2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
3.3.2.1. Số lượng các dự án bồi thường phân theo nhóm
Qua nghiên cứu thực tế, trong tổng số 217 dự án đã thực hiện trên địa bàn thành phố trong giai đoạn từ năm 2008-2010, số lượng các dự án do Nhà nước thực hiện thu hồi đất bồi thường hỗ trợ GPMB là 95 dự án (chiếm tỷ lệ 44%), số dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện công tác thu hồi, bồi thường hỗ trợ GPMB (Dự án do doanh nghiệp tự thỏa thuận bồi thường) là 122 dự án (chiếm tỷ lệ 56%). Kết quả thống kê phân loại nhóm các dự án bồi thường theo hai hình thức được trình bày qua đồ thị 3.3:
Đồ thị 3.3. So sánh số lượng và diện tích giữa hai nhóm dự án Nhận xét: Qua đồ thị số 3.3 cho thấy:
27 31 38 43 30 48 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2008 2009 2010 Nhà nước Thỏa thuận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Số lượng các dự án do doanh nghiệp (chủ đầu tư) tự thỏa thuận với các hộ dân chiếm tỷ lệ lớn hơn so với số lượng các dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư, điều đó thể hiện rõ hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên hiện nay đối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Thu hút được sự đầu tư của doanh nghiệp cũng có nghĩa là giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, kinh tế xã hội của người dân cũng như bộ mặt đô thị của thành phố (tạo công ăn việc làm cho người dân với mức thu nhập ổn định, hạ tầng cơ sở được đầu tư...). Bên cạnh đó, do có cơ chế thỏa thuận về giá bồi thường nên nhóm các dự án thuộc nhóm đất được thỏa thuận thường có giá cao hơn nên tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh hơn.
Tuy nhiên cũng do cơ chế thỏa thuận về giá bồi thường nên giá đất cùng loại trên địa bàn thành phố vào cùng thời điểm lại có các mức giá khác nhau, do vậy dẫn đến thắc mắc trong người dân.
Để đánh giá được những tồn tại trong cơ chế tính giá đất cho bồi thường tại Thái Nguyên, chúng tôi đã lựa chọn hai dự án có cùng thời điểm phê duyệt dự án, cùng tại thành phố Thái Nguyên để đánh giá so sánh.