Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 láng hạ (Trang 39)

Sự toàn cầu hóa về hội nhập kinh tế quốc tế:

Chính phủ đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với Trung quốc giúp cho hoạt động thanh toán biên mậu qua Trung quốc diễn ra sôi nổi, doanh số thanh toán biên mậu qua biên giới Trung Quốc tại ngân hàng ngày càng tăng cao qua các năm.

Chúng ta đã gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham gia hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, diễn đàn kinh tế châu á thái bình dương(APEC), là sáng lập viên diễn đàn hợp tác á âu(ASEM). Cùng với các nước ASEAN ký hiệp định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Ấn Độ, ASEAN- Úc, ASEAN-Niu Zilân

Năm 2006 là năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tạo nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngân hàng.

Việc Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế đồng nghĩa với việc Việt Nam phải thực hiện nhanh chóng và nghiêm chỉnh các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước. Điều này có nghĩa là các ngân hàng nước ngoài với quy mô lớn, có sức mạnh về vốn, uy tín và chất lượng dịch vụ sẽ được quyền tham gia các loại hình dịch vụ tại Việt Nam. Các ngân hàng này sẽ cạnh tranh với ngân hàng về thị phần khách hàng…

Tuy nhiên khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và làm cho doanh số thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng tăng theo. Việc gia nhâp tổ chức thương mại quốc tế

đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiên công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Ngân hàng có môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai với các ngân hàng khác.

Cũng trong năm này Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đồng thời đạt được đạt được những cam kết tài trợ vốn của các tổ chức nước ngoài hứa hẹn một lượng vốn lớn phục vụ phát triển nền kinh tế, tạo cơ hội cho ngân hàng có thêm nhiều khách hàng mới ngoài những khách hàng truyền thống đã có.

Tình hình chính trị trong nước và quốc tế.

Chính trị trong nước ổn định, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững cũng là một trong những nhân tố tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi cho các ngân hàng nói riêng cho các đơn vị kinh doanh nói chung. Nó cũng là một trong nhũng lý do mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư vào Việt Nam, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.

Sự phát triển của công nghệ thông tin.

Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâm đến hoạt động thanh toán quốc tế. Tiêu chí hoạt động thanh toán quốc tế là nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ cũng không nằm ngoài tiêu chí đó. Do đó các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được áp dụng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn tiêu chí trên. Ngân hàng có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin viễn thông và xử l ý dữ liệu…. tạo giao dịch thanh toán ngày càng an toàn cho các bên tham gia nhằm giảm rủi ro, giảm bớt chi phí thanh toán bằng tiền mặt…tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch thanh toán.

Lấy một ví dụ điển hình khi sử dụng hệ thống điện SWIFT trong hoạt động thanh toán.SWIFT là một phương tiện truyền lệnh thanh toán nhanh nhất và chắc

chắn nhất. thư tín thì mức độ rủi ro khá cao vì có thể bị mất và cần có thời gian để chuyển đi. Telex thì nhanh hơn nhưng đường dây liên lạc không được vướng bận,xong cách thức này không đảm bảo chính xác thông tin và việc tiếp nhận tốt thông tin. Trái lại hệ thống SWIFT cho phép chuyển dịch thông suốt một thông điệp đến tận ngân hàng tiếp nhận không nhất thiết lúc nào đường giây liên lạc cũng phải thông suốt.

Như vậy sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán tại ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế. Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác.

Các chuẩn mực về thanh toán quốc tế.

