Hoàn thiện những quy dịnh pháp luật làm cơ sờ pháp lý đàu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm

Một phần của tài liệu Tội che giấu tội phạm Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 89 - 101)

- Tuy số lượng vụ, bị cáo phạm tội che giấu tội phạm được phát hiện và

5 vụ với 8 bị cáo Đến năm 2001, lại tâng lên 13 vụ với 13 bị cáo và năm 2002 lại tụt xuống còn 6 vụ với 6 bị cáo Nhưng đặc biệt, đến năm 2003, số vụ án và

3.2.1. Hoàn thiện những quy dịnh pháp luật làm cơ sờ pháp lý đàu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm

3.2.1. Hoàn thiện những quy dịnh pháp luật làm cơ sờ pháp lý đàu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm

Việc không ngừng ban hành và sứa đổi, bổ sung, hòan thiện pháp luật vé đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là pháp luật hình sự một cách toàn diện, kịp thời và chặt chẽ, sẽ lấp được những “ lỗ hổng’,,tránh được những sơ hở. khiếm khuyết của pháp luật khi áp dụng trong thực tiễn, nầng cao được hiệu quá đấu tranh với tội phạm. Hơn nữa, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay, việc nghiên cứu để tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hòan thiện các quy định của pháp luật hình sự cho phù hợp với tình hình thực tiễn cũng là điều cần thiết và quan trọng vì cùng với việc đổi mới pháp luật nói chung, thì việc đổi mới pháp luật hình sự Việt Nam chính là một trong nhiểu yếu tố cơ bản mà thiếu nó thì việc xây dựng, Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý chủ yếu và quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền để đấu tranh chống tội phạm và xử lý nghiêm minh những người phạm tội [12, tr. 239].

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội che giấu tội phạm trong hoạt động phát hiện, điều tra,truy tố, xét xử loại tội phạm này cho thấy còn có một số điểm vướng mắc sau đây:

Thứ nhất, Quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự năm 1999 chưa đưa ra

được định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm, để khắc phục cần phải đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm tại Điểu 21 một cách hợp lý, rõ ràng hơn để tránh trùng lặp vể mặt kỹ thuật với các quy định cụ thể về tội che giấu tội phạm ờ Điểu 313 của Bộ luật.

Thứ hai, quy định tại khoản 1 Điểu 313 vể tội che giấu tội phạm mang

tính liệt kè đã khiến Điểu luật trở nên quá dài và dàn trải, gây bất lợi về mật kỹ thuật, dẫn đến không rõ ràng, khó đọc khó nhớ, dễ nhầm lần, gây khó khăn

trong việc vận dụng, ấp dụng. Hơn nữa, viẹc liệt kê như vậy là còn chưa đầy.đủ

và chưa hợp lý, bởi lẽ trong tổng số 267 tội danh trong Bộ luật hình sự thì Điéu luật chi liệt kẻ một số tội danh quy định tại 69 điểu luật và các tội danh nàv thường ở từ khoán 2 trở lên thì người có hành vi che giấu các tội phạm đó mới bị xử lý về hình sự. Quy định như vậy là chưa bao quát hết các trường hợp, vì trong Bộ luật hình sự còn có những tội danh khác cũng có tính chất, mức đô nguy hiểm, quy định mức hình phạt cao không kém so với các tội danh được liệt kê, cần phải đấu tranh, ngân chận các hành vi che giấu, cản trở việc phát hiện, xử lý các tội phạm này thì lại không được quy định trong Điểu 313 và đương ahiên các hành vi che giấu các tội phạm này không bị xử lý. V í dụ: trong khoản 1 của Điéu luật có quy định xử lý các hành vi che giấu các tội phạm như tội hiếp dâm

ờ các khòan 2,3 và 4 Điểu 111 Bộ luật hình sự có mức hình phạt từ bảy đến

mười lăm nảm trờ lên,tội mua bán phụ nữ (khỏan 2 Điều 119) có mức hình phạt từ năm năm đến hai mươi năm-...Nhưng tội cưởng dâm (các khỏan 2, 3 Điểu 113) cũng là loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng có tính chất, mức độ nguy hiểm, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con Qgười, mà Bộ luật hình sự quy định áp dụng mức hình phạt cao từ 3 năm đến 10 nảm và từ 7 năm đến 18 năm; các hành vi bao che, che giấu tội phạm này cũng là nguy hiểm, đáng lẽ cũng phải coi là tội phạm và quy định trong Điểu luật để ngăn chặn kịp thời, xử lý bằng pháp luật hình sự thì lạ i không được nhà làm luật thừa nhận, quy định trong Điểu luật. Như vậy, vé mặt kỹ thuật, viộc xây dựng quy định của Điểu luật theo kiểu liệt kẻ là có nhược điểm, thiếu sót, đây cũng chính là “ lỏ hóng” khổng đáng có trong quy định của Bộ luật hình sự vé tội che giấu tội phạm. Điểu này dẫn tới việc áp dụng và xử lý không cồng bằng các hành vi che giấu tội phạm, vì có hành vi che giấu tội phạm này thì bị coi là tội phạm, xử lý hình sự, còn một số hành vi che giấu tội phạm khác cũng là những tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trong, có tính chất, mức độ nguy hiểm khòng kém, bị Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt cao thì lại không bị coi là tội phạm, không bị xử [ý hình sự, do vậy chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội che giấu tội phạm nói riêng.

