấu tội phạm bị coi là tình tiết định khung tăng nặng. Nếu người có chức vụ, quyển hạn biết tội phạm đã được thực hiện, vì động cơ vụ lợi mà che giấu tội phạm, thì ngoài tội che giấu tội phạm, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vé tội phạm khác. V í dụ: người có chức vụ,quyền hạn ở cơ quan tiến hành tố tụng nhận tiến của người phạm tộ i,rồi có các hành vi che giấu tội phạm, thì người này bị xử lý về hai tội: tội che giấu tội phạm và tội nhận hối lộ.• • ■ • • •

12 2 .6 . Phân biệt che giấu tội phạm với đồng phạm và chứa chấp hoặc

tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có - Phán biệt che giấu tội phạm với đồng phạm

Điểu 20 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định :

1. Đổng phạm là trường hợp có hai người trờ lên cố ý cùng thực hiện tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đểu là những người đổng phạm...

Người giúp sức là người tạo những điểu kiện tinh thần hoặc vật chất cho

3

việc thực hiện tội phạm.

Từ quy định trên cho thấy, hành vi che giấu tội phạm và hành vi giúp sức trong đổng phạm có một số biểu hiện giống nhau như: che giấu, nuôi dưỡng người phạm tội, cất giấu tang vật, xóa bỏ dấu vết của tội phạm; những biểu hiện này xảy ra sau khi tội phạm đã được thực hiện.

Tuy nhiên, hành vi che giấu tội phạm khác hành vi giúp sức trong đổng phạm ờ những điểm sau đây:

Thứ nhất, hành vi che giấu tội phạm mặc dù có mối liên hệ về mật

khách quan với tội phạm do người khác thực hiện, nhưng không phải là nguyẻn nhàn gây ra hậu quả của tội phạm đó. Hành vi che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng nó không nằm trong mối liên kết thống nhất với tội phạm được thực hiện bời người khác. Hành vi này được thực hiện sau khi tội phạm đã được thực hiện. Người thực hiện tội phạm• ■ • L • -J • • • X •

trước đó không biết được việc tang vật, dấu vết cùa tội phạm và bản thân mình sẽ được che giấu hoặc sẽ được bao che để không bị phát hiện, điều tra, xử [ý. Điểu đó có nghĩa, hành vi che giấu tội phạm không tác động vào mật ý thức chủ quan đới với người thực hiện hành vi phạm tội trước đó, không ảnh hường đến quá trình thực hiộn tội phạm của người đó. Ngược lại, hành vi giúp sức luôn có mối quan hệ nhân quả với tội phạm do người thực hành thực hiện.

Thứ hai, người che giấu tội phạm thực hiện hành vi của mình do cố

ý, nhưng lại không cùng cố ý như người thực hiện hành vi giúp sức trong đồng phạm. M ột trong những đặc điểm cơ bản của che giấu tội phạm là không có sự hứa hẹn, thòa thuận trước với người phạm tội, cho nên nó không phát sinh ảnh hường gì đến quá trình thực hiện tội phạm của người khác. Trái lại, hành vi che giấu người phạm cội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điểu tra, xử lý người phạm tội của người giúp sức bao giờ cũng có sự hứa hẹn, thoả thuận trước với người phạm tội. Sự hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trờ việc phát hiện, điểu

tra, xử lý người pham tội của người giúp sứcv chính ỉà sự giúp sức về tinh thần, tạo thêm quyết tâm thực hiện tội phạm của người thực hành, cho nên người giúp sức phải cùng chịu trách nhiệm hình sự với người thực hành.

- Phân biệt che giấu tội phạm với chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà cố

Điẻu 250 Bộ luật hình sự Qãm 1999 quy định:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đổng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy n ă m :."

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:...

Một phần của tài liệu Tội che giấu tội phạm Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 28 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)