2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
* Về công tác xây dựng cơ bản:
Năm 2010 thành phố đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng; Tổng giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành là 258,01 tỷ đồng hoàn thành 135,8% kế hoạch. Đã có 22/32 công trình hoàn thành và hoàn thành các hạng mục chính đưa vào sử dụng, có 52/55 công trình mới tiến hành khởi công xây dựng (trong đó 25 công trình xây dựng đã hoàn thành).
Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đạt 66,940 tỷ đồng đạt 250,2% kế hoạch so với tổng kế hoạch. Đã có 21/33 công trình hoàn thành và hoàn thành các hạng mục chính đưa vào sử dụng,
7/7 công trình mới đang triển khai thực hiện.
* Về giao thông:
Thành phố Thái Nguyên có hệ thống đường giao thông tương đối tốt. Các trục đường chính là đường trải nhựa rộng, có dải phân cách. Mạng lưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
giao thông bao gồm cả đường sắt và đường bộ. Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ được phân bố đồng đều giữa các phường. Hầu hết được đổ bê tông, thuận lợi cho việc đi lại, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và điều kiện sản xuất của người dân.
* Về thủy lợi:
Thành phố Thái Nguyên đang trên đà phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng khá đồng bộ. Trên địa bàn có con sông Cầu lớn chảy qua, ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ trải trên địa bàn nhưng ít khi để tình trạng ngập, úng nước trong mùa mưa. Hệ thống thoát nước được bố trí khá hoàn thiện vì vậy thuận lợi cho việc tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố thuận lợi cho việc đi lại và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.
* Đánh giá chung về thực trạng phát triển của Thành phố
* Mặt mạnh
Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của Thành phố Thái Nguyên là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Với đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, có Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B và Quốc lộ 37 đi qua và hiện nay đang thi công đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác. Với vị trí gần thủ đô Hà Nội, thành phố có nhiều điều kiện trở thành đô thị vệ tinh cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đây là lợi thế lớn cho quá trình phát triển của thành phố Thái Nguyên.
Thành phố Thái Nguyên có một số danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hoá và di tích lịch sử (đền thờ Đội Cấn, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, chùa Đán, hồ núi Cốc, vùng chè Tân Cương..) góp phần thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của Thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước. Thành phố Thái Nguyên còn là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh, nhiều các trường Đại học, Cao đẳng của Trung ương đóng trên địa bàn của tỉnh là lợi thế lớn so với các địa phương lân cận.
Vai trò trung tâm của Thành phố đối với tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc được khẳng định qua thực tiễn phát triển và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp lý. Đây là cơ hội lớn cho việc phát triển Thành phố trong tương lai.
Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị cũng được chú ý đầu tư, nâng cấp cải tạo thêm điều kiện sống cho nhân dân thành phố. Tất cả các tuyến đường nội thành đã được nhựa hóa, xây dựng đồng bộ với cống thoát nước và chiếu sáng; lưới điện được cải tạo và nâng cấp; hệ thống cấp nước sạch đã phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng. Diện tích cây xanh, thảm cỏ ngày càng được mở rộng và đang phát huy hiệu quả. Nhìn chung, sau 8 năm trở thành đô thị loại II, bộ mặt đô thị Thành phố đã thay đổi rõ nét và dần hình thành vóc dáng một đô thị mang bản sắc riêng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
* Một số tồn tại
Tốc độ đô thị hóa nhanh, công tác chuẩn bị hạ tầng đô thị chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; khu đô thị cũ tập trung đông dân cư, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thời gian qua, việc quy hoạch xây dựng một số khu dân cư mới, các khu tái định cư còn chưa hợp lý, đã làm ảnh hưởng quá trình phát triển chung của đô thị.
Việc xây dựng quỹ nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhưng chưa có phương án huy động vốn đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các khu công nghiệp tập trung đã và đang được đầu tư, đang đưa vào sản xuất nhưng chưa được đầu tư đồng bộ. Ngoài khu công nghiệp gang thép, chưa có được những khu có quy mô lớn, có vốn đầu tư với nước ngoài để phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng; một số cụm công nghiệp hiện nay xen kẽ trong khu dân cư.
Do thiếu vốn đầu tư nên việc GPMB không đáp ứng kịp thời cho việc thi công các dự án trên địa bàn thành phố, dẫn đến vừa đền bù GPMB vừa thi công làm cho công tác định giá và thực thi công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn phức tạp.
