Nguyên tắc và yêu cầu trong hoạch định ranh giới đất đai

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất (Trang 34)

* Nguyên tắc

Khi nghiên cứu vấn đề xác định ranh giới sử dụng, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tuân theo luật đất đai và các chính sách của nhà nước về đất đai, bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp.

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm toàn bộ quỹ đất công của nhà nước.

- Diện tích, chất lượng và cơ cấu đất trong phạm vi ranh giới được giao phải phù hợp với mục đích sử dụng và nhiệm vụ sản xuất.

- Khi hoạch định ranh giới đất đai phải tạo ra phạm vi đất đai tập trung, gọn và có hình dạng phù hợp.

- Việc xác định ranh giới phải đảm bảo giảm các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.

* Yêu cầu

Để tạo ra đường ranh giới hợp lý cần đảm bảo các yếu tố sau: - Đường ranh giới đất phải rõ ràng, dễ nhận biết.

- Đường ranh giới cần được bố trí phù hợp với các yếu tố tự nhiên và nhân tạo hiện có như sông, suối, đường giao thông, đai rừng…

- Trong điều kiện như địa hình bằng phẳng, trống trải, không có chướng ngại vật thì đường ranh giới cần được bố trí thẳng, các góc ngoặt phải vuông, không chia cắt các khoảng nhất là đất nông nghiệp.

- Đường ranh giới cần bố trí tránh các chướng ngại vật về địa vật, địa hình gây cản trở cho việc tổ chức và quản lý sản xuất.

- Ở vùng đồi núi địa hình phức tạp, có các quá trình xói mòn cần bố trí các ranh giới theo đường phân thủy, theo hệ thống sông ngòi và dọc theo hướng các dòng chảy trên sườn dốc.

Đường ranh giới bố trí theo các yêu cầu trên sẽ tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức lãnh thổ bên trong từng đơn vị sử dụng đất, đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao tạo điều kiện để bảo vệ đất.

4.1.3.Nội dung công tác hoạch định ranh giới đất

* Xác định ranh giới đất ở các vùng mới khai hoang

Những vùng kinh tế mới khai hoang là những vùng đất rộng người thưa, khả năng đất đai còn nhiều, thông thường dân địa phương chưa đủ sức khai thác phải huy động dân ở nơi khác đến khai hoang xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa. Những vùng đất hoang thường xen kẽ với làng bản và đất đai đang sản xuất của địa phương. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tổ chức việc ăn, ở và sản xuất của dân địa phương cho hợp lý, đồng thời thu xếp việc ăn, ở và sản xuất cho dân cư mới đến một cách rõ ràng và dứt điểm. Các vấn đề này được giải quyết trên cơ sở quy hoạch vùng, huyện trong đó xác định rõ phạm vi ranh giới đất cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư, đất chuyên dùng. Đất dành cho dân

cư địa phương sản xuất phải được ưu tiên về vị trí, loại đất, phải có diện tích thỏa đáng, phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ. Đó là những vùng đất tốt, có điều kiện sản xuất, sinh hoạt thuận lợi thích hợp với tập quán canh tác của dân địa phương. Mặt khác cũng cần chú ý đến khả năng phát triển sau này.

Việc định cư nên tổ chức thành lập những điểm dân cư lớn, tập trung, lấy những làng bản dân cư đã ở lâu đời để quy tụ những hộ rải rác về đây.

Ở những vùng mới khai hoang cũng nên thành lập các tổ chức dịch vụ sản xuất mới (nông trường, hợp tác xã theo chức năng mới…) nhằm thống nhất quản lý và phân chia đất đai để các hộ tự quản lý kinh doanh. Có thể tổ chức độc lập cho dân cư mới đến định cư để phát huy thế mạnh hoặc tổ chức xen ghép với dân địa phương để hỗ trợ cùng nhau phát triển.

Sau khi đã xác định được hình thức tổ chức sản xuất và hình thức tổ chức lao động, sẽ xây dựng cụ thể phạm vi ranh giới đất đai cho các khu vực sản xuất và các đơn vị khác nhau theo nguyên tắc và yêu cầu trên.

Việc xác định ranh giới đất ở vùng kinh tế mới có nhiều điểm thuận lợi như bố trí được phạm vi quản lý đất đai hoàn chỉnh, bố trí được đường ranh giới hợp lý, tránh được hiện tượng xen canh, xâm phụ canh…

* Hoạch định ranh giới đất đai hiện có:

Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến hiện tượng một số ranh giới đất đai tồn tại ở tình trạng bất hợp lý gây cản trở cho quá trình sử dụng đất và quá trình sản xuất.