Hoạt động ngoại thương là việc thực hiện buôn bán giữa các thương gia ở các quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia có luật lệ khác nhau nên để tránh những tranh chấp hay hiểu lầm hay do cố ý vi phạm trong thanh toán quốc tế, phòng thương mại quốc tế ICC (international commercial chember) ban hành các quy tắc để hướng dẫn các bên khi tham gia thực hiện thanh toán quốc tế như UCP, URC,ULC…

UCP là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, UCP ra đời nhằm thiết lập một hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ, Nó bao gồm những điều khoản vừa có tính chất tổng quát qui định nghĩa vụ trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong giao dịch vừa là những chỉ dẫn rất cụ thể cho các giao dịch của các ngân hàng liên quan. Thanh toán xuất nhập khẩu bằng thanh toán tín dụng chứng từ được ngân hàng các nước trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 500( hiện nay là UCP 600) nhưng ở mỗi nước giao dịch này còn bị chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. Hai hệ thống luật pháp này đã tạo lập hành lang pháp l ý cho giao dịch tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại thế giới. luật quốc gia thường tôn trọng mà ít khi có sự đối đầu vơid thông lệ quốc tế nhưng không không phải không có sự mâu thuẫn. Và khi giải quyết thì luật quốc gia có hiệu lực cao hơn. Do đó các

quốc gia cần có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch thanh toán quốc tế trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán trong nước. Nhưng cho đến nay nước ta chưa có một văn bản nào quy định giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu để các ngân hàng thương mại áp dụng vào thực tế. Điều này cũng gây khó khăn cho ngân hàng khi có tranh chấp sảy ra vì UCP tuy đã được sửa đổi bổ xung nhiều nhưng không thể bao quát hết tất cả các giao dịch vô cùng phong phú trong thực tiễn, nó không thể thay thế luật trong một quốc gia.

Thanh toán quốc tế thường liên quan đến các hợp đồng có giá trị thanh toán tương đối lớn nên các bên tham gia, bên nào cũng muốn đảm bảo tốt nhất cho lợi ích của mình. Khi việc thanh toán diễn ra suôn sẻ thì không sao nhưng khi có tranh chấp sảy ra việc dẫn chiếu các văn bản pháp quy là hết sức quan trọng. Nếu nhà nước Việt Nam có bộ luật riêng của quốc gia mình về vấn đề thanh toán quốc tế thì sẽ đảm bảo hơn cho quyền lợi của các ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Mức độ phát triển, mở cửa của nền kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam trong mấy năm gần đây đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao 8.7 %(năm 2006), đầu tư nước ngoài cũng tăng do chính sách mở cửa nề kinh tế của nhà nước, thúc đẩy các họat động kinh tế phát triển trong đó có hoạt động thanh toán của ngân hàng.

Tính đến nay Việt Nam đã mở rộng buôn bán với hơn 110 nước trên thế giới trong đó ký hiệp định thương mại với 56 nước , có nhiều thị trường lớn như ASEAN, Nhật Bản, EU, và gần đây là thị trường mỹ tạo nhiều cơ hội cho hoạt động ngoại thương phát triển, gián tiếp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng phát triển.

Các chính sách vĩ mô của chính phủ:

Chính sách ngoại thương: đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa quan hệ kinh tế, chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước làm cho kim ngạch xuất

khẩu tăng, ảnh hưởng đến doanh số cũng như phí thanh toán xuất khẩu của ngân hàng. Có thể làm cân bằng hơn về tỷ trọng giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng.

Chính sách tỷ giá hối đoái: Bất kỳ chính phủ nước nào cũng muốn thực hiện một chính sách tỷ giá hối đoái tích cực để kích thích nền kinh tế phát triển, nhưng thực tế thực hiện vấn đề nay không đơn giản vì nó không thể nào làm vừa lòng mọi người. Một mức tỷ giá nào đó có thể là thuận lợi trong lĩnh vực này, đối tượng này thì đồng thời sẽ làm cho lĩnh vực khác đối tượng khác gặp khó khăn. Mục đích của việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái là sao cho tỷ giá hối đoái ở một mức phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, làm giảm những biến động đột ngột của tỷ giá có thể đến sản xuất và xuất nhập khẩu.