Do vậy, Điều 313 không nên quy định theo kiểu liệt kê các điểu luật,các khoán về các tội danh như vậy mà nên quy định rõ lại theo hướng xem xét các hành vi che giấu loại tội phạm nào theo sự phân loại của Bộ luật hình sự: ít nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù),nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù), rất nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm tù) hay đạc biệt nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt trên 15 nâm tù, tù chung thân hoặc tử hình) thì bị coi là nguy hiểm, phải ngăn chặn và xử lý hình sự. Theo quan điểm của cá nhân, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm che giấu tội phạm nói riêng trong tình hình hiện nay, thì mọi hành vi bao che, che giấu tội phạm nghiêm trọng đểu phải bị coi là tội phạm, quy định để xử lý hình sự ở khoản 1 của Điều luật; đối với các hành vi che giấu tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì quy định xử lý hình sự tương ứng ở các khoản tiếp theo có khung hình phạt cao hơn trong Điều luật. Nếu quy định được như vậy, Điều luật sẽ trở nên ngắn gọn và đầy đủ hơn, bao được hết các trường hợp, dễ dàng cho việc vận dụng, áp dụng được rõ ràng và hợp lý trong thực tiễn, đáp ứng yồu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này được tốt hơn. Điểu ĩìày,

có thể được tham khảo, nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm từ chính các quy định vể tội che giấu tội phạm trong Bộ luật hình sự của một số nước như : Malaysia, Thụy Điển, Hoa Kỳ...như đã trình bày ở Chương I của Để tài.

M ột thiếu sót nữa về mặt kỹ thuật lập pháp trong Điều 313,đó là nhà làm ỉuật mới chỉ đưa ra được hai khung hình phạt hình phạt áp dụng cho hai trường hợp phạm tội. ỏ khoản 1 của Điểu luật chỉ quy định một mức hình phạt chung là: cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt từ từ sáu tháng đến năm năm đối với tất cả các hành vi che giấu 69 tội danh nêu trong 69 điều luật được liệt

kê, mặc dù trong các tội danh đó có tội là tội phạm rất nghiêm trọng, có tội là tội phạm đậc biệt nghiêm trọng …có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau, do vậy các hành vi che giấu các tội phạm này cũng có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau. Quy định như vậy là còn mang tính chung chung, chưa có sự phân hóa hợp lý ,giữa hình phạt áp dụng phải tương xứng với mức độ nặng, nhẹ khác

nhau của mỏi hành vi phạm tội, đo vậy dễ đẫn đến tùy tiện (rong việc ra quyết

định áp dụng mức hình phat đối với hành vi phạm tội cúa Hội đổng xét xử, khó đám bảo được sự công bàng và tính đúng đắm trong việc quyết định hình phạt. Hơn nữa, quy định hình phạt áp dụng như vậy là còn nhẹ, chưa đảm bảo tác dụng giáo dục rản đe,phòng ngừa. Theo ý kiến cá nhàn, chẳng hạn đối với tội phạm giết người là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, mang tính nguy hiểm cao, do vậy hành vi che giấu tội phạm này phải bị nghiêm trị, quy định áp dụng mức hình phạt cao hơn nảm năm tù (có thể là đến bảy nảm tù) mới thích đáng, phát huy tối đa tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa của hình phạt và như vậy mới đánh giá đúng tính chất,mức độ nguy hiểm của các hành vi che giấu loại tội phạm này.