Một số dạng ranh giới đất đai hiện có cần phải điều chỉnh bao gồm: - Tình trạng đất nằm phân tán

- Tình trạng xen canh, xen cư - Lãnh thổ có dạng kéo dài

- Đường ranh giới ở vị trí gây nguy cơ xói mòn

4.1.4.Trình tự và thủ tục hoạch định ranh giới đất đai

Việc hoạch định ranh giới đất đai được thực hiện theo trình tự 4 bước sau:

Bước 1:Nghiên cứu các điểm có vấn đề về ranh giới.

Đây là những vùng chưa có ranh giới được xác định rõ ràng, vùng có sự bất hợp lý về ranh giới hoặc vùng có tranh chấp về ranh giới. Trong trường hợp này cần thu thập tài liệu và bản đồ cần thiết về các vấn đề sau:

- Tình hình sử dụng đất

- Ranh giới đất đai giữa các xã - Tài liệu về quy hoạch hiện có

- Bản đồ ranh giới đất kèm theo các quyết định, biên bản - Tìm hiểu nguyện vọng các bên

Bên cạnh đó phải tiến hành nghiên cứu thực địa với các nội dung cơ bản sau:

- Xem xét tình hình cụ thể tại các điểm cần hoạch định ranh giới, các điểm có tranh chấp hoặc có đường ranh giới sử dụng đất bất hợp lý

Phân tích và kết luận về những vấn đề cần giải quyết. Cần xác định rõ nguồn gốc, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng, xác định diện tích các loại đất và các chủ sử dụng đất trong khu vực có tranh chấp.

Bước 2: Xây dựng phương án điều chỉnh ranh giới

Việc giải quyết vấn đề ranh giới đất đai dựa vào các văn bản hướng dẫn của nhà nước trên cơ sở tôn trọng ranh giới lịch sử, điều chỉnh những bất hợp lý với sự thỏa thuận của các bên tại hiện trường và trên bản đồ. Các tài liệu thống nhất gồm có:

- Văn bản dự thảo về hoạch định ranh giới - Dự kiến bản đồ ranh giới mới

Bước 3: Tổ chức hội nghị giải quyết ranh giới

Khi tiến hành tổ chức hội nghị giải quyết ranh giới, cần căn cứ vào dạng ranh giới phải hoạch định là ranh giới hành chính hay ranh giới sử dụng đất để tiến hành mời thành phần tham dự của hội nghị cho phù hợp.

Thành phần đại biểu tham dự hội nghị giải quyết ranh giới hành chính gồm có: - Đại biểu chính quyền cấp trên (UBND và cơ quan địa chính)

- Đại biểu hội đồng nhân dân và UBND, cán bộ địa chính của các xã có liên quan, đại biểu của các ngành hữu quan khác.

Nếu vùng cần giải quyết ranh giới có liên quan đến huyện hoặc tỉnh khác thì phải có đại diện có thẩm quyền của các tỉnh và huyện đó.

Thành phần đại biểu tham dự hội nghị giải quyết ranh giới giữa các chủ sử dụng đất có thể gồm: - Đại diện chính quyền địa phương

- Cán bộ địa chính xã

- Các chủ sử dụng đất có liên quan Nội dung hội nghị

- Hội nghị sẽ nghe báo cáo và thảo luận về các phương án giải quyết.

- Ra nghị quyết, lập văn bản kết luận về thống nhất ranh giới với những nội dung đã thỏa thuận và ký kết văn bản.

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và đệ trình lên các cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

Dựa vào đường ranh giới đã được xác định trong các văn bản pháp lý sẽ tiến hành các công việc sau:

- Thống kê, điều chỉnh diện tích đất đai theo đường ranh giới mới - Hoàn chỉnh hệ thống cột mốc trên vùng ranh giới mới hoạch định - Lập sơ đồ cho từng điểm mốc ranh giới mới

Hồ sơ sau khi giải quyết ranh giới hành chính gồm có các tài liệu sau:

- Bản đồ ranh giới, trên đó có chữ ký và con dấu xác nhận của các chủ tịch UBND xã giáp ranh - Bảng thống kê tổng hợp các loại đất theo đường ranh giới mới

- Các văn bản pháp lý ký kết về ranh giới mới Sau khi đã hoàn chỉnh ranh giới các xã, huyện lập tờ trình về ranh giới báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh xét duyệt và trình lên Quốc hội để phê chuẩn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w