Bố trí khu ở và các công trình công cộng

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất (Trang 45)

* Bố trí khu ở

Trong điểm dân cư, khu vực bố trí nhà ở của các hộ gia đình thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các khu vực thuộc khu dân cư. Khi bố trí khu ở phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Khu ở có diện tích đủ rộng để bố trí nhà ở độc lập cho từng hộ gia đình, theo định mức quy định của Nhà nước.

- Mỗi hộ gia đình phải có đường đi độc lập.

- Giữa các hộ gia đình và các loại đất sử dụng khác nhau phải có ranh giới rõ ràng, dễ nhận biết. - Khu vực ở phải có địa hình cao, thoát nước tốt, nền đất đáp ứng yêu cầu xây dựng và kiến trúc. - Nên bố trí cạnh ngắn của lô đất giáp với đường đi chung để giảm diện tích đường đi chung và tiết kiệm đường ống kỹ thuật.

- Phải đảm bảo điều kiện vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Mỗi lô đất gia đình gồm có đất dành cho: nhà chính và nhà phụ; các công trình phụ như chuồng trại chăn nuôi, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, lối đi, sân, chỗ để rơm, rạ, củi rác, hàng rào, đất vườn ao… Khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình phải đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất. Đất cần được bố trí gọn vào một góc của lô đất, gần đường đi chung để thuận tiện cho việc đi lại, đồng thời tạo bộ mặt kiến trúc cho thôn xóm. Chuồng chăn nuôi, nhà vệ sinh cần đặt cuối hướng gió so với nhà chính và ở nơi kín đáo.

Với tính chất phục vụ chung cho cộng đồng, do vậy, việc bố trí vị trí tương quan giữa các công trình công cộng cần được nghiên cứu đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các công trình công cộng nên bố trí tập trung thành một khu vực để hình thành khu trung tâm. - Địa điểm bố trí cần đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của bản thân công trình.

- Địa điểm bố trí các công trình công cộng cần đảm bảo không gây ra ảnh hưởng bất lợi với khu vực xung quanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất (Trang 45)