Ở khoản 2 của Điểu luật quy định trường hợp lợi đụng chức vụ, quyển hạn cản trở việc phát hiên tội phạm hoặc lợ i dụng chức vụ, quyền hạn có nhũng hành vi khác bao che cho người phạm tội thì bị phạt tù từ hai nảm đến bảy năm. Mức hình phạt này còn nhẹ, chưa đủ sức mạnh để giáo dục, rản đe, phòng ngừa. Người không có chức vụ, quyển hạn phạm tội đã phải bị xử lý nghiêm khắc, người có chức vụ, quyển hạn đặc biệt là cán bộ quản lý, lãnh đạo mà lợ i dụng chức vụ, quyển hạn của mình để phạm tội che giấu tội phạm thì rất nguy hiểm, càng phải nghiêm trị mạnh hơn‘ Do vậy,để đảm bảo tính nghiêm khấc, tác dụng giáo dạc, răn đe, phòng ngừa cần sửa đổi, bổ sung khoản này theo hướng tảng mức hình phạt áp dụng từ “ đến bảy ĩìãm” lên thành “ đến mười năm” đối với người lợ i dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, cản trở việc phát hiện tội phạm, bao che cho người phạm tội. Điều này cũng phù hợp với quan điểm, tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW trong việc hòan thiện chính sách, pháp iuật hình sự đáp ứng yẻu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đó là: quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyển trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyển hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dung chức vụ, quyển hạn đó để phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho kẻ khác.

Quán triệt tư tưởng, quan điểm của Đảng vể hòan thiện chính sách, pháp

luật hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng, đổng thời để giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội che giấu tội phạm trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này; trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu kinh nghiệm ỉập pháp hình sự tiến bộ của một số nước như: Nhật Bản, Malaysia, Tliuỵ Điển, Hoa K ý…vé tội che giấu tội phạm, Điểu 21 và Điẻu 313 của Bộ luật hình sự năm 1999 cần được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điểu 21. Che giấu tội phạm

Che giấu ìội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước và không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tộiy các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều ira, xử lý người phạm tội. Hành vi che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm theo những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

Điều 313. Tội che giấu tộ i phạm

ỉ . Người nào không hứa hẹn trước và không tham gia vào việc thực hiện tộ i phạm mà che giấu tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rấ t nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt từ từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong trường hợp che giấu tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội trong trường hợp lợ i dụng chức vụ, quyền hạn cản trỏ việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tộỉ, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội che giấu tội phạm, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và pháp iuật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp và các pháp luật liên quan đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riêng theo hướng xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp ỉuật

là nòng cốt, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa ngân chận tội phạm nói chang và tội che giấu tội phạm nói riêng đúng theo tinh thán Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương đã để ra. Hòan thiện những quy định vể thẩm quyển của các cơ quan tư pháp (như đối với Viện kiểm sát) trong việc ỉciến nghị các cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng biên pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riêng...Việc quy định chật chẽ và hợp lý các quy định về thủ tục, hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng,các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng sẽ là biện pháp quan trọng, đem lại hiệu quả phòng ngừa cao đối với tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riẻng, lấp được những kẽ hờ pháp luật mà người phạm tội có thể içd dụng để lẩn tránh sự trừng trị của pháp luật, thực hiện hành vi phạm tội nói chung, hành vi che giấu tội phạm nói riêng một cách trót lọt.

3.2,2. Nàng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Viện kiểm sáu Tòa án và Tư pháp

Các cơ quan bảo vệ pháp luật có vai trò chủ động, nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riẻng, được xác định thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu và hàng đầu của các cơ quan này là nhanh chóng, kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý mọi hành vi phạm tội, tìm ra nguyên nhân và điểu kiên của tội phạm, để ra những biện pháp thích hợp để khắc phục, phòng ngừa, thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện đó; quản lí, giáo dục và cải tạo những người bị kết án và những người đã chấp hành xong hình phạt, tạo điểu kiện thuận lợ i để những người này tái hòa nhập với cộng đổng; tuyẽn truyển, giáo dục để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật vể đấu tranh phòng chống tội phạm trong nhân dân...Để thực hiện tốt những nhiệm vụ, chức nâng nói trẻn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội che giấu tội phạm nói riêng, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tăng cường, đẩy mạnh hoạt động công tác thực hiện chức nâng, nhiệm vụ của mình, cụ thể như sau:

ỉ 2 2 .1 . Đôi với Cơ quan Công an

Cơ quan Công an là cơ quan có nhiêm vụ trực tiếp đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm và tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội che giấu tội phạm nói riêng, trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Cơ quan Công an cần tăng cường đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hiệu quả các mặt công tác sau:

- Tổ chức tốt các hoạt động phòng ngừa xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong những ỉĩnh vực của đời sống xã hội mà mình quản lý, đặc biệt là công tác quản ỉý hành chính về trật tự xã hội của ngành Công an được Nhà nước giao như: quản lý đăng ký về cư trú, nhân khẩu,hộ khẩu, quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị, quản lý phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí,

Một phần của tài liệu Tội che giấu tội phạm Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)