Vị trí và vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất (Trang 26)

Luật đất đai hiện hành quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất ở cả bốn cấp: cả nước, cấp tỉnh, huyện và xã. Lập quy hoạch theo trình tự từ trên xuống dưới sau đó lại được bổ sung hoàn chỉnh từ

dưới lên. Đây là quá trình có mối quan hệ ngược trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa Trung ương và địa phương trong một thể thống nhất.

Theo luật đất đai và các văn bản dưới luật, quản lý thống nhất toàn bộ đất đai của các tổ chức pháp quyền tập trung chủ yếu ở hai cấp đó là chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh.

Luật đất đai quy định rõ: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng quy hoạch ở cấp mình quản lý, ủy ban nhân dân cấp trên có thẩm quyền duyệt quy hoạch của UBND ở cấp dưới trực tiếp. Trong hệ thống bốn cấp lập quy hoạch sử dụng đất thì ở cấp xây dựng chiến lược sử dụng đất dài hạn, cấp tỉnh có vị trí trung tâm và là khung sườn trung gian giữa trung ương và địa phương. Cấp huyện đóng vai trò là chiếc cầu nối giữu tỉnh và xã, là cấp trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước giao.

Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và huyện tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất đai của các bộ, ngành, các vùng trọng điểm, các huyện và một số dự án quy hoạch sử dụng đất cấp xã mang tính chất đặc thù. Do đó, quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có vai trò quan trọng để đảm bảo tính thống nhất về quản lý và sử dụng đất đai cả nước. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh vừa cụ thể hóa thêm quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và bổ sung, hoàn thiện thêm quy hoạch dụng đất đai cả nước để tăng thêm sự ổn dụng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh còn có vai trò định hướng sử dụng đất cho cấp huyện và cấp xã. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh chừng mực nào đó còn mang tính tổng thể, vĩ mô, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện cụ thể hóa thêm một bước nữa trên từng địa bàn cụ thể.

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện có hai chiều tác động: Quy hoạch sử dụng đất cấp trên làm cơ sở định hướng cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới, ngược lại quy hoạch sử dụng đất cấp dưới vừa cụ thể hóa vừa bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên để tăng thêm sự ổn định của cả hệ thống quy hoạch sử dụng đất. Đối với cấp dưới, quy hoạch sử dụng đất cấp trên mang tính tổng thể, trong khi đó quy hoạch sử dụng đất cấp dưới có thể coi là bước quy hoạch chi tiết hóa trên từng địa bàn cụ thể.

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện được coi là cơ sở cho việc quyết định lựa chọn đầu tư. Như vậy, đất đai thực sự được khai thác sử dụng vào mục đích cụ thể theo định hướng ổn định lâu dài.

* Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và huyện

Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá cho tất cả các ngành đặc biệt là ngành nông nghiệp, là ngành làm ra sản phẩm nuôi sống xã hội. Nước ta là nước đất chật, người đông, dân số tăng làm kéo theo sự gia tăng về lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và cho các nhu cầu tiêu dùng khác. Điều đó đòi hỏi phải đảm bảo và có một quỹ đất thích đáng và hợp lý cho sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã và đang tạo ra bước đi có sức tăng trưởng cao bao giờ cũng gây ra áp lực về đất đai, nhất là ở những nơi có mật độ dân số cao. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, văn hóa, xã hội, dịch vụ...cũng đòi hỏi phải có đất. Do đó, việc tổ chức sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả cao đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Chính vì vậy mà nhà nước ta đã phân cấp quản lý và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp.

Trong hệ thống chính quyền, cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư, lao động và đất đai để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ vững chắc và ổn định lâu dài. Chính quyền cấp tỉnh là cấp trực tiếp được chính phải giao quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ của tỉnh.

Luật đất đai và văn bản dưới luật quy định cụ thể quyền hạn quản lý, sử dụng đất đai của chính quyền cấp tỉnh như sau:

- Chỉnh quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo việc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và một số quy hoạch sử dụng đất cấp xã ở những vùng trọng điểm.

- Chỉnh quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để trình chính phủ phê duyệt sau khi đã được hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua.

- Chính quyền cấp tỉnh được quyền cho chuyển mục đích sử dụng các loại đất theo phân cấp quản lý của Nhà nước và đồng thời trình chính phủ phê duyệt cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất.

- Cấp tỉnh cũng là cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Theo hệ thống phân cấp quản lý Nhà nước về đất đai, chính quyền cấp huyện có những quyền hạn sau đây:

- Chính quyền cấp huyện trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và trình lên chính quyền cấp tỉnh phê duyệt.

- Chính quyền cấp huyện hướng dẫn cấp xã lập quy hoạch và có thẩm quyền duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

- Chính quyền cấp huyện có thẩm quyền giao đất và thu hồi đất cho các hộ gia đình cá nhân ở khu vực nông thôn.

- Chính quyền cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất trong trường hợp khẩn cấp do nhu cầu chiến tranh hoặc do phòng chống thiên tai.

Để thực hiện những quyền lực to lớn ấy trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai đòi hỏi phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp tỉnh và cấp huyện.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất (Trang 26)