2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
bảng 2: Kết quả hoạt động huy động vốn
ĐVT: tỷ đồng Tốc độ Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng tăng(%) Tổng huy động vốn 4,470 4,023 5,905 14.94
Theo loại tiền
- Nguồn vốn nội tệ 3,197 71.52 3,197 79.47 4,853 82.18 23.21 - ngoại tệ (quy VNĐ) 1,273 28.48 1,273 31.64 1,052 17.82 (9.09) Theo kỳ hạn - không kỳ hạn 918 20.54 985 24.48 1,278 21.64 17.99 - Ngắn hạn 1,376 30.78 820 20.38 859 14.55 (20.99) - trung, dài hạn 2,176 48.68 2,219 55.16 3,768 63.81 31.59 Theo thành phần kinh tế - Dân cư 1,153 25.79 1,491 37.06 1,771 29.99 23.94 - Tổ chức kinh tế 1,551 34.70 1,444 35.89 3,504 59.34 50.31 - Các tổ chức tín dụng 766 17.14 88 2.19 46 0.78 (75.49) - khác 1,000 22.37 1,000 24.86 584 9.89 (23.58)
Qua bảng kết quả huy động vốn ta thấy tốc độ tăng bình quân hoạt động huy động vốn là 14.94 %/nam, trong đó chủ yếu là nguồn vốn nội tệ tăng qua các năm và tỉ trọng cũng tăng so với nguồn vốn huy động từ ngoại tệ.vốn huy động theo kỳ hạn thì nguồn vốn trung và dài hạn đã đạt mức tăng trưởng cao 31.59 %, ngược lại nguồn vốn ngắn hạn lại có xu huóng giảm dần. Đặc biệt nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn huy động trong dân cư đạt mức tăng trưởng khá cao 23.94 % và các tổ chức kinh tế là rất cao 50.31%. Điều này chứng tỏ ngân
hàng làm ăn ngày càng có hiệu quả và có uy tín nên được khách hàng tín nhiệm gửi tiền nhiều hơn.
Tuy mức tăng trưởng khá tốt nhưng cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế chưa theo đúng định hướng của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam phải đạt tỷ trọng từ 42 % trở lên.
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng
Bảng 3: Kết quả hoạt động cho vay vốn
ĐVT : tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng Tổng dư nợ 2,200 1,876 2,057 Tốc độ
Theo loại tiền
- Dư nợ nội tệ 1,066 48.45 1,101 58.69 978 47.54 (4.22) - Dư nợ ngoại tệ
(quy VNĐ) 1,134 51.55 775 41.31 1,079 52.46 (2.46)
Theo thời gian
- Ngắn hạn 1,200 54.55 988 52.67 1,269 61.69 2.83 - trung, dài hạn 1,000 45.45 888 47.33 788 38.31 (11.23) Theo thành phần kinh tế - Doanh nghiệp nhà nước 1,752 79.64 1,161 61.89 1,245 60.53 (15.70) - Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 400 18.18 660 35.18 757 36.80 37.57 - Cho vay tiêu dùng,
đời sống, cầm cố
chứng chỉ có giá. 48 2.18 55 2.93 56 2.72 8.01
Nợ quá hạn.
Qua bảng 3 ta thấy dư nợ tăng giảm không đều qua các năm và có xu hướng
giảm dần 3.3 % / năm. Dư nợ có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay do chi nhánh đã tập trung đầu tư các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã ngày càng tăng. Tuy nhiên tỷ trong dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ.
Tốc độ tăng nợ quá hạn rất cao 87.31 % , tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng so với tổng dư nợ, chủ yếu là của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống trong đó toàn bộ là do quá hạn gốc trên 90 ngày. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng chi nhánh chưa cao, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro.
2.1.4.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
ĐVT: USD
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
tốc độ tăng
giảm(%)
Kinh doanh ngoại
tệ
Doanh số mua 183 266 362 565 299 369 42.00 Doanh số bán 182 274 377 569 313 372 42.97
Thanh toán quốc tế
doanh số thanh toán 152 241 526 589 442 550 90.22
Về doanh số thanh tóan quốc tế, tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng thiếu ổn định qua các năm.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, doanh số mua bán cũng không đều, đặc biệt năm 2005 giảm rất nhiều so với doanh số mua bán ngoại tệ năm 2004 song chi nhánh đã đàm đạo vói đơn vị chịu một phần phí mua bán nội bộ mà những năm trước ngân hàng nông nghiệp Việt Nam phải bù lỗ.