3.2. SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ GPMB CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
3.2.1. Sơ lược về công tác quản lý đất đai tại thành phố Thái Nguyên
3.2.1.1. Tình hình sử dụng đất đai
Kết quả thống kê đất đai qua các năm từ 2006 đến năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của toàn Thành phố Thái Nguyên năm 2006, 2007 là 17.707.52 ha, năm 2010 là 18630.56 ha. Diện tích tự nhiên tăng lên là do ghép thêm hai xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn. Trong đó có 3 nhóm đất chính là: Đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Loại đất chủ yếu trên địa bàn là đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu các loại đất. Diện tích của các loại đất thay đổi qua các năm, theo hướng giảm đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó đất ở và đất chuyên dùng tăng nhiều nhất.
Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 18630,56 ha nhưng dân số đông và phân bố không đồng đều, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 1,466 người/km2. Tại những cụm trung tâm của thành phố thì mật độ dân số cao hơn. Hiện nay, đất nông nghiệp chiếm 65,84% trong tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 32,17%, trong đó có 1553,22 ha là đất ở (chiếm 8,34%), như vậy, đất phi nông nghiệp chủ yếu được sử dụng vào mục đích để ở, xây dựng các công trình chuyên dùng và các loại đất phi nông nghiệp khác. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất qua các năm Đơn vị tính: (ha) STT Mục đích sử dụng Mã Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích tự nhiên 17707.52 17707.52 18630.56 18630.56 18630.56 1 Đất nông nghiệp NNP 11654.83 11596.51 12377.88 12381.41 12182.96 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8349.19 8303.8 9040.34 9048.64 8946.63 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4597.83 4548.98 5076.57 5059.44 4942.77 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3751.36 3754.82 3963.77 3989.2 4003.86
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2996.85 2987.92 3027.13 3023.77 2904.03
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2010.94 2002.01 2039.32 2035.96 1919.21 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 985.91 985.91 987.81 987.81 984.82 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 296.7 292.7 297.5 296.09 328.89 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 12.09 12.09 12.91 12.91 3.41
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5693.43 5765.63 6184.36 6213.57 6077.72
2.1 Đất ở OTC 1448.13 1476.65 1592.85 1533.52 1557.30
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 401.36 402.56 508.97 510.76 556.21 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1046.77 1074.09 1083.88 1086.09 1001.09
2.2 Đất chuyên dùng CDG 3409.29 3433.59 3619.67 3648.38 3207.32
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 92.32 92.04 91.61 91.85 86.53 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 219.68 218.96 244.35 244.35 259.18
2.2.3 Đất an ninh CAN 8.17 8.17 16.28
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 450.44 465.85 503.9 514.42 502.44 2.2.5 Đất mục đích công cộng CCC 2646.85 2656.74 2771.64 2789.59 2342.89
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 9.34 9.75 9.92 10.26 13.71
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa
địa NTD 85.01 103.91 110.62 106.78 150.80 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 739.68 739.75 849.33 849.33 1145.29 2.6 Đất PNN khác PNK 1.98 1.98 1.97 1.97 3.30 3 Đất chưa sử dụng CSD 359.26 345.38 408.24 375.5 369.88 3.1 Đất bằng chưa sd BCS 214.77 200.91 247.02 246.92 281.65
3.2 Đất đồi núi chưa sd DCS 143.85 143.8
3 160.58 127.94 87.59 3.3 Núi đá không có rừng NCS 0.64 0.64 0.64 0.64 0.64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhóm đất nông nghiệp chiếm phần lớn 12182,96 ha, nhưng phân bố chủ
yếu ở các xã nằm gần trung tâm Thành phố. Còn lại là đất chưa sử dụng chiếm 1,99%. Tỷ lệ một số loại đất chính của thành phố Thái Nguyên năm 2010 được trình bày qua đồ thị 3.2:
1,99
32.62 %
65.39 %
Đất nông nghiệp Phi nông nghiệp Chưa sử dụng
Đồ thị 3.2. Tỷ lệ một số loại đất chính của thành phố Thái Nguyên
Số liệu đồ thị 3.2. cho thấy, diện tích đất nông nghiệp trên toàn thành phố vẫn chiếm tới 65,39%. Trong những năm tới do tốc độ đô thị hóa của thành phố tỷ lệ đất nông nghiệp sẽ giảm xuống dành quỹ đất để phát triển các phân khu chức năng.
