Giải pháp Chuẩn hoá Công vụ trong chính sách áp dụng bộ TCVN ISO 9001 :

Một phần của tài liệu Đánh giá những hạn chế về mặt công nghệ, hoạt động quản lý nhà nước theo bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 2000 ở Hà Nam (Trang 85)

II. giải pháp mô hình chuẩn hoá hoạt động công vụ trong chính sách áp dụng bộ tiêu chuẩn Iso 9001:

c.Giải pháp Chuẩn hoá Công vụ trong chính sách áp dụng bộ TCVN ISO 9001 :

ISO 9001 :2000

Quản lý chất lƣợng kết hợp với chuẩn hoá Công vụ là cách tiếp cận về quản lý chất lƣợng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của tổ chức. Mặc dù lĩnh vực khác nhau nhƣng nhìn chung cả hai vấn đề là sự lƣu tâm đến chất lƣợng trong tất cả các hoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong tổ chức, nhất là ở các cấp lãnh đạo.

Các đặc trƣng của hình thức kết hợp cũng nhƣ những hoạt động của nó có thể gói gọn vào 12 điều mấu chốt dƣới đây; Đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ thống :

Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của chuẩn hoá Công vụ.

Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền bỉ theo đuổi các chƣơng trình và mục tiêu về chất lƣợng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi ngƣời khi nghĩ đến công việc.

Tổ chức: Đặt đúng ngƣời vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng ngƣời.

Đo lường: Đánh giá về mặt định lƣợng những cải tiến, hoàn thiện chất lƣợng cũng nhƣ những chi phí do những hoạt động không chất lƣợng gây ra.

Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lƣợng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lƣợng.

Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối với chức năng tác nghiệp.

79

Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lƣợng, các phƣơng pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của đơn vị.

Sử dụng các phương pháp thống kê: theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống chất lƣợng.

Tổ chức các nhóm chất lượng nhƣ là những hạt nhân chủ yếu để cải tiến và hoàn thiện chất lƣợng công việc, chất lƣợng sản phẩm.

Sự hợp tác nhóm đƣợc hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và từ sự thông hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung tạo sự liên thông trong Công vụ

Đào tạo và tập huấn thƣờng xuyên cho mọi thành viên của đơn vị về nhận thức cũng nhƣ về kỹ năng thực hiện công việc.

Lập kế hoạch thực hiện: Trên cơ sở nghiên cứu các cẩm nang áp dụng phối hợp chuẩn hoá Công vụ và áp dụng hệ thống chất lƣợng theo bé tiªu chuÈn TCVN 9001:2000, lập kế hoạch thực hiện theo từng phần của công việc để thích nghi dần, từng bƣớc tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ.

80

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Chương III tác giả muốn trình bày giải pháp chuẩn hoá hoạt động Công vụ trong chính sách Công nghệ nói chung và chính sách áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nói riêng vào tỉnh Hà Nam tóm tắt ở những điểm sau :

1) Sau khi nêu rõ khái niệm về Công vụ chuẩn và quá trình chuẩn hoá công vụ. Tác giả đã xem xét lợi ích của nó trong nói tương quan với QLHCNN, với mỗi một tổ chức NN, và với chính sách Công nghệ trong hoạt động QLNN. Tác giả đã đưa ra quan điểm về Chuẩn hoá Công vụ là một quá trình qua đó rút ra 7 quan điểm cụ thể, 6 nguyên tắc và 4 nội dung của trong quá trình chuẩn hoá Công vụ.

2) Giải pháp mô hình chuẩn hoá Công vụ trong chính sách áp dụng bộ tiêu chuẩn.

- Tác giả đã đưa ra luận cứ nghiên cứu từ mô hình chính sách áp dụng của Malayxia. Kinh nghiệm học tập trong nước ở Thanh Hoá, đặc biệt kết quả điều tra xã hội học tại 10 đơn vị đã và đang tổ chức trong tỉnh để khảng định luận cứ. « Kết hợp chuẩn hoá Công vụ trong chính sách áp dụng bộ tiêu chuẩn ».

- Tác giả đã trình bày một số mô hình tiền (Trước khi) Chuẩn hoá đã được áp dụng khá thành Công là chương trình 5S trong Công vụ, Quản lý chất lượng toàn diện của tiến sĩ Deming.

- Về giải pháp trong chính sách Công nghệ nói chung và chính sách áp dụng bộ tiêu chuẩn nói riêng tác giả đã trình bày 4 tác động thuận cơ bản của chuẩn hoá với áp dụng bộ tiêu chuẩn. Hai yếu tố mà Chuẩn hoá vượt nên trên ISO là yếu tố xác định về mặt số lượng và yếu tố lấy người thực thi là người chụi trách nhiêm thay cho bộ máy giám sát của ISO. Từ đó đã rút ra đươc 6 ý tưởng độc lập của chuẩn hoá

- Quản lý chất lượng kết hợp với chuẩn hoá Công vụ là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn có Các đặc trưng tác giả đã tổng kết ở 12 điều đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ thống :

81

Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá những hạn chế về mặt công nghệ, hoạt động quản lý nhà nước theo bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 2000 ở Hà Nam (Trang 85)