Chính sách áp dung bộ tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Đánh giá những hạn chế về mặt công nghệ, hoạt động quản lý nhà nước theo bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 2000 ở Hà Nam (Trang 45)

I. Hiện trạng chính sách áp dụng bộ TCVN 9001:2000 hoạt động QLNN ở Hà Nam

A. Chính sách áp dung bộ tiêu chuẩn

UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tại Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 13/3/2007 của UBND tỉnh Hà Nam có các nội dung nhƣ sau:

“1. Mục đích

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 nhằm mục đích:

a) Kiểm soát đƣợc quá trình giải quyết công việc trong cơ quan, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công.

b) Áp dụng công nghệ quản lý khoa học tiên tiến, là sự kế thừa kết tinh trí tuệ của nhân loại, là quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình giải quyết công việc một cách khoa học, theo hƣớng công khai hoá, minh bạch hoá nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân; là một trong những chƣơng trình quan trọng của tiến trình cải cách hành chính nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập của các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc hiện nay, kết quả áp dụng sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho xã hội và cộng đồng.

c) Việc Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO với nhiều vận hội mới và thách thức mới, thì việc thực hiện áp dụng HTQLCL theo ISO sẽ góp phần tích cực cho việc tận dụng vận hội, vƣợt qua thách thức đẩy mạnh quá trình phát triển và hội nhập của cả nƣớc nói chung, của tỉnh Hà Nam nói riêng.

39

1. Việc áp dụng HTQLCL theo ISO vào các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đồng bộ, trong đó chú ý việc tăng cƣờng cơ sở vật chất và năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức và lao động cho phù hợp, tránh việc áp dụng mang tính phong trào và bệnh thành tích.

2. Kế hoach triển khai theo thứ tự, ƣu tiên các đơn vị có nhiều các thủ tục hành chính, trực tiếp làm việc với nhiều tổ chức, cá nhân hoặc có phát sinh vấn đề bức xúc trên công luận.

3. Mỗi cơ quan khi đã hoàn thành việc áp dụng HTQLCL theo ISO phải duy trì thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài, hàng năm có đánh giá, kết luận. Thƣờng xuyên chú trọng việc cải tiến, nhằm phát huy tính ƣu việt của việc áp dụng

HTQLCL theo ISO phù hợp với quy luật phát triển khách quan, điều kiện thực tế tại đơn vị.

II. Căn cứ pháp lý

1. Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ “ Về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”.

2. Các văn bản liên quan khác. III. Đối tƣợng, thời gian áp dụng:

1. Đối tƣợng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 bao gồm: Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. ( khuyến khích việc áp dụng cho Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh).

2. Thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2010 3. Danh sách cụ thể ( Phụ lục )

IV. Nội dung, tổ chức thực hiện 1. Nội dung

40

a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn chuyên môn và đôn đốc các cơ quan thuộc đối tƣợng áp dụng tiến hành đăng ký và xây dựng kế hoạch áp dụng HTQLCL theo ISO.

b) Chỉ đạo việc xây dựng lộ trình tổng thể và hàng năm cho việc áp dụng HTQLCL theo ISO cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh đảm bảo đến năm 2010 toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nƣớc thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phải hoàn thành việc áp dụng HTQLCL theo ISO;

c) Chỉ đạo việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nƣớc thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các xã, phƣờng, thị trấn cho phù hợp với việc tiến hành áp dụng HTQLCL theo ISO.

d) Chỉ đạo việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện áp dụng HTQLCL theo ISO từ ngân sách Nhà nƣớc hàng năm cho cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn.

e) Thực hiện giám sát đánh giá ban đầu và định kỳ việc áp dụng HTQLCL theo ISO; giám sát việc duy trì, cải tiến đối với các cơ quan đã có chứng chỉ áp dụng HTQLCL theo ISO.

2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thƣờng trực tham mƣu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch:

a). Phối hợp với các cơ quan chức năng, thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn chuyên môn và đôn đốc các cơ quan thuộc đối tƣợng bắt buộc đăng ký áp dụng HTQLCL theo ISO, xây dựng Kế hoạch thực hiện hàng năm;

b). Phối hợp với cơ quan chức năng, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2006 - 2007 cho 03 cơ quan: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện áp dụng

HTQLCL theo ISO làm điểm, sau đó đề xuất thứ tự áp dụng tiếp theo trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê chuẩn;

41

c) Thực hiện hƣớng dẫn, giám sát chuyên môn; tham gia đánh giá ban đầu và định kỳ quá trình duy trì, cải tiến việc áp dụng HTQLCL theo ISO; tổng hợp tình hình báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.