Hoạt động xuất nhập khẩu qua các tỉnh biên giới phía bắc đang diễn ra với tần suất ngày càng cao và nhà nước đã có quy định nhằm tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng và chống gian lận thương mại qua việc khấu trừ thuế, hoàn thuế. Do đó việc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp 24 Láng Hạ cung cấp dịch vụ thanh toán biên mậu, sẽ giúp các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao trình độ về xuất nhập khẩu hàng hoá, tháo gỡ khó khăn khi thực hiện các hợp đồng với các đối tác Trung Quốc.
Bảng 5: Doanh số thanh toán tiểu nghạch biên giới Việt Trung
Tăng giảm so với năm trước
Năm Doanh số số tuyệt đối tỷ lệ(%) 2003 492,939 2004 2,382,855 1,889,916 383.4 2005 3,499,300 1,116,445 46.85 2006 4,824,000 1,324,700 37.86
Tuy mới tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán biên mậu qua biên giới từ năm 2002 nhưng chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã đạt được mức doanh số khá tốt và doanh số tăng khá nhanh qua các năm.
2.1.4.4 Kết quả tài chính
Bảng 6: Kết quả tài chính qua các năm
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 tốc độ
Tổng thu 308,287 406,718 575,520 36.63
Tổng chi 221,987 340,135 498,213 49.81
Quỹ thu nhập 86,300 66,583 77,307 (5.35)
Tổng thu và chi của chi nhánh tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của tổng chi nhanh hơn tổng thu nên quỹ thu nhập giảm dần. Năm 2005 , 2006 chi nhánh áp dụng hệ số tính lương mới theo văn bản lương mới của trung ương đồng thời số lượng cán bộ nhân viên tăng lên cũng là một trong số những nguyên nhân làm cho quỹ thu nhập của chi nhánh bị giảm so với những năm trước.
2.1.5. Phương hướng phát triển trong thời gian tới ( mục tiêu phấn đấu năm
2007)
- Nguồn vốn 6,3 tỷ(tăng 16 %) trong đó tiền gửi dân cư chiếm 50% tương đương 3,150 tỷ đồng.
- Dư nợ :2,8 tỷ đồng trong đó tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm 45% ,dư nợ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho vay tiêu dung cầm cố, đời sống chiếm 40% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu : dưới 3%
- Tỷ lệ thu dịch vụ 15% tổng thu nhập dòng.
- Tài chính : đảm bảo có đủ về tài chính để chi lương cho cbcnv theo qui định và làm các nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thanh toán tại ngân hàng
2.2.1.1 Nhân tố khách quan
Sự toàn cầu hóa về hội nhập kinh tế quốc tế:
Chính phủ đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với Trung quốc giúp cho hoạt động thanh toán biên mậu qua Trung quốc diễn ra sôi nổi, doanh số thanh toán biên mậu qua biên giới Trung Quốc tại ngân hàng ngày càng tăng cao qua các năm.
Chúng ta đã gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham gia hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, diễn đàn kinh tế châu á thái bình dương(APEC), là sáng lập viên diễn đàn hợp tác á âu(ASEM). Cùng với các nước ASEAN ký hiệp định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Ấn Độ, ASEAN- Úc, ASEAN-Niu Zilân
Năm 2006 là năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tạo nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngân hàng.
Việc Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế đồng nghĩa với việc Việt Nam phải thực hiện nhanh chóng và nghiêm chỉnh các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước. Điều này có nghĩa là các ngân hàng nước ngoài với quy mô lớn, có sức mạnh về vốn, uy tín và chất lượng dịch vụ sẽ được quyền tham gia các loại hình dịch vụ tại Việt Nam. Các ngân hàng này sẽ cạnh tranh với ngân hàng về thị phần khách hàng…
Tuy nhiên khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và làm cho doanh số thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng tăng theo. Việc gia nhâp tổ chức thương mại quốc tế
đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiên công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Ngân hàng có môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai với các ngân hàng khác.
Cũng trong năm này Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đồng thời đạt được đạt được những cam kết tài trợ vốn của các tổ chức nước ngoài hứa hẹn một lượng vốn lớn phục vụ phát triển nền kinh tế, tạo cơ hội cho ngân hàng có thêm nhiều khách hàng mới ngoài những khách hàng truyền thống đã có.
Tình hình chính trị trong nước và quốc tế.
Chính trị trong nước ổn định, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững cũng là một trong những nhân tố tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi cho các ngân hàng nói riêng cho các đơn vị kinh doanh nói chung. Nó cũng là một trong nhũng lý do mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư vào Việt Nam, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin.
Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâm đến hoạt động thanh toán quốc tế. Tiêu chí hoạt động thanh toán quốc tế là nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ cũng không nằm ngoài tiêu chí đó. Do đó các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được áp dụng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn tiêu chí trên. Ngân hàng có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin viễn thông và xử l ý dữ liệu…. tạo giao dịch thanh toán ngày càng an toàn cho các bên tham gia nhằm giảm rủi ro, giảm bớt chi phí thanh toán bằng tiền mặt…tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch thanh toán.
Lấy một ví dụ điển hình khi sử dụng hệ thống điện SWIFT trong hoạt động thanh toán.SWIFT là một phương tiện truyền lệnh thanh toán nhanh nhất và chắc
chắn nhất. thư tín thì mức độ rủi ro khá cao vì có thể bị mất và cần có thời gian để chuyển đi. Telex thì nhanh hơn nhưng đường dây liên lạc không được vướng bận,xong cách thức này không đảm bảo chính xác thông tin và việc tiếp nhận tốt thông tin. Trái lại hệ thống SWIFT cho phép chuyển dịch thông suốt một thông điệp đến tận ngân hàng tiếp nhận không nhất thiết lúc nào đường giây liên lạc cũng phải thông suốt.
Như vậy sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán tại ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế. Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác.
Các chuẩn mực về thanh toán quốc tế.
Hoạt động ngoại thương là việc thực hiện buôn bán giữa các thương gia ở các quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia có luật lệ khác nhau nên để tránh những tranh chấp hay hiểu lầm hay do cố ý vi phạm trong thanh toán quốc tế, phòng thương mại quốc tế ICC (international commercial chember) ban hành các quy tắc để hướng dẫn các bên khi tham gia thực hiện thanh toán quốc tế như UCP, URC,ULC…
UCP là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, UCP ra đời nhằm thiết lập một hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ, Nó bao gồm những điều khoản vừa có tính chất tổng quát qui định nghĩa vụ trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong giao dịch vừa là những chỉ dẫn rất cụ thể cho các giao dịch của các ngân hàng liên quan. Thanh toán xuất nhập khẩu bằng thanh toán tín dụng chứng từ được ngân hàng các nước trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 500( hiện nay là UCP 600) nhưng ở mỗi nước giao dịch này còn bị chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. Hai hệ thống luật pháp này đã tạo lập hành lang pháp l ý cho giao dịch tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại thế giới. luật quốc gia thường tôn trọng mà ít khi có sự đối đầu vơid thông lệ quốc tế nhưng không không phải không có sự mâu thuẫn. Và khi giải quyết thì luật quốc gia có hiệu lực cao hơn. Do đó các
quốc gia cần có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch thanh toán quốc tế trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán trong nước. Nhưng cho đến nay nước ta chưa có một văn bản nào quy định giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu để các ngân hàng thương mại áp dụng vào thực tế. Điều này cũng gây khó khăn cho ngân hàng khi có tranh chấp sảy ra vì UCP tuy đã được sửa đổi bổ xung nhiều nhưng không thể bao quát hết tất cả các giao dịch vô cùng phong phú trong thực tiễn, nó không thể thay thế luật trong một quốc gia.
Thanh toán quốc tế thường liên quan đến các hợp đồng có giá trị thanh toán tương đối lớn nên các bên tham gia, bên nào cũng muốn đảm bảo tốt nhất cho lợi ích của mình. Khi việc thanh toán diễn ra suôn sẻ thì không sao nhưng khi có tranh chấp sảy ra việc dẫn chiếu các văn bản pháp quy là hết sức quan trọng. Nếu nhà nước Việt Nam có bộ luật riêng của quốc gia mình về vấn đề thanh toán quốc tế thì sẽ đảm bảo hơn cho quyền lợi của các ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Mức độ phát triển, mở cửa của nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam trong mấy năm gần đây đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao 8.7 %(năm 2006), đầu tư nước ngoài cũng tăng do chính sách mở cửa nề kinh tế của nhà nước, thúc đẩy các họat động kinh tế phát triển trong đó có hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Tính đến nay Việt Nam đã mở rộng buôn bán với hơn 110 nước trên thế giới trong đó ký hiệp định thương mại với 56 nước , có nhiều thị trường lớn như ASEAN, Nhật Bản, EU, và gần đây là thị trường mỹ tạo nhiều cơ hội cho hoạt động ngoại thương phát triển, gián tiếp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng phát triển.
Các chính sách vĩ mô của chính phủ:
Chính sách ngoại thương: đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa quan hệ kinh tế, chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước làm cho kim ngạch xuất
khẩu tăng, ảnh hưởng đến doanh số cũng như phí thanh toán xuất khẩu của ngân hàng. Có thể làm cân bằng hơn về tỷ trọng giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng.
Chính sách tỷ giá hối đoái: Bất kỳ chính phủ nước nào cũng muốn thực hiện