Đồng tiền trong xuất nhập khẩu ở Việt Nam là ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái là điều kiện quan tâm hàng đầu của các doanh nghiếp xuất nhập khẩu. Biến động tỷ giá tăng hay nói cách khác đồng nội tệ giảm giá tạo thuận lợi cho người xuất khẩu vì giá thành sản xuất giảm trái lại người nhập khẩu lại gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa vì giá vốn hàng nhập tăng. Biến động tỷ giá giảm thì diễn biến ngược lại. Do đó nếu tỷ giá tăng giảm đến một mức nào đó sẽ làm cho nhà nhập khẩu, xuất khẩu không còn quan tâm đến thương vụ nữa làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán của ngân hàng.

Mặt khác để có ngoại tệ cho thanh toán ngân hàng phải mua ngoại tệ bằng nội tệ, nguồn này chịu tác động trực tiếp của tỷ giá hối đoái. Khi đó biến động tỷ giá tất yếu sẽ kéo theo sự biến động trong thanh toán.

Do đó tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã giúp cho tỷ giá ổn định làm cho hoạt động thanh toán tại ngân hàng cũng ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều từ biến động tỷ giá.

Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác.

Các ngân hàng thương mại khác đặc biệt là các ngân hàng ngoài quốc doanh hiện nay hoạt động rất hiệu quả do họ thường xuyên có chính sách ưu đãi, lôi kéo khách hàng và các chính sách tư vấn, chăm sóc khách hàng rất chu đáo. Sự cạnh tranh này của các ngân hàng thương mại đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng dịch vụ cũng như thị phần khách hàng của ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ.

Bảng 7: Bảng so sánh phí dịch vụ thanh toán

chỉ tiêu NH No& PTNT NH đầu tư và phát triển

NH ngoại thương

Tín dụng chứng từ

L/C xuất

-thông báo thư TD 12 USD 20 USD 20 USD

-thông báo sửa đổi tăng

tiền 5 USD 10 USD 10 USD

-thanh toán bộ chứng từ

0.15 % giá trị tăng của bộ chứng từ tối thiểu 10 USD tối đa 150 USD

0.2% giá trị tăng của bộ

chứng từ tối thiểu 5 USD tối đa 200 USD

0.2% giá trị tăng của bộ

chứng từ tối thiểu 10

USD tối đa 150 USD

L/C nhập

-mở thư tín dụng 0.1 % giá trị bộ chứng từ tối thiểu 10 USD

tối đa 150 USD

0.36% giá trị bộ chứng từ tối thiểu 10

USD tối đa 300 USD

0,1%giá trị bộ chứng từ tối thiểu 20

USD tối đa 300 USD

-sửa đổi tăng tiền 0,1 % giá trị bộ chứng từ tối thiểu 20 USD

tối đa 300 USD

0.36% giá trị bộ chứng từ tối thiểu 10

USD tối đa 300 USD

0,1%giá trị bộ chứng từ tối thiểu 20

USD tối đa 300 USD

-hủy thư tín dụng 10 USD 10 USD 10 USD

-thanh toán (một bộ chứng từ)

0.2 % giá trị bộ chứng từ tối thiểu 20 USD

tối đa 400 USD

0.2% giá trị bộ chứng từ tối thiểu 5 USD tối đa 200 USD

0.2% giá trị bộ chứng từ tối thiểu 20

USD tối đa 400 USD

nhờ thu nhập khẩu

-gửi bộ chứng từ nhờ thu 3 USD 3 USD 5 USD

-thanh toán bộ chứng từ 0.165 % tối thiểu 10 USD

tối đa 200 USD

0.2% tối thiểu 5 USD tối đa 200 USD

0,2% tối thiểu 5 USD tối đa 200 USD

Nhìn bảng so sánh biểu phí thanh toán ta thấy ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ đã có khả năng cạnh tranh về phí thanh toán, mức biểu phí thanh toán thấp hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động.

Một phần của tài liệu công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 láng hạ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)