3.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai
a) Công tác quy hoạch, kế hoạch
Thành phố thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có các giải pháp đồng bộ huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án đã có trong kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thực hiện việc công bố, công khai qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo qui định của pháp luật cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp kịp thời, đúng tiến độ và quy định của nhà nước góp phần thực hiện chủ trương cải cách hành chính để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cương quyết xử lý đối với những đối tượng sử dụng vi phạm pháp Luật Đất đai và đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất cho thành phố Thái Nguyên.
Trong 5 năm thành phố đã lập kế hoạch sử dụng đất trình HĐND thành phố thông qua và trình UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích 963,05 ha và tổ chức thực hiện được 587,79 ha (đạt 61,0% kế hoạch)
b) Công tác trích đo bản đồ địa chính
-Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị phường, xã đã được đo đạc bản đồ địa chính
- Hàng năm các phường, xã của thành phố Thái Nguyên đã được đo đạc chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên, Trong 5 năm từ 2006 đến 2010 đã thực hiện đo đạc chỉnh lý hồ sơ địa chính với diện tích trên 100 ha; chỉnh lý bản đồ địa chính cho 6 phường, xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Hiện nay thành phố đã chỉ đạo thực hiện đề án Chồng ghép Bản đồ Qui hoạch lên bản đồ Địa chính nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao hơn.
c) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất
Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là: 18630,56 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 12182,96 ha chiếm 65,39%, đất phi nông nghiệp là 6077,72 ha chiếm 32,62%, đất chưa sử dụng là 369,88 ha chiếm 1,99%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổng số hộ sử dụng đất theo thống kê là: 57.264 hộ, Tính đến nay, đã cấp được cho 56.233 hộ, đạt tỷ lệ 98,2%.
Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu vẫn còn lại 1031 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất. Nguyên nhân là do các hộ sử dụng đất có nguồn gốc không rõ ràng; hoặc chưa kê khai; đất sử dụng sai mục đích, có tranh chấp… cụ thể như: Khu sân bay thuộc xã Đồng Bẩm gồm 246 hộ các hộ đã sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do nằm trong khu sân bay Đồng Bẩm; 154 hộ khu tập thể 5 tầng.
Hiện nay, để triển khai thực hiện Nghị định số 88/NĐ-CP thành phố đã chỉ đạo ban hành đề án một cửa liên thông để giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố. Tính đến hết năm 2010, UBND thành phố đã cấp đổi xong cho: 6.506 hộ. Tỷ lệ cấp đổi đạt 93,58 %. Số hộ còn lại chưa được cấp đổi là 446 hộ.
Nguyên nhân là do: Đất tranh chấp, đo bao nhiều thửa đất nông nghiệp, chưa xác định rõ ranh giới, không nhất trí với diện tích theo bản đồ địa chính, sai lệch hồ sơ với thực tế quản lý sử dụng...
d) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Công tác giao đất, cho thuê đất được UBND thành phố Thái Nguyên tập trung chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.Trong 3 năm gần đây, thành phố đã trình UBND tỉnh Quyết định giao đất, thu hồi đất với diện tích đất 52,65 ha để thực hiện 80 dự án trong đó có các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cụ thể: Dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 37; Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên; Dự án xây dựng trụ sở Đoàn ca múa dân gian Việt Bắc; Dự án Đại học Thái Nguyên; Dự án đường Bắc Sơn; Dự án đường Phủ Liễn… và các dự án xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
dựng khu dân cư góp phần thúc đẩy việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên đề ra.
Thành phố Thái Nguyên còn tập trung chỉ đạo để thực hiện công tác giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện qui hoạch các khu dân cư và thực hiện chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất tỉnh giao. Năm 2007 đã thu tiền sử dụng đất đạt:126.939,8 triệu đồng; năm 2008 thu đạt: 99.043,6 triệu đồng; năm 2009 đạt 156.739,8 triệu đồng. Nhờ công tác thu ngân hàng năm đã đáp ứng nhu cầu chi cho phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố. đ) Công tác định giá đất
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai và đặc biệt phục vụ cho công tác bồi thường, GPMB cho các dự án, và để đấu giá QSD đất. Vì vậy, UBND thành phố Thái Nguyên đã thường xuyên tập trung chỉ đạo, kịp thời trình UBND tỉnh phê duyệt giá đất để thực hiện các nội dung nêu trên. Về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
e) Công tác chuyển quyền sử dụng đất
Thành phố đã ban hành qui trình giải quyết thủ tục chuyển quyền sử