- Điều 165, khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 166, khoản 2 và 3 (tội buôn
2.1. TÌNH HÌNH TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM
Trong những năm gần đây, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đất nước ta vẫn tiếp tục phát triển và thu được nhiểu thành tựu quan trọng. Nền kinh tế vản được duy trì với mức tăng trường khá, tình hình chính trị, quốc phòng, an ninh vẫn được giữ vững, trật tự xã hội ổn định, đời sống nhàn dân tiếp tục được cải thiện, nâng cao. Tuy vậy, ben cạnh những mặt chuyển biến tích cực thì tình hình tội phạm nói chung và tội che giấu tội phạm nói nẻng vẫn có những diễn biến phức tạp; để đánh giá được tình hình tội phạm này trong nhũtig năm qua trên phạm vi cả nước một cách toàn diện và nghiẻm túc, thì cần phải tiến hành nghiên cứu, xem xét đầy đủ về tình trạng và động thái của tình hình tội phạm
cũng như nhân thàn người phạm tội dựa trên những yếu tố như: dữ liệu về tội phạm khổng được phát hiện (tội phạm ẩn), số ỉượng các vụ án bị đình chỉ trong quá trình điểu tra, truy tố, xét xử, số lượng tội phạm đã được đưa ra xét xử, sự vận động, thay đổi của thực trạng tình hình tội phạm, vể giới tính,độ tuổi, nghề nghiệp người phạm tội này...
Nếu chỉ căn cứ vào số liệu tội phạm đã được phát hiện và xử lý sẽ không thấy hết được tính phức tạp của tội phạm, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả của công tác phòng ngừa không được chính xác do chủ yếu dựa trên những số liệu khả quan, tăng lên nhiều lần so với kết quả thực tế. Tại Để tài khoa học K X 04-14: Tội phạm ở Việt Nam- Thực trạng, nguyên nhân và gidi pháp của Tổng cục cảnh sát nhân dân do TS. Lẽ Thế Tiệm chủ biên, trên cơ sở
căn cứ vào những số liệu khảo sát điểu tra, đã đưa ra những số liệu tỷ lộ frfiàt hiện tội phạm nói chung trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội của đất nước những năm qua còn rất thấp. Qua khảo sát điểu tra, hầu hết những người được hỏi đểu
cho ràng số liệu tội phạm đã được các cơ quan tư pháp phát hiện, xứ lý còn cách rất xa so với thực tế tội phạm xảy ra, như lội tham ô mới chí phát hiện và thống kẻ được khoảng từ 10 -20%, tội cố ý làm trái và hối lộ được phát hiện từ 5- 10%.... Qua kết quả điều tra xã hội học bàng phiếu hỏi đối với 4.600 hộ đại diện
cho khoảng 20 nghìn người ở một số địa phương thuộc Hà Nội, Hải Hưng thấy 55,8% các vụ án xảy ra đã không được báo cho cơ quan Công an. Trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, số lượng tội phạm ẩn cũng còn nhiều ở các mức độ khác
nhau, trong số những vụ không được quần chúng nhân dân báo cho cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát chủ yếu là tội trộm cắp tài sản chiếm tới 75%, tội cố ý gày thương tích chiếm 19.6%...bởi các lý do: trộm cắp tài sản giá trị không lớn, không báo do ngại tiếp xúc với cơ quan Công an hoặc sợ thủ tục phiền hà, do không tin tưởng cơ quan tố tụng có thể tìm ra tội phạm, sợ bị trả thù hoặc tự giải quyết…[3,tr. 84,96,97].
Như vậy, tình trạng tội phạm ẩn nói chung còn rất lớn, cũng có nghĩa là số tội phạm che giấu tội phạm xảy ra hàng năm mà chưa được phát hiện, xử lý trong đó cũng là không nhỏ, v ì tội che giấu tội phạm chỉ xuất hiện khi trước nó đã có một tội phạm khác được thực hiện, đã xảy ra nhằm chứa chấp, che giấu tội phạm đã được thực hiện, xảy ra đó. Do vậy, nếu những tội phạm xảy ra trước đó mà không bị phát hiện, xử lý thì tội phạm che giấu những tội phạm đó cũng sẽ ẩn theo, không bị phát hiện, xử lý. Điều này đã làm tâng thêm tính phức tạp, gây khó khán, trở ngại cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội che giấu tội phạm nói riêng của nước ta trong tình hình hiện nay, đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện một chiến lược đồng bộ, quan tâm đầy đủ vể mọi mặt, mọi phương diện, huy động được đông đảo nhân dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Theo kết quả khảo sát và điều tra xã hội học bằng phiếu hòi của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì 100% những người được hỏi là cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Kiểm sát, Tòa án) đểu khẳng định số lượng tội pham theo thống kê hiện nay đã được điểu tra, xử lý còn có một khoảng cách rất xa so
5
với thực tế những vụ phạm tội xảy ra [3,tr. 14]. Hơn nữa, công tác thống kê tội phạm liên ngành mới được triển khai trong những nảm gần đây,nên còn có nhiéu hạn chế, bất cập, còn nhiêu sai số, do vậy các số liệu thống kẻ có được chi mang tính tương đối nhưng do chưa có những số liệu chính xác hơn, chúng ta tạm chấp nhận nó.