2. Các Sở: Kế hoạch - Đầu tƣ, Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan cân đối ngân sách, bố trí kinh phí phục vụ việc thực hiện kế hoạch này trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh đến năm 2010 trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê chuẩn:

3. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện thị xây dựng Kế hoạch áp dụng HTQLCL theo ISO và tổ chức thực hiện; đƣa nội dung áp dụng HTQLCL theo ISO vào hoạt động thƣờng xuyên hàng năm của cơ quan mình và chú ý thực hiện một số nội dung sau:

a) Thủ trƣởng các cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo triển khai kế hoạch áp dụng HTQLCL theo ISO của cơ quan khi đƣợc phê chuẩn;

b) Khuyến khích các cơ quan tự xây dựng và áp dụng HTQLCL theo ISO. Trƣờng hợp không thể tự làm thì có thể hợp đồng với cơ quan tƣ vấn có đủ điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 6 - Quyết định số: 144/2006/QĐ-TTg;

c) Việc đánh giá và cấp chứng nhận phải do tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện nhƣ quy định tại khoản 3, Điều 7 - Quyết định số: 144/2006/QĐ-TTg.

D. Kinh phí

1. Chi phí theo quy định về chi tiêu tài chính hiện hành, bao gồm: a) Tăng cƣờng cơ sở vật chất, đào tạo, đào tạo lại phù hợp với yêu cầu;

b) Thuê tƣ vấn thực hiện việc xây dựng và áp dụng HTQLCL theo ISO c) Đánh giá, cấp giấy chứng nhận HTQLCL theo ISO;

d) Đánh giá định kỳ;

đ) Duy trì và cải tiến HTQLCL theo ISO.

42

- Chi từ nguồn Kinh phí sự nghiệp khoa học và kinh phí chi thƣờng xuyên hàng năm thuộc ngân sách nhà nƣớc của tỉnh Hà Nam.

- Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hƣớng dẫn và đôn đốc thực hiện./.”

PHỤ LỤC

Danh sách cơ quan và thời gian áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng (Bảng 3)

STT Tên cơ quan Thời gian xây dựng và áp dụng Kinh phí (Triệu đồng) Ghi chú Năm 2006 787 1 Văn phòng UBND tỉnh 2006- 2007 247 2 Sở Khoa học và Công nghệ 2006- 2007 265 3 Sở Tài nguyên và MT 2006- 2007 275 Năm 2007 330

4 Sở Công Nghiệp 2007 30 (Chi phí chứng nhận) 5 Sở Kế hoạch và đầu tƣ 2007 100

6 Sở Tài chính 2007 100

7 Sở Giao thông vận tải 2007 100

Năm 2008 800 8 Sở Tƣ pháp 2008 100 9 Sở Y tế 2008 100 10 Sở Nông nghiệp và PTNT 2008 100 11 Sở Lao động và TBXH 2008 100 12 Sở Xây dựng 2008 100

13 Sở Bƣu chính Viễn thông 2008 100 14 Thanh tra Tỉnh 2008 100 15 UBND Kim Bảng 2008 100

43

STT Tên cơ quan Thời gian xây dựng và áp dụng

Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chú

16 Sở Nội vụ 2009 100

17 Sở Thƣơng mại và Du lịch 2009 100 18 Sở Giáo dục và đào tạo 2009 100 19 Sở Thể dục thể thao 2009 100

Năm 2010 600

20 Uỷ ban DS gia đình và TE 2010 100 21 UBND thị xã Phủ Lý 2010 100 22 UBND Lý Nhân 2010 100 23 UBND Thanh Liêm 2010 100 24 UBND Bình Lục 2010 100 25 UBND Duy Tiên 2010 100

Một phần của tài liệu Đánh giá những hạn chế về mặt công nghệ, hoạt động quản lý nhà nước theo bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 2000 ở Hà Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)